Về An Giang khám phá thủ phủ mắm của miền Tây Nam Bộ
Một trong những nơi được nhiều du khách tìm đến vào mỗi buổi sáng khi đến An Giang chính là chợ Châu Đốc.
Chợ Châu Đốc nằm ngay trung tâm thành phố, là nơi tập kết các mặt hàng đặc sản hấp dẫn nhất khu vực như: mắm, trái cây, rau củ quả và tất tần tật các món ăn địa phương được chế biến ngay tại chỗ.
Ngoài tên gọi chợ Mắm, chợ Châu Đốc còn có nhiều biệt danh khác nhau “Thiên đường của các loại mắm”, “ Thế giới mắm”, “Vương quốc của mắm”, “ Thủ phủ mắm”… Tất cả những biệt danh này đều cho thấy sự phong phú các mặt hàng mắm tại đây mặc dù trên thực tế, chợ Châu Đốc không phải chỉ bán mỗi mắm.
Được xem là chợ đầu mối về mắm và các loại khô của miền Tây Nam Bộ, các loại mắm, khô ở chợ mắm Châu Đốc – An Giang đều có giá rẻ hơn mua tại các vùng khác. Ảnh: TQ
Ở chợ mắm Châu Đốc, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những loại mắm đã nổi tiếng từ rất lâu của miền Tây như mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm cá lóc, ba khía, mắm cá mè… Những loại mắm khác như mắm Thái, mắm trèn, mắm chốt… cũng được bày bán phổ biến trong chợ.
Rất nhiều loại mắm trong chợ Châu Đốc được làm từ các loại hải sản đánh bắt từ sông Tiền, sông Hậu hoặc nuôi trong các làng bè của ngã ba sông Hậu.
Đi chợ Châu Đốc, đứng cách xa hàng trăm mét, bạn đã ngửi thấy mùi đặc trưng phát ra từ những sạp hàng ở khu chợ mắm. Ảnh: TQ
Là người con trong gia đình có 6 anh chị em, anh Phan Thanh Hải (phường châu phú B, TP Châu Đốc, An Giang) cùng 3 người anh chị em tiếp nối nghề làm mắm của ba mẹ là vợ chồng bà giáo Thắm. Theo lời kể của anh Thanh Hải, ngày anh còn nhỏ, mẹ anh làm nghề dạy học trong làng. Vì thế, mọi người gọi mẹ anh là bà giáo Thắm.
Chợ Châu Đốc còn có một tên khác, người dân địa phương quen dùng, là chợ Mắm. Ảnh: TQ
Video đang HOT
Tuy nhiên, do nhà đông con, ba mẹ anh phải tìm nghề khác để có thu nhập nuôi gia đình. Ngày đó, ở Châu Đốc, cá ở sông nhiều, mọi người thường bắt cá về để chế biến, cá bự làm khô, cá nhỏ làm mắm rồi sau đó đem ra chợ bán, thấy bán được, phát triển thành sạp hàng. Cũng từ đó, ba mẹ anh chuyển sang làm mắm là nghề chính.
Trao đổi với Lao Động, anh Hải cho hay, bà giáo Thắm bắt đầu làm mắm từ khoảng năm 30 tuổi, đến nay đã làm được 40 năm. Để làm ra được những mẻ mắm ngon, bí quyết đầu tiên là cá phải muối mặn, tiếp đó lấy ra rửa sạch, trộn cá với thính rồi ủ lại.
Thông thường, các tiểu thương mở hàng từ rất sớm, khoảng độ 5h00 – 5h30 là đã diễn ra hoạt động buôn bán, trao đổi. Ảnh: TQ
Khoảng 5 tháng sau đem ra rửa lại. Anh Hải cho biết, trong quá trình làm mắm, công đoạn khó khăn nhất là đem cá về đánh vẩy, làm sạch. Bởi con cá có sạch thì mắm mới ngon.
Trong những ngày lễ, ngày hội, khách du lịch đến mua nhiều, thậm chí những ngày Thứ bảy, Chủ Nhật cũng bán được vài trăm ký. Không chỉ riêng cơ sở của anh Hải, bà con nơi đây, ai cũng làm ăn khấm khá.
Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ
Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc...
Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S.
Theo đo đạc, sông Tiền có tổng chiều dài hơn 234 km. Tại nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, dòng sông này được tách làm ba nhánh lớn: sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông và sông Mỹ Tho.
Trong nhiều thế kỷ qua, cuộc sống của hàng triệu gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long đã gắn liền với sông Tiền. Đây chính là nguồn nước đã góp phần vun đắp cho lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Nam Bộ.
Được bồi đắp bởi lượng phù sa dồi dào, dải đất hai bên bờ sông cùng các cồn nổi trên sông có đất đai màu mỡ, tạo nên những vựa trái cây trù phú với đủ các loại cây đặc sản của phương Nam như măng cụt, xầu riêng, xoài, chôm chôm...
Dòng sông cũng cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, là tuyến đường giao thương trọng yếu, hay không gian lao động - sản xuất của hàng vạn hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Đời sống gắn với sông nước ở nơi đây đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, được thể hiện cô đọng qua chợ nổi Cài Bè, một trong các khu chợ nổi có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp ở đoạn sông nơi giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Trong tâm thức người Nam Bộ, sông Tiền cũng gắn với cảnh đẹp khiến lòng người xao xuyến, được khắc ghi vào những câu ca dao như "Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang / Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu"; "Tiền Giang cảnh trí mĩ miều/ Ta thương ta nhớ ta liều ta đi".
Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Trên khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, vào đêm 19 rạng 20/1/1785, chỉ trong nửa ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã dùng chiến thuật phục kích để đánh tan lực lượng quân Xiêm đông gấp đôi, bảo vệ được chủ quyền của người Việt tại vùng Nam Bộ.
Như một sự tôn vinh dòng sông huyền thoại, một tỉnh mà sông Tiền chảy qua đã mang tên của dòng sông này, đó là tỉnh Tiền Giang.
Cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, điện mạo của sống Tiền cũng có những sự đổi thay theo thời gian. Các đô thị bên sông ngày càng trở nên sầm uất, và nhiều cây cầu bắc qua sông đã được xây dựng, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, sông Tiền cũng tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với đời sống miệt vườn sông nước, đem lại trải nghiệm khó quên cho du khách đến từ phương xa.
Khám phá nét đặc sắc riêng của 5 chợ nổi nức tiếng miền Tây Những đặc trưng nổi bật giúp các khu chợ nổi miền Tây thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Chợ nổi được xem là "linh hồn" của vùng miền Tây Nam Bộ. Nơi đây hấp dẫn du khách không chỉ vì nét đẹp sông nước hữu tình, mà còn bởi những trải nghiệm buôn bán, ăn uống trên ghe xuồng nhộn nhịp,...