VĐV Việt Nam làm quen với giao thông London
Tay vợt Tiến Minh giờ có thể chia sẻ trải nghiệm di chuyển tại London của tay chạy rào Mỹ Kerron Clement sau khi mất hàng giờ di chuyển và bị lạc đường.
Các VĐV Việt Nam ở London. Ảnh: Thu Nga.
6 ngày trước, các đoàn VĐV đầu tiên của Mỹ và Australia đặt chân đến London đã gặp phải những sự cố với xe bus khi mất 4 tiếng đồng hồ mới từ sân bay Heathrow về được đến làng VĐV, sau khi đã bị tài xế trả nhầm địa điểm.
Nguyên nhận của tinh trạng này là trên thiết bị chỉ dẫn đường bị lập trình sai, trong đó thông tin về quãng đường về làng VĐV ngắn hơn thực tế. Khi đó VĐV chạy rào Mỹ Kerron Clement đã rên rỉ trên Twitter: “Các VĐV buồn ngủ, đói và cần đi vệ sinh. Làm ơn cho chúng tôi đến làng VĐV”.
Ngay sau đó, đội tuyển cầu lông Việt Nam, trong đó có tay vợt Nguyễn Tiến Minh cũng rơi vàocùng hoàn cảnh. Lên chuyến xe bus đươc bố trí bởi bộ phận đón tiếp của ban tổ chức ở sân bay Heathrow, các thành viên đội tuyển cầu lông Việt Nam đã bị dừng và xuống xe ở một địa điểm xa lạ sau khi đã phải đi vài vòng quanh London.
Video đang HOT
Đi tìm không thấy làng VĐV, hỏi thăm người dân mới biết bị xe bus trả sai địa điểm, Tiến Minh đã phải gọi điện cho lãnh đạo đoàn Việt Nam. Ban tổ chức đã bố trí xe đến đón đội tuyển cầu lông về làng VĐV sau khi nhận được phản ánh của đoàn Việt Nam.
Sau sự cố này tới lượt đội tuyển đấu kiếm phải ngồi chờ hơn một tiếng đồng hồ ở sân bay mới được phân xe về làng VĐV.
Xe bus phục vụ Olympic ở London thường xuyên lạc đường.
Thành phố London đang phải đối mặt hàng ngày với một nhu cầu di chuyển tăng đột biến, dẫn tới sự quá tải của hệ thống cơ sở vật chất về giao thông như sân bay, đường xá và các phương tiện vận tải.
Để giải quyết bài toán giao thông, ban tổ chức đã quyết định sử dụng rộng rãi hệ thống công cộng để phục vụ Đại hội. Cụ thể với đoàn Việt Nam, ban tổ chức chỉ cấp 2 xe, 1 xe bảy chỗ và 1 xe 5 chỗ. Các đội tuyển sẽ di chuyển bằng hệ thống giao thông công cộng gồm tàu điện ngầm hoặc xe bus, taxi.
Trên thực tế ở London đi bằng phương tiện giao thông công cộng nhanh hơn so với đi bằng ô tô riêng, đặc biệt là vào giờ cao điểm thành phố bị tắc đường. Vì vậy đoàn Việt Nam không thấy khó khăn nào đối với giải pháp này của ban tổ chức và sẵn sàng làm quen với mọi điều kiện giao thông để tránh bị động.
Đến thời điểm này, đoàn Việt Nam đã tụ hội các đội tuyển thể dục, rowing, đấu kiếm, cầu lông, judo tại London. Đoàn sẽ dự lễ khai mạc đêm 27/7 (giờ London). Sau đó Nguyễn Tiến Minh sẽ là VĐV đầu tiên bước vào tranh tài.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Suất 'ăn theo' VĐV Việt Nam đi Olympic gây tranh cãi
Việc cử một lực lượng khá đông các thành viên đi theo hỗ trợ cho các VĐV đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
Ông Lâm Quang Thành - Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic London. Ảnh: Thế Kiên.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic London bao gồm 56 thành viên. Trong số này chỉ có 18 VĐV của 11 đội tuyển, nhưng có tới 38 người "ăn theo". Ngay từ khi bản danh sách đoàn được công bố, việc số người "ăn theo" gấp hơn 3 lần số VĐV trực tiếp thi đấu đã gây ra nhiều ý kiến thắc mắc từ dư luận và báo chí.
Trong số đội quân "ăn theo", môn teakwondo có số thành viên đông nhất, lên tới 6 người. Các đội khác cũng trung bình khoảng 3 người, trong đó tính cả các chuyên gia, bác sỹ...
Từ xưa tới nay ở những đại hội lớn, vẫn thường xảy ra tình trạng người thi đấu thì ít mà người "ăn theo" thì nhiều. Cũng đã có những trường hợp các thành viên đi theo đoàn tận dụng cơ hội để được đi "du lịch" miễn phí. Lần này, cơ hội tranh chấp huy chương của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic không nhiều, chính vì thế, với một lượng người đi theo đông đảo vừa được công bố trong danh sách đoàn thể thao Việt Nam, khiến nỗi lo "đi du lịch" lại hiện về.
Tuy nhiên theo ông Lâm Quang Thành - Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic London, khi cơ cấu số lượng thành viên như con số trên, Tổng cục thể dục thể thao đã cân nhắc mọi góc độ. Mục tiêu là tập trung toàn lực để các VĐV yên tâm thi đấu trong điều kiện tốt nhất.
"Ở Thế vận hội, BTC nước chủ nhà hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn, ở. Chính vì thế người ta cũng có quy định cụ thể về số lượng thành viên từng đoàn, bao nhiêu VĐV thì được đi theo bao nhiêu người. Với các quốc gia khác, một VĐV thậm chí có 5 người đi theo, nên trong yêu cầu thi đấu thể thao đỉnh cao, chúng ta không hề quá nhiều", ông Thành giải thích.
Đành rằng đi theo đông để tạo điều kiện tối đa cho các VĐV thi đấu, nhưng nếu ngành thể thao cũng quan tâm tới các VĐV đầy đủ như vậy từ khi họ còn đang trong thời gian chuẩn bị cho Olympic, có lẽ sẽ hiệu quả hơn so với đội quân "ăn theo" đông đảo như hiện tại.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những vụ 'đào tẩu' đầy tai tiếng của VĐV Việt Nam Không ít VĐV bị bắt, bị loại khỏi đội và trở thành kẻ thất nghiệp, nhưng các vụ trốn đội vẫn xảy ra như cơm bữa. Đội rowing của Việt Nam đang chịu thiệt vì nạn bỏ trốn ở nước ngoài của VĐV. Ảnh: ĐH. Có lẽ nói về trốn tuyển, không ai vượt qua nổi môn vật, cái môn vốn nổi tiếng...