VCCI không gửi tiền ngân sách lấy lãi để tiêu
Tại cuộc họp báo sáng 16/7, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trả lời thắc mắc về kết luận thanh tra tại VCCI. Ông Lượng khẳng định, đơn vị có sai phạm về thủ tục nhưng không có tiêu cực, sử dụng, chi tiêu sai tiền ngân sách.
Trả lời một số câu hỏi của báo giới liên quan đến kết luận thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới công bố vừa qua, ông Hoàng Đức Vinh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng – Trưởng đoàn thanh tra tại VCCI nhắc lại, đây là cuộc thanh tra đột xuất do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao. Quá trình làm việc, Đoàn thanh tra không gặp áp lực, khó khăn nào. Việc kết quả thanh tra chậm ban hành là do cẩn trọng, chờ ý kiến của các cơ quan liên quan.
Cụ thể, cuối tháng 7/2013 đoàn bắt đầu làm việc và kết thúc thanh tra vào cuối tháng 8, sau đúng 40 ngày hoạt động như quy định. Tháng 11/2013, Thanh tra Chính phủ đã có dự thảo kết luận gửi đến Thủ tướng, được Thủ tướng chỉ đạo làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Công an để thống nhất kết luận. 3 tháng sau, phía Bộ Công an đã trả lời với quan điểm thống nhất như kết luận Thanh tra Chính phủ nêu ra.
Về vấn đề VCCI ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh trong việc đầu tư xây dựng trụ sở, ông Vinh diễn giải, VCCI có một khu đất, có nhu cầu về xây dựng trụ sở làm việc, đã xin ý kiến Thủ tướng, UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, do không có vốn nên đơn vị phải ký hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp để triển khai hoạt động đầu tư xây dựng.
Gạt bỏ dư luận cho rằng VCCI đã sai khi giao dự án cho doanh nghiệp của gia đình một Phó Tổng thư ký VCCI thực hiện, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng giải thích, vị cán bộ này không phải công chức, viên chức nên tham gia hoạt động này hoàn toàn không vi phạm.
“Việc hợp tác kinh doanh giữa VCCI và doanh nghiệp, chúng tôi đã tích theo cách lấy giá đất thị trường do một trung tâm định giá độc lập đưa ra để tính giá trị tài sản VCCI có. Sau đó so sánh với giá trị VCCI được hưởng khi công trình hoàn thành (khu nhà xây 21 tầng, VCCI được hưởng trọn vẹn 3 tầng dưới, không phải đầu tư một đồng nào). Tính giá đất so với giá trị đầu tư 3 tầng đó thì VCCI vẫn được lợi, lại không phải chịu rủi ro trong việc xây dựng trụ sở này” – ông Vinh khái quát.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng (phải) trả lời các câu hỏi của báo giới trong buổi họp báo sáng 16/7.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng bổ sung thêm thông tin, Thanh tra Chính phủ đã gửi văn bản hỏi Bộ Nội vụ và được xác nhận vị Phó Tổng thư ký VCCI tham gia dự án xây dựng trụ sở đơn vị không phải công chức, viên chức nên hoàn toàn có quyền tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh này.
Video đang HOT
“Thanh tra Chính phủ đã chứng minh, hoạt động hợp tác đầu tư xây dựng trụ sở của VCCI không gây thiệt hại gì. Dù trình tự thủ tục tiến hành có sơ hở, chưa chặt chẽ nhưng không đẩy tới thiệt hại, lãng phí, thất thoát nào cho nhà nước, tập thể” – ông Lượng nhấn mạnh.
Làm rõ thêm vấn đề 91 triệu đồng tiền lãi của 135 ngày gửi tiết kiệm số tiền hơn 9,4 tỷ đồng chênh lệch thu chi do VCCI huy động thêm từ các nguồn tài trợ sau Hội nghị APEC 2006, Phó Cục trưởng Hoàng Đức Vinh giải thích, VCCI đã xin ý kiến Thủ tướng về việc “dôi” tiền sau APEC. Trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng, đơn vị đã gửi khoản tiền 9,4 tỷ đồng vào ngân hàng.
Quá trình gửi tiền gần 3 năm, có một số lần VCCI rút tiền để tạm ứng, chi cho các hoạt đồng xúc tiến thương mại rồi lại hoàn trả. Việc gửi tiết kiệm rồi tạm chi như vậy chưa đúng so với quy định về quản lý ngân sách. Tuy nhiên, khoản tiền vẫn được bảo toàn, VCCI đã nộp về cả khoản lãi gửi tiết kiệm. Khi thanh tra, Thanh tra Chính phủ tính toán lại và thấy đơn vị còn thiếu 135 ngày lãi, tương đương 91 triệu đồng nên yêu cầu VCCI phải nộp bổ sung cho đủ khoản này. Đơn vị đến nay đã thực hiện xong yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cũng nhấn mạnh, có sai phạm về thủ tục nhưng không có tiêu cực, sử dụng, chi tiêu sai tiền nhà nước trong trường hợp này.
Giải trình cụ thể hơn, phía VCCI khẳng định, năm 2008, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc cho VCCI được sử dụng khoản tiền chênh 9,4 tỷ đồng sau khi kết thúc Hội nghị APEC 2006 nhưng đến cuối năm 2010 mới có Công văn của Bộ Tài chính về việc việc sử dụng tiền tài trợ từ APEC 2006 phân bổ cho các dự án.
Trong quá trình chuẩn bị các dự án và kế hoạch chi tiết sử dụng số tiền nói trên để Bộ Tài chính phê duyệt, VCCI đã chủ động gửi có kỳ hạn số tiền 9,4 tỷ đồng đó vào ngân hàng trong thời gian nhất định để sinh lãi và đã gộp vào tăng nguồn thu cho NSNN khoản lãi là 291 triệu đồng.
Như vậy, phía VCCI nhấn mạnh, có việc đơn vị gửi tiền có nguồn gốc ngân sách Nhà nước để sinh lãi tăng thu cho ngân sách chứ không có việc VCCI gửi tiền ngân sách Nhà nước để lấy lãi chi tiêu. Việc sử dụng khoản tiền dư theo đó đã mang lại hiệu quả, không làm thất thoát ngân sách.
Trao đổi thêm về vấn đề trách nhiệm của lãnh đạo VCCI qua cuộc thanh tra lần này, Phó Cục trưởng Hoàng Đức Vinh cho biết, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cá nhân Chủ tịch, các Phó Chủ tịch VCCI cũng như các cá nhân liên quan.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phân tích thêm, người đứng đầu đơn vị rõ ràng có trách nhiệm với những vi phạm về chế độ hóa đơn chứng từ tại đơn vị, Thanh tra Chính phủ có đề nghị kiểm điểm trách nhiệm nhưng chưa tới mức xem xét kỷ luật. VCCI đến nay cũng đã có kiểm điểm, báo cáo lên Thủ tướng về việc này.
P.Thảo
Theo Dantri
Thanh tra Chính phủ "thúc" thanh tra toàn diện đường ống nước sông Đà
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhận định, cần thiết phải tiến hành thanh tra việc xây dựng, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội do TCty Vinaconex làm chủ đầu tư.
Hôm nay, 16/7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức họp báo về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thanh tra đã giúp phát hiện 5 vụ, 13 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 2.327 triệu đồng; đã thu 630 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 20 tập thể, 15 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 1 vụ, 5 đối tượng. Qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã chuyển cơ quan điều tra xử lý 16 vụ, 16 đối tượng.
Cũng trong quý III, TTCP dự kiến ban hành 10 kết luận thanh tra, trong đó có kết luận thành tra về việc quản lý, sử dụng tài sản tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD); việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Cao su Việt Nam; việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Các cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 291 vụ, 805 bị can phạm tội về tham nhũng (trong đó: năm 2013 chuyển sang 168 vụ, 513 bị can); khởi tố mới 123 vụ, 292 bị can; thiệt hại hơn 2.300 tỉ đồng và 11,3 ha đất; đã thu hồi gần 500 tỉ đồng và 08 ha đất; đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 139 vụ, 385 bị can; tạm đình chỉ 5 vụ, 16 bị can; đình chỉ 2 vụ, 5 bị can; miễn trách nhiệm hình sự 4 bị can; hiện đang điều tra 145 vụ, 395 bị can.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, trong quý III, Thanh tra Chính phủ dự kiến triển khai 6 cuộc thanh tra như thanh tra tại tỉnh Thanh Hoá, Bình Phước, thanh tra về chế định bảo hiểm tiền gửi, thanh tra chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, thanh tra việc thực hiện luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Một cuộc thanh tra khác trong kế hoạch gây nhiều sự chú ý, quan tâm của dư luận là thanh tra việc chấp hành, quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng công ty Đường sắt VN (ĐSVN).
Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh nhấn mạnh, cuộc thanh tra ĐSVN đã được lên kế hoạch từ lâu nhưng với vụ án tham nhũng đang được điều tra tại đơn vị này liên quan đến Công ty JTC (Nhật Bản) câu chuyện sẽ càng được quan tâm. Chính vì thế, bên cạnh việc thanh tra các nội dung như những cuộc thanh tra khác, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra công tác nội bộ của ĐSVN, trong đó có công tác tổ chức cán bộ.
Chất lượng đường ống nước sông Đà đã được mổ xẻ suốt thời gian qua sau những lần sự cố liên tiếp.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thì đề cập đến vấn đề dự án cấp nước Sông Đà. Ông Lượng khẳng định đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi việc liên tiếp xảy ra các sự cố vỡ đường ống gây mất nước trên diện rộng giữa mùa nắng nóng ảnh hưởng đến nhiều người dân Hà Nội, khiến dư luận bức xúc.
Ông Lượng nhận định, cần phải thanh tra toàn diện dự án cấp nước này của Vinaconex để làm rõ nguyên nhân vì sao, làm cho minh bạch, vướng mắc ở chỗ nào và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức ra sao. Hiện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo các cục, vụ chức năng tổng hợp, đề xuất cụ thể vì đây là vấn đề đang được dư luận quan tâm, gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Lượng chỉ rõ, cuộc thanh tra này sẽ thuộc thẩm quyền của bộ chủ quản và bộ phải chủ động tiến hành thanh tra. Nếu bộ không thực hiện, Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản yêu cầu. Trong trường hợp Thanh tra Chính phủ có yêu cầu mà bộ chủ quản vẫn không làm, Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc.
Thậm chí, theo ông Lượng, khi bộ chủ quản tiến hành thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát, chưa đạt kết quả thì Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc, tiến hành làm lại.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội: EVN lý giải hoá đơn tiền điện tăng đột biến do... nghỉ hè! Tổng Công ty điện lực Hà Nội vừa cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến sản lượng điện tiêu thu tăng đột biến ở các hộ gia đình là do học sinh nghỉ nên thời gian sử dụng điều hòa và thiết bị làm mát trong nhà gia tăng. Ngày 15/7, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo...