VĐV bóng chuyền Indonesia bị đề nghị kiểm tra giới tính
HLV tuyển bóng chuyền nữ Philippines tỏ ý nghi ngờ trước vóc dáng và kỹ thuật của Aprilia Santini Manganang.
Aprilia Santini Manganang với vóc dáng to cao như đàn ông. Ảnh: Phil.
Hôm qua, HLV Roger Gorayeb của đội bóng chuyền nữ Philippines gửi đơn đề nghị kiểm tra giới tính với VĐV 23 tuổi Aprilia Santini Manganang của Indonesia vì nghi ngờ cô này không phải là nữ bởi vóc dáng và kỹ năng không khác gì đàn ông. Yêu cầu gây xôn xao này được đưa ra một ngày trước trận mở màn bóng chuyền giữa hai đội tại vòng bảng bóng chuyền nữ SEA Games 28 hôm nay.
“Cô ta rất mạnh mẽ, giống như thể một gã đàn ông trong thân xác phụ nữ vậy. Tuy nhiên, dù cô ấy có thi đấu hay không cũng chẳng vấn đề gì vì chúng tôi đã có đội hình mạnh nhất ở đây rồi”, HLV Roger Gorayeb chia sẻ.
Video đang HOT
Ngoại hình nam tính cùng những cú đập bóng mạnh của Aprilia Santini Manganang khiến HLV Philippines nghi ngờ giới tính của cô. Ảnh: Asia.
Người phát ngôn của đoàn thể thao Philippines xác nhận thông tin này nhưng cũng cho biết thêm rằng không hy vọng buổi kiểm tra diễn ra trước trận đấu khai mạc hôm nay. Trong khi đó, đại diện của ban tổ chức SEA Games 28 chưa đưa ra lời bình luận nào. Các quan chức thể thao Indonesia cũng chưa có bất kỳ phản ứng gì trước đề nghị từ phía đối thủ trong trận mở màn vòng bảng bóng chuyền nữ.
Việc kiểm tra giới tính của VĐV luôn gây ra tranh cãi vì sự tế nhị, quá trình tiến hành phức tạp, mất nhiều thời gian bởi không chỉ liên quan tới bộ phận sinh dục mà còn tới tâm sinh lý của các VĐV.
Caster Semenya, VĐV Nam Phi từng vô địch 800m nữ, có lần lên tiếng về việc phải trải qua một loạt xét nghiệm, bài kiểm tra giới tính kỳ cục trước khi được chứng minh là nữ. VĐV chạy nước rút 19 tuổi của Ấn Độ, Dutee Chand, kịch liệt phản đối lệnh cấm của các quan chức thể thao nước nhà sau khi cô có mức testosterone quá cao trong cuộc kiểm tra giới tính. “Thật thô lỗ, Chúa đã tạo tôi ra như thế này. Tôi không muốn thay đổi điều gì và cũng không muốn từ bỏ thể thao”, Chand bức xúc chia sẻ với AFP năm ngoái.
Theo VNE
Ánh Viên không còn 'mít ướt'
Ông Nguyễn Văn Tác, bố kình ngư nổi tiếng chia sẻ cảm xúc về cô con gái tài năng.
Thông thường mỗi khi Ánh Viên thi đấu, cả nhà ông Tác gồm cả nội ngoại đều quây quần từ khá sớm để cùng cổ vũ cho con gái. Trong những tụ họp không thể thiếu ông Nguyễn Văn Tới - ông nội và là người thầy đầu tiên dạy Ánh Viên tập những bài tập cơ bản ở con rạch ngay sau nhà.
Chứng kiến con gái lao nhanh về đích và phá ba kỷ lục SEA Games chỉ trong ngày 7/6, ông Nguyễn Văn Tác - bố của kình ngư Ánh Viên không kìm nén được cảm xúc: "Tôi và cả gia đình xem Viên thi đấu đều hồi hộp như nín thở theo từng mét con chinh phục. Khi tay Viên chạm đích, cả nhà như vỡ òa sung sướng, cảm giác như ăn mừng bàn thắng quyết định trong trận chung kết bóng đá vậy".
Người đàn ông quê Cần Thơ không giấu niềm tự hào về cô con gái của mình: "Thực sự ban đầu tôi không nghĩ Viên lại có thể có sự nghiệp như hôm nay. Cách đây hơn 10 năm, khi Viên học lên lớp 6, lý do mà tôi và bà xã cho Viên đi theo bơi lội vì nghĩ chuyện học văn hóa sẽ dễ dàng hơn so với việc ở dưới quê. Nhưng nhờ các thầy dìu dắt, Viên tiến bộ không ngừng và cả nhà tôi đều ngạc nhiên và hạnh phúc".
Tập luyện và thi đấu nên Ánh Viên không có thời gian dành cho việc tập xe đạp, xe máy như bạn bè cùng lứa. Ảnh: Đức Đồng.
Ông Tác kể, trước đây Viên gọi về, lúc nào chuẩn bị cúp máy cũng nghẹn ngào như muốn khóc vì xa bố mẹ, nay thì cô đã bản lĩnh hơn và không còn "mít ướt". "Bây giờ Viên gọi về còn biết hỏi thăm, động viên bố mẹ, nói bố mẹ yên tâm. Mỗi lần gặp là mỗi lần chúng tôi thấy Viên trưởng thành hơn, tự tin hơn. Trước khi tham dự SEA Games tại Singapore, Viên gọi về và nói sẽ nỗ lực để làm cho chúng tôi được vui. Thể thao thì không nói trước điều gì nhưng nghe con gái nói vậy, chúng tôi vui lắm".
Ánh Viên tập huấn quanh năm tại Mỹ và nếu về Việt Nam thì cũng chỉ ít ngày với địa điểm đóng quân là trung tâm hai ở Thủ Đức (TP HCM). Mọi thu nhập, Viên đều gửi về nhà để bố mẹ lo toan cuộc sống, chăm sóc ông nội và "tích lũy để sau này Viên dùng khi giải nghệ. Cũng vì xa nhà thường xuyên mà hiện nay Viên chỉ mới hoàn thành chương trình học lớp 11.
"Trong ba năm gần đây, Viên chỉ mới có một đêm duy nhất về thăm nhà và ngủ lại cách đây cũng hơn nửa năm. Còn lại, tất cả mọi liên lạc đều thông qua điện thoại hoặc một năm có vài dịp vợ chồng tôi lên TP HCM thăm con chớp nhoáng rồi phải về để con tập luyện. Nhiều lúc vợ chồng nghĩ cũng thương con từ nhỏ xa nhà, chẳng có tuổi thơ. Đến nay, Viên không biết thú vui gì ngoài bơi lội, xe máy không biết đi, xe đạp còn chập chững. Nhưng thấy con vui, hạnh phúc, lại luôn biết nỗ lực tiến lên nên lòng cũng nhẹ và vui lây", ông Tới cho biết thêm.
Tuy ít khi về nhà nhưng kình ngư sinh năm 1996 không bao giờ quên khẩu vị quê hương. Bố Ánh Viên thổ lộ: "Viên rất thích món thịt vịt kho gừng do mẹ nấu. Mấy lần ghé nhà, Viên đều "đặt hàng" món này. Viên cũng dễ ăn chứ không kén. Nhưng là VĐV chuyên nghiệp nên con bé cũng phải tính toán cả về khẩu phần, các loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho thi đấu, tập luyện".
Từ quê hương Cần Thơ, ông Tác cùng gia đình gửi lời động viên đến con gái đang thi đấu ở Singapore: "Bố mẹ mong con sẽ đạt được những gì mình đề ra và mang về nhiều thành công cho đoàn thể thao Việt Nam. Bố mẹ và bà con ở đây luôn sát cánh cổ vũ cho con, con hãy tự tin và vượt qua qua thử thách".
Tại SEA Games 28, Viên nhận chỉ tiêu giành từ 4 đến 6 HC vàng. Ngày 6/6, siêu kình ngư được cả khu vực nể phục này đã có hai tấm HC vàng đồng thời phá hai kỷ lục SEA Games. Hôm nay, Ánh Viên tiếp tục bước vào những nội dung thế mạnh khác với hy vọng tiếp tục mang HC vàng và tạo ra những kỷ lục mới.
Theo VNE
Số phận trớ trêu của nhà vô địch judo Hai đời chồng, gia cảnh nghèo khó, cuộc sống không như cái tên của Như Ý, võ sỹ vừa giành HC vàng hạng cân 78 kg. Giành HC vàng ở tuổi 34, SEA Games 28 là lời tạm biệt ngọt ngào với võ sỹ Như Ý. Ảnh: Kỳ Lân. Đã qua thời kỳ đỉnh cao, Nguyễn Thị Như Ý vẫn lên ngôi vô...