Về An Giang ghé thăm 7 núi Thất Sơn
An Giang vùng 7 núi với những thăng trầm của lịch sử và với huyền thoại về Thất Sơn. aFamily sẽ cùng bạn khám phá về những bí ẩn của vùng đất anh hùng này!
Bạn đã bao giờ nghe qua cái tên 7 núi, hay còn gọi là Thất Sơn chưa? Vùng đất An Giang quê tôi lạ lắm, đã từ bao đời nay người ta vẫn còn thắc mắc sao lại có đến 37 ngọn núi ở giữa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng biết rằng ở những nơi có núi, trước kia đều là vùng biển, trải qua bao thời gian biến đổi đã tạo nên những ngọn núi hùng vĩ.
Ấy thế mà An Giang quê tôi, không phải là vùng biển mà vẫn có núi, và có đến 37 ngọn núi hùng vĩ không thua bất cứ nơi đâu. Nhưng đẹp nhất và nổi bật nhất phải kể đến 7 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Chính vì thế mà người ta đã gọi vùng này là vùng Thất Sơn – 7 núi.
Núi Cấm, một trong những ngọn núi đẹp nhất và cao nhất của dãy Thất Sơn huyền thoại có độ cao 705m. Đường lên đỉnh núi với nhiều khúc cua khá đẹp mắt, khung cảnh dọc đường lên núi không khác gì bồng lai tiên cảnh trần gian.
Ở giữa ngọn núi, còn có một ngôi chùa mang tên Vạn Linh. Quần thể chùa gồm một ngôi chánh điện thờ Phật Thích Ca, một ngọn tháp hình lục giác 7 tầng cao 30m, bên trong có thờ nhiều vị Phật. Không những vậy, nơi đây còn có một khu vườn rộng với những chậu kiểng được chăm chút công phu, những giò phong lan quý hiếm, những cây tùng, cây bách vươn cao…
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm cũng là tượng lớn nhất Việt Nam, có chiều cao 36m, nặng 600 tấn.
Núi Két (Anh Vũ Sơn)
Gọi là núi Két vì hình dáng lạ mắt của khối đá trên đỉnh núi, khối đá kỳ lạ ấy tựa như đầu và mỏ chim két. Mặc dù Núi Két ở độ cao 225m, nhưng con đường lên núi có nhiều đốc thẳng, chinh phục nhiều bậc thang bằng đá, vượt qua nhiều đoạn chênh vênh. Sau lưng Mõn ông két là điện thờ chư vị Năm Non Bảy Núi, và những người đã có công khai khẩn vùng Thất Sơn thiêng liêng này.
Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hổ Sơn)
Sở dĩ núi có cái tên kỳ lạ đến vậy là do trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước. Núi này tuy hiểm trở, nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm.
Video đang HOT
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
Ngọn núi này là một trong những ngọn núi có cấu tạo địa chất đặc biệt nhất nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như mộ tổ ong vĩ đại, rất kiên cố và vững chắc. Ngọn núi này còn nổi tiếng với đồi Tưc Dụp, từng được mệnh danh là ngọn đồi “Hai triệu đô la” do số bom đạn mà Mỹ đã dội xuống nơi này quyết để san bằng cả ngọn đồi ước tính lên đến 2 triệu đô la.
Ngoài ra, ở sườn núi phía đông của khu vực này còn có một hồ nước với vẻ đẹp hoang sơ, nước lúc nào cũng xanh biếc và phẳng lặng.
Hồ Soài So
Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
Nhìn từ xa xa, ngọn núi này trông như hình con voi nên người dân nơi đây đã đặt cho nó cái tên là núi Tượng. Cũng chín ngọn núi này là nơi đã chứng kiến cuộc thảm sát tàn bạo của Pôn Pốt đối với người dân nơi đây.
Núi Nước ( Thủy Đài Sơn)
Đây cũng là ngọn núi nhỏ nhất trong dãy Thất Sơn. Người xưa đã kể lại rằng, trước kia vùng này chưa có đê bao ngăn lũ về, nên mỗi khi mùa nước nổi, cả một vùng sẽ ngập trong biển nước mênh mông, đỏ một màu phù sa, và ngọn núi này sẽ nằm giữa biển nước, vì thế người ta mới gọi nơi này là núi Nước.
Núi Dài (Ngọa Long Sơn)
Gọi là núi Dài vì dãy núi này chính là dãy núi dài nhất trong Thất Sơn, độ dài đến 8000m. Vì có địa hình khá hiểm trở và dốc, nên ngọn núi này xưa kia từng là căn cứ bí mật của quân và dân An Giang trong những năm kháng chiến. Ngay nay, trên ngọn núi này vẫn còn lưu giữ lại những vết tích của chiến tranh xưa kia, du khách đến tham quan có thể ghé thăm Ô Tà Sóc (có nghĩa là suối Ông Sóc).
Lễ hội đua bò
Nếu đã đến với An Giang, bạn không nên bỏ qua lễ hội đua bò. Đây là một lễ hội đặc trưng và cùng là nét độc đáo, thú vị của vùng 7 núi – Thất Sơn. Hằng năm, cứ đến dịp lễ “Đôn ta”( vào tháng 10 âm lịch), người dân nơi này lại náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho lễ hôi đua bò mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.
Lễ hội đua bò hằng năm luôn thu hút được đông đảo dân địa phương và cả du khách
Sự trả thù khủng khiếp của rắn độc khổng lồ ở An Giang
Chuyện ăn thịt thú rừng phải trả giá đắt được người xưa thường nhắc nhở, cảnh báo. Trên vùng Bảy Núi xuất hiện nhiều chuyện có thật rất kỳ lạ khiến người ta phải tin vào luật nhân quả.
Tưởng đá quý, hóa ra mắt rắn
Hồi 20 tuổi, bà Mai Thị Nguyệt (cán bộ phụ nữ ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) đã theo chồng về núi Cấm. Ngoài việc làm rẫy, vợ chồng bà Nguyệt vào rừng hái thuốc Nam làm việc thiện. Nghề kiếm thuốc nhiều vất vả, người hái phải leo trèo trên những tảng đá cheo leo. Đáng sợ là gặp thú dữ, rắn rết... Rắn núi Cấm đa phần là rắn độc, cắn một phát có thể làm chết người. Tương truyền rắn nơi đây tu luyện. Ai đi rừng lỡ gặp cứ đứng im và chỉ cần gọi rắn bằng "ông" là bình an vô sự.
Bà Nguyệt kể có lần bà cùng chồng đi hái lá thuốc bên cánh rừng thất Cao Đài thuộc ấp Vồ Bà, thấy có cái hang, bà Nguyệt tò mò đưa mắt nhìn vào thử. Bỗng ánh sáng trong hang lóe bắn ra. "Tôi tưởng mình gặp được đá quý. Định bước vào hang đưa tay moi thử chỗ phát sáng thì chết điếng người khi phát hiện một cặp mắt rắn sáng trưng, đầu con rắn nằm kề sát vách đá, bên trong là một đống đen sì. Tôi cố giữ im lặng để không gây tiếng động nhưng người cứ run bần bật" - bà Nguyệt nhớ lại những gì đã xảy ra. May mắn là con rắn hiền, nằm yên một chỗ. Bà Nguyệt lùi dần ra khỏi miệng hang rồi bỏ chạy. "Chồng tôi nghe báo hiệu có rắn trong hang, bỏ cả cây thuốc, tức tốc kéo tôi chạy về nhà. Năm đó tôi 22 tuổi. Giờ đã 50 tuổi rồi nhưng tôi chỉ gặp rắn lớn duy nhất lần ấy. 28 năm qua tôi không dám bén mảng đến đó và cũng bỏ luôn nghề hái thuốc" - bà Nguyệt cho hay.
Anh Kiếm chỉ cái hốc đá nơi con rắn hổ hèo phun nọc độc vào mắt anh Tùng.
Ăn thịt nưa bị trúng độc
Khoảng năm 1978, một lần có đoàn người đến từ huyện Châu Phú lên hái thuốc Nam trên núi Cấm bỗng hớt hải chạy vào nhà ông Tư Đậu (Nguyễn Văn Đậu ở ấp Rau Tần, xã An Hảo). Đoàn khoảng tám người, mặt mày ai cũng xanh như tàu lá. Họ cho biết vừa gặp rắn khổng lồ. Ông Tư Đậu thuật lại: Sau một ngày vất vả hái thuốc, cả đoàn ngồi nghỉ chân bên cạnh vồ Bồ Hong. Họ lấy dây thuốc ra kê lên một gốc cây chặt thành đoạn ngắn để dễ vận chuyển xuống núi. Vài nhát búa đầu thì dây thuốc đứt ngọt. Chẳng may lưỡi búa chém xuống gốc cây, bỗng máu từ gốc cây chảy ra. Sau đó gốc cây gồng lên, chuyển động. Nhìn kỹ lại thì thấy da rắn phản chiếu từ đám lá ủ. Hóa ra họ đã chặt cây trên thân một con rắn khổng lồ. Cả nhóm quá hãi, bỏ chạy tán loạn.
Ông Nguyễn Trung Huê nhà ở ấp Thiên Tuế, xã An Hảo thì kể câu chuyện xảy ra khoảng 30 năm trước: Một nhóm người Khmer bắt được con nưa ở phía sau chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm nặng 82 kg. Con nưa nuốt con mễn nên bò không nổi. Người dân đi rừng phát hiện, đến khống chế nó. "Cả chục người xúm lại đốn cây rừng, dùng dây cột nẹp con nưa lại, gánh xuống núi rồi xẻ thịt chia cho cả sóc cùng ăn. Đang nhậu nhẹt rình rang thì có người hộc máu lăn ra chết. Hết người này đến người khác. Cuộc vui lập tức dừng lại, tất cả đều bỏ đũa. Cả sóc xúm lại đặt bàn thờ khấn vái thì người chết mới ngưng. Một trong những người tham gia buổi tiệc thịt nưa còn sống sót cho biết có cả thảy năm người chết. Sau hôm đó, hễ gặp rắn hay nưa lớn, dân ở sóc không ai dám bắt.
Ông Huê quả quyết: Chuyện người dân bắt được con nưa nặng 82 kg phía sau chùa Vạn Linh là hoàn toàn có thật, do lúc đó rất đông người chứng kiến. Nhưng chuyện ăn thịt nưa bị vật hộc máu chết thì ông chỉ nghe kể lại chứ ông không tận mắt chứng kiến. Cả đời gắn với núi rừng, ông cũng chỉ bắn chết và thu về chiến lợi phẩm là những con rắn hổ hèo, hổ mây không hơn 30 kg.
Con rắn hổ hèo cái bị làm thịt lớn tương đương với con trăn này.
Lãnh nạn vì khoái thịt rắn
Anh Đinh Văn Phi Vân (tên thường gọi là Kiếm, ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) kể: Khoảng 2 giờ chiều một ngày của năm 2009, anh ra khu vườn nhà mình hái trái su thì gặp rắn. Anh rẽ sang lối khác tránh rắn. Khi cách con rắn khoảng 50 m, anh Kiếm đang bẻ su thì trượt chân té. Anh vừa chống tay đứng lên thì con rắn xuất hiện, ngóc đầu lên cao, phùng mang khè khè định lao tới chỗ anh. Anh Kiếm liền rút nhánh cây quơ quơ cho con rắn chui vào hốc hang đá gần đó. Sau đó anh Kiếm gọi người cùng xóm là anh Nguyễn Thanh Tùng ra bắt rắn (vì biết anh này khoái món rắn hầm măng tre). Lát sau anh Tùng đến cùng với người cháu. Cả nhóm đi đến chỗ con rắn, lấy đá lấp miệng hang.
Họ đưa cây xà beng vào nhấn trúng mình con rắn, ép dính vào vách đá. Con rắn cựa quậy dữ dội nhưng bị nhiều khúc cây khác đè chấn tiếp. Khi anh Tùng cạy được cục đá để lòi đầu con rắn ra, định lấy cây chấn đầu nó để bắt thì bị con rắn há miệng phun nọc độc thẳng vào mắt. Anh Tùng ôm mặt đau nhức dữ dội, đôi mắt sưng phù cực nhanh. Những người còn lại dùng cây đập đầu giết chết con rắn rồi đưa anh Tùng vào nhà anh Kiếm. Vốn sống ở xứ núi (có nhiều rắn độc) hàng chục năm qua, anh Kiếm tìm hái lấy lá thuốc giã nhuyễn đắp vào cặp mắt anh Tùng để rút nọc.
Sau hơn chục phút đắp thuốc, anh Tùng được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu thì các bác sĩ nơi đây cho biết nọc độc đã không còn. Họ rửa thuốc sát trùng ở mắt và cho anh Tùng về.
Anh Tùng mang đầu rắn đến trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) thì được các chuyên gia xác định đó là rắn hổ hèo, thuộc hàng rắn cực độc.
Rắn vào nhà theo dấu... thịt rắn Bà Bùi Thanh Thúy (vợ ông Nguyễn Hữu Tâm ở ấp Thiên Tuế, xã An Hảo) nhớ lại: Khoảng 5 giờ chiều của một ngày tháng 5/2009, một số người đang sửa xe tại một tiệm gần nhà bà phát hiện con rắn bò từ vạt rừng Thiền viện Phật Lớn sang con lộ lên đỉnh núi Cấm. Họ đập chết con rắn, làm thịt, bày tiệc nhậu. Khi làm thịt, người ta thấy có rất nhiều trứng trong bụng nên biết đó là rắn hổ hèo cái, nặng gần 5 kg. Ông Tâm xin một khúc rắn đã làm thịt nặng chừng nửa ký mang về nhà, bảo đứa con đem luộc để hầm đu đủ. Lát sau, cả nhà đang ngồi xem tivi, bỗng bà Thúy phát hiện một đống đen sì trên cái thùng nơi phòng ngủ. Nhìn kỹ thì ra là một con rắn. "Lúc đó vợ chồng tôi và vợ chồng thằng con trai ngồi xem tivi. Thấy con rắn lườm lườm về phía mình, cả nhà hốt hoảng chạy tán loạn ra đường. Chúng tôi thực sự kinh hãi khi chứng kiến hành động kỳ dị của nó" - bà Thúy kể. Con rắn bò từ cái thùng vào bếp, đầu quơ quơ như đánh hơi nồi nấu thịt rắn rồi quay ngược trở lại, bò lên bàn thờ dùng đuôi và đầu vẫy mạnh như giận dữ, quơ đổ toàn bộ lư hương, hình ảnh trên bàn thờ văng xuống đất. "Lúc đó con tôi chạy đi cầu cứu người đến bắt nhưng ai cũng đứng ngoài đường nhìn vào, không dám bước vào vì thấy cảnh tượng rất kỳ lạ. Con rắn quậy chừng 30 phút sau thì bò xuống, chui ra ngoài vách nhà đi mất" - bà Thúy kể lại, giọng còn hoảng sợ. Thấy chuyện chẳng lành, ông Tâm bảo các con mang nồi thịt rắn đổ bỏ ở một đám dâu trồng cách nhà khá xa. "Nhiều người cho biết đó là con rắn hổ hèo đực đi tìm rắn cái bị giết hại. Tôi sống ở đây trên 20 năm nhưng chưa lần nào gặp cảnh như vậy" - bà Thúy bàng hoàng nhớ lại những gì đã xảy ra.
Theo VTC
Ly kỳ chuyện rắn khổng lồ nặng 300-400kg ở Bảy Núi Nhiều huyền thoại về loài rắn ở Bảy Núi (An Giang) được truyền qua nhiều thế hệ. Từ một số chuyện có thật, dân gian thêm thắt cho ly kỳ để câu chuyện trở nên huyền bí. Người dân sóc Tà Đéc, xã An Hảo (Tịnh Biên, An Giang) còn lưu truyền câu chuyện kể về cặp rắn khổng lồ bò từ núi...