VĐV Việt Nam giãn cách xã hội: Tập luyện không chỉ là nhiệm vụ
Tập luyện tại nhà đang trở thành xu hướng tất yếu không chỉ với người dân mà còn với cả các tuyển thủ quốc gia của thể thao Việt Nam.
Đây là phương pháp hiệu quả trong việc duy trì nền tảng thể lực và hưởng ứng lời kêu gọi về biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của các cơ quan chức năng.
Các giải đấu bị hoãn lại, kế hoạch tập luyện cũng buộc phải điều chỉnh và thực hiện quy định phòng chống dịch mà các cơ quan chức năng yêu cầu, không ít các VĐV của Thể thao Việt Nam (TTVN) đã phải tập luyện tại nhà trong thời gian này.
Kình ngư Trần Duy Khôi, tuyển thủ của đội tuyển bơi quốc gia, cũng đã phải thường xuyên tập luyện tại nhà trong những ngày cả nước bước vào đợt cao điểm chống dịch vừa qua. Hàng ngày, thay vì tập luyện cùng các đồng đội ở đội tuyển bơi, Trần Duy Khôi trải qua các bài tập tại nhà để duy trì nền tảng thể lực. Trước đây, việc tập luyện tại nhà thường ít khi được các VĐV chia sẻ, song để truyền cảm hứng tới các đồng đội và mọi người, các bài tập thường được đang lên trang cá nhân và trở thành thử thách.
Kể từ ngày 1/4 bắt đầu với thử thách chống đẩy 24 lần của một người bạn trên facebook, Duy Khôi đã truyền tải thử thách này tới Trần Hưng Nguyên và Hoàng Quý Phước với việc cộng thêm 3 lần chống đẩy mỗi ngày và clip chia sẻ hình ảnh hoàn thành thử thách mới đây trên trang cá nhân của kình ngư 23 tuổi đã nhận được cả trăm lượt like.
Không những thế, lần lượt các kình ngư quen thuộc của bơi lội Việt Nam như Trần Hưng Nguyên, Hoàng Quý Phước cũng đều hưởng ứng khá nhiệt tình và đem tới khá nhiều cảm hứng cho các kình ngư khác.
Kình ngư Huy Hoàng tham gia tuyên truyền cho chiến dịch phòng chống Covid-19. Ảnh: NVCC
“Tôi cảm thấy may mắn vì đang ở một nơi an toàn nhất thế giới. Dù dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp nhưng đất nước ta đã làm rất tốt công tác phòng, chống dịch nên mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát.
Video đang HOT
Cho tới giờ nhiều người đã khỏi bệnh và trở về với cuộc sống thường ngày nên tôi luôn cảm thấy may mắn vì được sinh ra ở một đất nước mà không ai bị bỏ lại phía sau”, Trần Duy Khôi chia sẻ thêm.
Với khá nhiều các tuyển thủ quốc gia, tập luyện để duy trì thể lực trong thời gian các giải đấu bị hoãn, hủy là điều đặc biệt quan trọng, vì nếu thể lực không đảm bảo, chuyên môn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gần như không thể lấy lại được phong độ khi các giải đấu trở lại.
Tập luyện tại nhà cũng đòi hỏi mỗi VĐV cần có ý thức cao và sự chuyên nghiệp để đảm bảo khối lượng vận động mỗi ngày và đặc biệt trong bối cảnh không có sự giám sát, đánh giá của các HLV.
Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, nếu mỗi tuyển thủ cùng ý thức được về trách nhiệm của mình, chắc chắn TTVN sẽ trở lại mạnh mẽ hơn khi các giải đấu vận hành trở lại.
Vũ Lê
Ánh Viên và tuyển bơi Việt Nam có thể giành hơn 10 HCV
Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Nguyễn Hồng Minh đặt niềm tin vào đội tuyển bơi lội Việt Nam nói chung và Ánh Viên nói riêng sẽ bùng nổ ở ngày thi đấu 4/12.
Đội tuyển bơi lội Việt Nam bước vào tranh tài ở 7 nội dung. Các kình ngư Việt Nam góp mặt ở tất cả nội dung với những cái tên hàng đầu như Kim Sơn, Huy Hoàng, Ánh Viên. Chúng ta cùng chờ đợi một ngày bùng nổ của thể thao Việt Nam.
Ánh Viên được đặt chỉ tiêu 8 HCV tại SEA Games 30. Ảnh: Minh Chiến.
Ánh Viên đặt mục tiêu giành 8 HCV
Hôm 4/12, đội tuyển bơi ra quân, là niềm hy vọng vàng hàng đầu của thể thao Việt Nam. Trong dự tính, đội tuyển bơi giành tới hơn 10 HCV. Trong đó, chỉ riêng Ánh Viên gánh tới 8 HCV.
Ánh Viên là VĐV xuất sắc của thể thao Việt Nam. Hiếm có ai giành tới 17 HCV SEA Games như Ánh Viên. Có thể cô gái ấy còn chưa đạt tới tầm cỡ châu lục nhưng ở khu vực, Ánh Viên vẫn là VĐV xuất sắc vượt trội.
Sau Ánh Viên, chúng ta có những VĐV xuất sắc khác như Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Kim Sơn, khiến chúng ta rất vui nhưng cũng thấy kỳ lạ.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao và cũng là Trưởng đoàn Thể Thao Việt Nam tại SEA Games 30 Trần Đức Phấn từng bày tỏ kỳ vọng và niềm tin vào Ánh Viên. Ông ấy nói nếu Ánh Viên không đạt chỉ tiêu, mục tiêu 65 HCV toàn đoàn sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy gánh nặng lên vai Ánh Viên lớn tới thế nào.
Tuy nhiên, tôi tin tưởng đội tuyển bơi lội Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu hơn 10 HCV. Tính toán của ban huấn luyện cũng như HLV Đặng Anh Tuấn hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta cùng chờ đợi các nội dung bơi lội sẽ bùng nổ trong ngày đầu tiên thi đấu.
Trước đây, chúng tôi chỉ có mơ mới dám giành HCV. Tới tận năm 2005, Nguyễn Hữu Việt mới có HCV đầu tiên. Trước đó 4 năm, Trần Xuân Hiền giành huy chương đầu tiên tại SEA Games Kuala Lumpur 2001.
Lịch sử bơi Việt Nam phát triển rất lâu, nhưng chúng ta không tham dự các giải quốc tế. Vì thế, không có cơ hội đánh giá năng lực chuyên môn. Có giai đoạn dài, lãnh đạo môn bơi chỉ tập trung phát triển phong trào, bề rộng chứ không nâng cao thành thích đỉnh cao.
Đinh Phương Thành mới giành HCV đầu tiên cho TDDC Việt Nam tại SEA Games 30. Ảnh: Việt Linh.
TDDC kỳ vọng vào Thanh Tùng
Trước khi lên đường, Vụ phó Thể thao thành tích cao, lãnh đội cử tạ Đỗ Đình Kháng có trao đổi với tôi và cho biết đã đề xuất và dự tính kinh phí, cố gắng sắp xếp tiền thưởng cho các VĐV giành HCV. Lãnh đạo bộ môn dự báo số huy chương có thể đạt được còn lớn hơn một chút so với mục tiêu 4 HCV.
Nhìn chung, đội tuyển cử tạ có giải đấu thành công. Các HLV, VĐV chuẩn bị, tập huấn, thi đấu tương đối tốt.
Trường hợp Hồng Thanh, có thể nói là cũng nằm trong dự báo. Tuy nhiên thành tích như vậy là không được tính toán đến. Trong khi đó, HCV của Hoàng Thị Duyên cho thấy tính ổn định cao và vượt trội so với đối thủ.
Về việc Hồng Thanh nâng mức tạ cách nhau tới 17 kg giữa hai lần cử. Ở đấu trường đỉnh cao, người ta thường không sắp xếp mức tạ cách quá xa như vậy. Có thể nói HCV của Hồng Thanh là canh bạc tất tay. Đẩy cao mức tạ như vậy là không có cơ hội sửa sai bởi "được ăn cả ngã về không".
Vấn đề này, còn phụ thuộc vào chiến thuật tại nơi thi đấu. Chúng ta ở nhà không thể bàn luận được.
Tôi muốn nói về TDDC chỉ có một HCV ở nội dung vòng treo của Đặng Nam là điều đáng buồn. Chúng ta thất thủ trước đối thủ mạnh của Philippines đã được dự báo trước. Trong tính toán, có thể nhảy ngựa hoặc xà kép chiều 4/12 sẽ mang về HCV. Chúng ta có Lê Thanh Tùng được đặt kỳ vọng.
Hôm 4/12, còn 5 nội dung đơn môn. Nếu chúng ta không hoàn thành chỉ tiêu sẽ là thất bại, chấm dứt thời kỳ thống trị ở đấu trường khu vực. Những năm trước, chúng ta có 7-9, thậm chí 11 HCV trên tổng số khoảng 14 nội dung. Lần này, đội chỉ đặt mục tiêu 2 HCV.
Các VĐV nữ giành HCĐ là giỏi rồi. Hiện chưa ai đủ trình độ thay thế và tiếp bước Hà Thanh hay Ngân Thương. Không phải chúng ta không phát triển, mà có các đối thủ mạnh hơn. Đó là quy luật khắc nghiệt của thể thao.
Theo Zing
Văn Quyến ăn chơi cỡ nào trong mắt Lê Công Vinh? Trong cuốn tự truyện "Phút 89" của Công Vinh, Văn Quyến ngoài tài năng với trái bóng còn uống rượu vô địch, hút thuốc rất nhiều và thay người yêu như thay áo. Tất cả người hâm mộ bóng đá Việt Nam đều biết Văn Quyến một thời lẫy lừng thế nào. Nhưng đằng sau tài năng với trái bóng tròn, cuộc sống...