VĐV Hữu Hà phủ nhận bị xã hội đen dằn mặt
Tay đập bóng chuyền của Đức Long Gia Lai không thể dự giải đấu vừa kết thúc tại Ninh Bình.
VĐV Hữu Hà từng xảy ra tranh chấp với CLB Ninh Bình. Ảnh: TTVH.
Từ ngày 13-18/3, giải bóng chuyền Cup Hoa Lư – Đạm Nam Định diễn ra với sự có mặt nhiều CLB bóng chuyền hàng đầu quốc gia. Với tham vọng đạt vị trí cao, nhà vô địch 2011 CLB Biên phòng đã mượn chủ công Nguyễn Hữu Hà từ CLB Đức Long Gia Lai về thi đấu thời vụ ở giải năm nay.
Thủ quân tuyển bóng chuyền nam Việt Nam là tay đập hàng đầu giải quốc gia và từng khoác áo CLB chủ nhà Tràng An Ninh Bình. Tuy nhiên, vụ tranh chấp cách đây 4 năm khiến Hữu Hà dứt áo ra đi về đầu quân cho bầu Pháp ở CLB Đức Long Gia Lai. Từ đó, mối quan hệ giữa anh và lãnh đạo CLB bị sứt mẻ nghiêm trọng.
Video đang HOT
Khi Hữu Hà về hội quân cùng CLB Biên Phòng tại Ninh Bình, ban tổ chức giải tại Ninh Bình không muốn ngôi sao này ra sân thi đấu. Phía ban tổ chức thông báo nếu Hữu Hà ra sân sẽ không thể đảm bảo an ninh nếu CĐV Ninh Bình nổi giận. Thậm chí, HLV CLB Đức Long Gia Lai Bùi Quang Ngọc tiết lộ nếu Hữu Hà không rút lui sẽ bị “ xã hội đen” hỏi thăm sau đó.
Chia sẻ về việc này, chủ công Hữu Hà bức xúc: “Tôi khi ra sân thi đấu hết mình vì tôn trọng đồng đội cũ, CĐV Ninh Bình. Đúng là lúc chia tay Tràng An Ninh Bình xảy ra tranh cãi kịch liệt, tôi vẫn nhận được sự tin yêu, mến mộ CĐV Ninh Bình. Kể cả buổi tập trước giải, khán giả Ninh Bình vui vẻ giao lưu, chia sẻ với tôi ngoài sân tập. Đồng đội cũ cũng tay bắt, mặt mừng chứ làm gì có chuyện xã hội đen hỏi thăm tôi”.
Ngôi sao sáng của bóng chuyền Việt Nam chia sẻ thêm bí mật: “Thực tế, lãnh đạo CLB cũ không muốn tôi ra sân nên tung tin đồn như thế. Trước đây, tôi từng dính tin bị xã hội đen hỏi thăm một lần khi đang thi đấu ở Ninh Bình, khi tôi muốn chuyển về Hà Nội cho gần vợ con. Cũng từ nguyên nhân ấy, tôi không sợ hãi gì bởi Hữu Hà chưa bao giờ làm điều gì mờ ám khiến giới xã hội đen phải hỏi thăm tôi cả”. Tuy nhiên, cuối cùng Hữu Hà cũng không ra sân thi đấu bởi lãnh đạo CLB Đức Long Gia Lai không muốn phiền phức nên yêu cầu tay đập này rút lui khỏi giải để tránh phiền phức.
Chủ công quê Thái Bình chia sẻ anh từng đi đánh bóng chuyền ở nhiều địa phương và luôn gây dựng được sự yêu mến bằng lối chơi đầy nhiệt huyết của mình. Chỉ có điều ánh mắt thiếu thiện cảm từ lãnh đạo CLB cũ khiến Hữu Hà dính phải tin đồn không đáng có với “xã hội đen”, khi họ không muốn Hữu Hà tham dự giải đấu ở Ninh Bình vừa qua.
Theo VNE
Bóng chuyền Việt Nam: Hỏng giống mô hình bóng đá
Các ông chủ rút lui, đội bóng giải thể khiến giải quốc gia điêu đứng, HLV VĐV khốn đốn. Bóng chuyền Việt Nam buộc phải đưa ra những thay đổi
Bóng chuyền Việt Nam cần những định hướng tốt để phát triển qua giai đoạn khó khăn. Ảnh: KL.
Ở cả cấp đội tuyển và CLB, bóng chuyền Việt Nam nhiều năm qua đang đi xuống rõ rệt. Trong năm 2013, bóng chuyền Việt Nam có những thay đổi, nhằm nâng chất các giải đấu trong hệ thống quốc gia. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) hy vọng thay đổi sẽ tạo ra cú đột phá, nhưng kết quả thế nào vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Sau 9 mùa, bắt đầu từ năm 2013, các giải nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia sẽ không sử dụng ngoại binh. Đây là quyết định được VFV bàn bạc, lấy ý kiến và tiến hành làm quen ngay trong năm 2011 (rút từ hai xuống còn một ngoại binh mỗi đội). Theo Tổng thư ký VFV Trần Đức Phấn việc hạn chế ngoại binh không nằm ngoài mục đích giúp các VĐV trẻ có cơ hội được thi đấu nhiều hơn, giúp các đội giảm bớt kinh phí. Quy định này của VFV đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của những đội bóng nghèo, quanh năm chỉ lo trụ hạng. Những đội bóng này gặp thiệt thòi lớn, khi không có kinh phí thuê ngoại binh "xịn", nên an phận "chiếu dưới" suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, với những đội chủ yếu dựa vào hơi thở ngoại binh như Ninh Bình, Đức Long Gia Lai, Khánh Hòa... quy định của VFV thực sự khiến họ bị hẫng. Những đội này khẳng định ngay cả khi trong đội có nhiều ngoại binh, nhưng công tác đào tạo trẻ vẫn làm tốt. Chưa biết chất lượng đào tạo trẻ sẽ tăng ra sao, nhưng việc thiếu vắng những tay đập nước ngoài khiến các giải bóng chuyền trong nước mất đi sự hấp dẫn và khán giả cũng giảm đi.
Trong khi V-League đang tìm mọi cách để tăng số đội lên 14 thì bóng chuyền lại làm ngược, lập lộ trình giảm từ 12 xuống 8 đội. So với quy định cấm ngoại binh, việc cắt giảm số đội nhận được sự ủng hộ của giới chuyên môn và người hâm mộ. Thực tế, bản đồ bóng chuyền Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn về trình độ. 12 đội tại giải quốc gia chia làm 3 top. Top một và hai đã có sự chênh lệch lớn về trình độ và khoảng cách của hai top này với top 3 còn xa hơn nữa. Chính vì thế, nhiều trận đấu có chất lượng chuyên môn rất thấp, tẻ nhạt, kết quả sớm an bài, nên tiêu cực cũng từ đó mà ra. Ông Phấn nhấn mạnh: "Việc có quá nhiều đội chỉ ở mức trung bình khiến chất lượng giải đấu bị ảnh hưởng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến khán giả đang ngày càng quay lưng với bóng chuyền. Ngoài ra, giải được tổ chức thành nhiều vòng, ngắt quãng rồi việc chia bảng chưa hợp lý khiến những đội 5-6 năm chưa gặp nhau lần nào".
Nếu giảm số đội dự giải quốc gia còn 8, VFV sẽ tổ chức cho các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm, để đảm bảo sự công bằng, sòng phẳng. Ngay trong mùa giải 2014 này, giải quốc gia sẽ tổ chức liên tục trong tháng 7, có sự tham dự của 12 CLB nam và 12 CLB nữ.
Nguyên nhân của những thay đổi quyết liệt chính là sự sụp đổ của mô hình xã hội hóa. Ngành thể thao nói chung và VFV nói riêng từng "mát mày mát mặt" với mô hình xã hội hóa ở CLB bóng chuyền Dầu khí. Các HLV, VĐV được nhận mức lương cao hơn hẳn với mặt bằng chung của thể thao Việt Nam. Những nhà quản lý thể thao kỳ vọng rất nhiều vào sự nhân rộng ở môn bóng chuyền.
Thế nhưng, chỉ sau hơn 4 năm thành lập, đội bóng ngành Dầu khí giải thể, đẩy nhiều HLV, VĐV ra đường, khiến giấc mơ hồng của VFV tan biến như bong bóng xà phòng. Mới đây, một đội bóng ngành dầu khí là Vietsovpetro cũng tuyên bố giải thể, khiến hàng chục VĐV bơ vơ. Sau Vietsovpetro, CLB Bia Sài Gòn - Thái Bình Dương tiếp tục bỏ cuộc chơi vì ông chủ ông còn mặn mà với bóng chuyền. Bóng chuyền Việt Nam đang đi xuống và những thay đổi là cần thiết. Người hâm mộ hy vọng các nhà lãnh đạo có tầm nhìn để đưa ra hướng đi mới chứ không phải các giải pháp chữa cháy.
Theo VNE
Những tuyển thủ bóng chuyền kêu cứu Các VĐV nữ của đội Vietsovpetro phải góp tiền ăn mì và rau qua ngày sau khi bị CLB nợ lương. Mới đây, tuyển thủ đội bóng chuyền nữ Việt Nam và CLB Vietsovpetro Đinh Trà Giang vừa có bức tâm thư kêu cứu về việc mình và các VĐV trong đội đang phải bơ vơ, không lương, chế độ. Trước đó, đội...