Về An Giang khám phá nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở Châu Phong
Khi đến thăm làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, du khách không chỉ được khám phá các công trình kiến trúc độc đáo, thưởng thức ẩm thực đặc trưng, mà còn có cơ hội tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống lâu đời của đồng bào nơi đây.
Theo Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang, tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, cộng đồng người Chăm chủ yếu tập trung sinh sống tại ba ấp Phũm Xoài, Châu Giang và Hòa Long với khoảng 4.500 nhân khẩu và đều theo đạo Hồi giáo Islam. Ảnh: Bảo Ân
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong đã ra đời từ rất sớm, phát triển qua nhiều thế hệ. Được biết, nghề này bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 19. Ảnh: Bảo Ân
Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là một phương tiện mưu sinh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm nơi đây. Ảnh: Bảo Ân
Video đang HOT
Trước đây, hầu như mỗi gia đình Chăm đều sở hữu một khung dệt, và nghề dệt trở thành kỹ năng mà bất kỳ phụ nữ Chăm nào cũng thành thạo. Từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ đã được học những kỹ thuật dệt cơ bản, và trong thời kỳ hưng thịnh, hàng trăm hộ gia đình tại đây tham gia vào nghề này. Ảnh: Bảo Ân
Các sản phẩm thổ cẩm của người Chăm được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ trang phục của phụ nữ như váy, áo, khăn đội đầu, đến xà rông của nam giới… Ảnh: Bảo Ân
Sản phẩm dệt được trang trí bằng nhiều hoa văn và họa tiết tinh xảo như sóng nước, vân mây, ô vuông, kẻ sọc, bông dâu… Đặc biệt, kỹ thuật dệt tay tỉ mỉ, sử dụng sợi tơ nhuộm bằng nguyên liệu tự nhiên đã tạo nên màu sắc tươi sáng và bền đẹp cho sản phẩm. Ảnh: Bảo Ân
Các sản phẩm quà lưu niệm. Ảnh: Bảo Ân
Năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Bảo Ân
Khám phá Thiên Cấm Sơn (An Giang) huyền bí
Nói đến Thất Sơn (tỉnh An Giang) hùng vĩ nhiều du khách nghĩ đến Thiên Cấm Sơn, thường gọi Núi Cấm.
Nơi đó, có chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn và đặc biệt là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kỷ lục Guinness Việt Nam; là nơi có nhiều động, điện huyền bí. Khu du lịch Núi Cấm đã được Hiệp hội Du lịch BSCL bình chọn "Điểm du lịch tiêu biểu BSCL". Hàng năm, có khoảng 1 triệu du khách đến tham quan, khám phá Khu du lịch Núi Cấm.
Nhiều du khách chụp ảnh với tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm
Thiên Cấm Sơn có tên gọi dân dã là Núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn - Bảy Núi mà người dân còn gọi vui là "nóc nhà" BSCL, vì nơi đây cao nhất BSCL. Tên gọi Thiên Cấm Sơn có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người cho rằng do khi xưa chúa Nguyễn Ánh tránh quân Tây Sơn truy đuổi nên lên đây và ra lệnh cấm không cho bất cứ người lạ nào lên núi. Tuy nhiên, xa xưa hơn nữa tên Núi Cấm đã xuất hiện, vì nơi đây ít ai dám đến bởi núi non hiểm trở, âm u, nhiều thú dữ cùng với những câu chuyện về các nhân vật siêu hình ngự trị trên các đỉnh núi.
Chuyện hư thực Núi Cấm xưa kia không biết thế nào nhưng ngày nay mọi người biết Núi Cấm cao 716m, dài khoảng 7.500m, ngang độ 6.800m, tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ vồ Bồ Hong, đỉnh cao nhất của Núi Cấm nhìn xuống khu vực chùa Phật Lớn như một lòng chảo khổng lồ được bao quanh bởi các núi chập chùng gọi là vồ ầu, vồ Pháo Binh, vồ Bà, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Sân Tiên, vồ Thiên Tuế...
Núi Cấm bây giờ không còn hoang vu như xưa kia nữa mà đã được đầu tư mở đường cho du khách lên đỉnh hành hương, tham quan chiêm bái chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và chụp ảnh lưu niệm với tượng Phật Di Lặc, hay khám phá hồ Thủy Liêm... Du khách có thể trải nghiệm khám phá các động, điện, tắm suối, leo núi. Núi Cấm vừa có danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, vừa là nơi tính ngưỡng tâm linh; cùng những đặc sản núi rừng như bánh xèo nhưn măng tre núi ăn cùng rau rừng, cua, ốc... với hương vị đậm đà khó nơi nào có được.
Ông Guillaume Van Grinsyen, chuyên gia cao cấp của Tổ chức hỗ trợ quốc tế Hà Lan - PUM, đã có nhiều nghiên cứu về du lịch An Giang, cho rằng có 4 sản phẩm cốt lõi tiềm năng mang tầm quốc gia hoặc quốc tế để phát triển du lịch An Giang, là: Châu ốc với quần thể chùa ở Núi Sam; giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời của Núi Cấm; khu di tích văn hóa Óc Eo và cuối cùng là rừng tràm Trà Sư. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang, ông Guillaume Van Grinsyen đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phát triển Núi Cấm thành "Công viên tôn giáo quốc tế" để hình thành một điểm đến quốc tế của An Giang. "Chánh niệm (Mindfulness) - sự an yên về tâm trí, là một khái niệm đang rất phổ biến toàn cầu. ó là một khái niệm Phật giáo nhưng rất ít người biết được điều này bắt nguồn từ Việt Nam. Hàng năm, hàng trăm ngàn khách từ phương Tây và khách du lịch khắp ông Nam Á, tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí và xem Chánh niệm là một phương pháp rèn luyện quan trọng. Hiện nay, khách dành phần lớn thời gian ở Ấn ộ hoặc Thái Lan, Campuchia là điểm đến của cộng đồng tôn giáo, thiền viện. Họ di chuyển từ Campuchia đến TP Hồ Chí Minh, ngang qua An Giang mà không dừng lại. ây là cơ hội để kết hợp truyền thống với những giá trị tôn giáo từ hàng thế kỷ nay cùng khái niệm bình yên của người Việt, đó là Chánh niệm", ông Guillaume Van Grinsyen chia sẻ.
Chuyện Núi Cấm trở thành "Công viên tôn giáo quốc tế" không biết khi nào nhưng bây giờ Núi Cấm đã là điểm đến trọng điểm của du lịch An Giang. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để tạo nên các khu vui chơi giải trí cáp treo, hồ tạo sóng, công viên nước, nhà hàng, khách sạn... phục vụ du khách. Du khách có thể đi cáp treo lên đỉnh Núi Cấm để tận mắt cảm nhận được rừng núi Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí. Hay có thể tìm cảm giác leo núi bằng "xe ôm" len lỏi qua núi rừng lên đỉnh Núi Cấm để ngắm nhìn Phật Di Lặc. Từ trên đỉnh Núi Cấm đưa tầm mắt nhìn xuống những cánh đồng lúa chín như bức tranh đồng quê tuyệt đẹp...
Theo chân Hiệp hội Du lịch BSCL đến khảo sát Khu du lịch Núi Cấm để tái công nhận "iểm du lịch tiêu biểu BSCL năm 2022", ông Ngô Hồng Phúc, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm, phấn khởi cho biết: "Hiện nay, có 2 doanh nghiệp đầu tư khai thác Khu du lịch Núi Cấm là Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang và Công ty Cổ phần Du lịch An Giang. Hàng ngày, cáp treo Núi Cấm đón 1.000 - 2.000 lượt khách đi cáp treo tham quan Núi Cấm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Khu du lịch Núi Cấm đón trên 550.000 lượt khách tham quan, du lịch, cao hơn gấp đôi năm 2021. Khu du lịch Núi Cấm đã khoác "chiếc áo mới" với đường giao thông rộng mở, các khu vui chơi đã đầu tư bài bản, cảnh quan được chăm chút hơn". Ông Ngô Hồng Phúc cho biết tương lai Khu du lịch Núi Cấm sẽ tiếp tục được đầu tư để phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo như: du lịch tâm linh, khám phá, nghỉ dưỡng... và là điểm du lịch trọng tâm của tỉnh An Giang.
Sau khi khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch BSCL, cho rằng: "Khu du lịch Núi Cấm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả dịch vụ du lịch. Xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu du khách. Tăng cường hợp tác với các đơn vị trong, ngoài nước và tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch để Khu du lịch Núi Cấm được nhiều du khách biết đến và đến tham quan, khám phá, trải nghiệm".
Khám phá mùa 'suối hát' ở Thiên Cấm Sơn Mỗi năm khi mùa mưa đến, những con suối ở Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, TX Tịnh Biên, An Giang) mang đến trải nghiệm đặc biệt thú vị cho du khách gần xa. Tháng 7 âm lịch, trời mưa già, những con suối ở Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, ở xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cũng "thức giấc", mang...