VCCI góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có ý kiến rằng, chính sách chống phân biệt đối xử, kỳ thị, lợi dụng cần được quy định đối với tất cả các đối tượng người tiêu dùng và trong tất cả các hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng.
Trả lời đề nghị của Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ( Bộ Công Thương) về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); đồng thời, trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có ý kiến rằng, chính sách chống phân biệt đối xử, kỳ thị, lợi dụng cần được quy định đối với tất cả các đối tượng người tiêu dùng và trong tất cả các hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng. Việc này không chỉ bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tạo thuận lợi cho hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh doanh. Việc quy định như dự thảo là “có cơ chế, chính sách chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng” người tiêu dùng dễ bị tổn thương chỉ trong việc “thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin” có thể dẫn tới cách hiểu chưa đầy đủ và tạo lỗ hổng trong áp dụng quy định này.
Ảnh minh họa: Nguyễn Chinh/TTXVN
Hiện tại, trong các luật chuyên ngành như Luật Người cao tuổi, Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)… đã quy định chung về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm kỳ thị, phân biệt đối xử, song thực tế dường như chưa đi vào cuộc sống. Hoạt động giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh với người tiêu dùng còn có nhiều đặc thù mà nếu không có quy định cụ thể hơn sẽ có thể dẫn đến việc vô tình vi phạm do các cách hiểu khác nhau. Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các quy định cụ thể về các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử trong giao dịch với các đối tượng yếu thế để bảo đảm tính khả thi của quy định này.
Để tăng tính rõ ràng, minh bạch của quy định, VCCI cũng đề nghị sửa nội dung theo hướng bỏ các từ “bảo đảm thực hiện” bởi đây là trách nhiệm trực tiếp của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với khách hàng là người tiêu dùng dễ bị tổn thương (đã được quy định tại những luật chuyên ngành nói trên) nhằm tránh các cách hiểu khác nhau dẫn tới việc áp dụng pháp luật không chính xác.
Về chính sách thông tin của người tiêu dùng, liên quan đến giao dịch thương mại trên nền tảng trực tuyến, thông tin của người tiêu dùng là một trong những nội dung bắt buộc để thực hiện giao dịch như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thẻ ngân hàng hoặc các tài khoản cho phép thanh toán trực tuyến… Do đó, quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng phải thông báo trước bằng hình thức phù hợp và phải được người đó đồng ý” là không phù hợp với các giao dịch trực tuyến. Để bảo đảm tính chính xác và chặt chẽ của văn bản, VCCI đề nghị bổ sung vào dự thảo cụm từ “trừ quy định tại khoản 4 Điều này” để bảo đảm tính chặt chẽ của quy định.
Quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sử dụng thông tin của người tiêu dùng đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo…” là bỏ sót các trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thông báo khi thu thập thông tin. Vậy trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng các thông tin này ngoài mục đích ban đầu (như thông tin để giao kết/thực hiện hợp đồng; thông tin để tính giá, cước…) thì sẽ không có quy định, tạo thành khoảng trống pháp lý. Vì vậy, VCCI đề nghị bổ sung quy định cho các trường hợp này.
Video đang HOT
Việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong dự thảo cũng được quy định khá chung chung. Các yêu cầu như “phải có cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng”, “báo cho cơ quan chức năng trong vòng hai mươi bốn giờ sau khi phát hiện sự cố và thực hiện các biện pháp cần thiết…” không rõ trình tự, thủ tục, đối tượng báo cáo thì sẽ khó bảo đảm tính khả thi. Do đó, VCCI đề nghị dẫn chiếu hoặc uỷ quyền quy định chi tiết các nội dung này.
VCCI cũng góp ý tương tự đối với quy định về kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, chuyển giao hoặc huỷ bỏ thông tin của người tiêu dùng
Về quyền của người tiêu dùng sẽ tương ứng với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh, quy định tại dự thảo cũng còn có một số nội dung chưa bảo đảm tính hợp lý, khả thi như người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, công bố, niêm yết, quảng cáo, cam kết hoặc theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, lại có quy định cho phép người tiêu dùng “góp ý kiến với tổ chức, cá nhân về giá cả, chất lượng…”. Vậy không rõ trong trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể trao đổi với người tiêu dùng, trước khi phải đứng ra làm một bên bị khiếu nại, tố cáo hoặc bị đơn trong vụ việc dân sự?
Để nâng cao việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và giảm thiểu khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định theo hướng: tổ chức, cá nhân có quyền thương lượng với người tiêu dùng lựa chọn cách giải quyết trong trường hợp có cách hiểu không thống nhất hoặc sai khác về các vấn đề của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, bổ sung quy định cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền yêu cầu người tiêu dùng thương lượng khi có tranh chấp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
Về nghĩa vụ của người tiêu dùng theo quy định của dự thảo, thực tế cho thấy một số trường hợp người tiêu dùng lạm dụng quyền của mình dẫn tới ảnh hưởng tới lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Ví dụ như đưa tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Chính vì vậy, để hạn chế cũng như ràng buộc trách nhiệm của người tiêu dùng khi xảy ra việc lạm dụng quyền trong quan hệ tiêu dùng, VCCI cũng đề nghị bổ sung nghĩa vụ của người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra và bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại xảy ra từ việc đưa thông tin sai sự thật…
PCI 2021: Chi phí 'không chính thức' của doanh nghiệp giảm xuống còn 41%
Một trong những điểm sáng nổi bật của Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, chính là chỉ số chi phí phi chính thức của các doanh nghiệp đã giảm xuống còn 41%.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI nhấn mạnh, đây là con số ấn tượng nhất bởi mặc dù tình hình dịch bệnh diễn ra rất căng thẳng, nghiêm trọng nhưng các chỉ số bình quân vẫn trên đà cao hơn báo cáo năm 2020. Con số này cũng nói lên thông điệp, các tỉnh đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy cải cách, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Điều này cũng khẳng định, môi trường kinh doanh năm 2021 ở nhiều lĩnh vực đã có sự cải thiện đáng kể; thậm chí xu hướng cải cách diễn ra rất mạnh mẽ và chi phí phi chính thức mà doanh nghiệp thường phàn nàn đã tiếp tục giảm thiểu.
"Qua điều tra gần 12.000 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, năm 2015- 2016, cứ 10 doanh nghiệp, có tới 7 doanh nghiệp cho biết họ phải chi trả chi phí phi chính thức. Năm 2021, con số này đã giảm xuống còn 41%. Con số thể hiện mức giảm rất đều đặn qua từng năm", ông Tuấn nói.
Điều này thể hiện tính hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước cũng như những nỗ lực cải cách hành chính từ Trung ương tới địa phương đã phát huy tác dụng. Với đà cải cách này, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải cách mạnh hơn nữa và việc chi trả phi chính thức sẽ tiếp tục được giảm trong thời gian tới.
Một trong những điển hình và là gương sáng được vinh danh tại sự kiện công bố Báo cáo thường niên Chỉ số PCI 2021, chính là tỉnh Quảng Ninh với ngôi vị cao nhất là Quán quân trong bảng xếp hạng năm nay.
Ông Tuấn nêu, Quảng Ninh là địa phương đã thể hiện sự tích cực trong Chỉ số PCI 2021. Đây là địa phương năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu bảng PCI và năm thứ 9 liên tiếp nằm trong Top cao của PCI. Đây cũng là địa phương đi đầu trong sáng kiến về cải thiện môi trường kinh doanh, như mô hình một cửa, mô hình ban hỗ trợ đầu tư. Quảng Ninh rất nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư tư nhân vào đầu tư hạ tầng của địa phương.
"Ít có địa phương đạt được thành công trong thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng, từ đường cao tốc, cho đến cảng biển, sân bay như vậy. Tỉnh đã có cách tiếp cận rất thực chất, chẳng hạn như quan tâm tới nhà đầu tư thông qua tổ chăm sóc các nhà đầu tư, tìm giải pháp để nhà đầu tư đã vào Quảng Ninh là hài lòng, gặp thuận lợi (thay vì hội thảo hoành tráng). Tôi cho rằng đây là kinh nghiệm tốt cho các địa phương tại Việt Nam", ông Tuấn nói.
Bên cạnh Quảng Ninh thì 2 đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại không có sự tăng trưởng mạnh về chỉ số PCI trong bảng xếp hạng năm 2021 do chịu tác động rất sâu từ dịch COVID-19. Theo ông Tuấn, Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021 không bị giảm chỉ số PCI đã là một thành công rất lớn. Với cách tiếp cận bài bản, hệ thống, mong Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lấy lại đà vươn lên trong bảng chỉ số PCI.
Kết quả điều tra PCI năm 2021 còn cho thấy một số thủ tục hành chính vẫn đang gây phiền hà, khó khăn cho việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Thủ tục trong các lĩnh vực thuế, phí, đất đai, bảo hiểm xã hội và xây dựng là những lĩnh vực gây nhiều khó khăn nhất. Trong đó, cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ trở ngại khi tuân thủ thủ tục hành chính về thuế, phí và xây dựng trong năm 2021 cao hơn đáng kể so với năm 2020. Nguyên nhân có thể là do các cơ quan chính quyền phải tập trung để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nên nguồn lực và năng lực bị phân tán trong thời gian dịch bệnh.
Theo ông Tuấn, cần tiếp tục giảm gánh nặng tuân thủ với các thủ tục kinh doanh có điều kiện. Cải cách điều kiện kinh doanh đã trở thành trọng tâm chính sách của Chính phủ liên tục từ năm 2018 trở lại đây và đã tiếp tục được nhấn mạnh trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Dù có những bước tiến, nhưng vẫn có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp chưa hài lòng khi thực hiện các thủ tục hành chính này.
"Chỉ 38,9% doanh nghiệp không gặp khó khăn gì khi thực hiện thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện và 43,4% doanh nghiệp cho biết thời gian giải quyết thủ tục không kéo dài hơn so với quy định. Chỉ có 39,1% doanh nghiệp ghi nhận chi phí cấp phép kinh doanh có điều kiện không vượt quá mức phí, lệ phí được quy định trong văn bản pháp luật. Những phiền hà về cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện là nguyên nhân khiến 21,7% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh", ông Tuấn nói.
Mặc dù còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực xây dựng, thuế phí, đất đai..., như đã nêu song ông Tuấn tin rằng nếu các địa phương biết cách cụ thể hóa kế hoạch để tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh thì chỉ số PCI sẽ tiến bộ.
"Một trong những cách thức thay đổi chỉ số PCI là tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Đánh giá một môi trường kinh doanh tốt không phải kế hoạch hoành tráng, mà phải bắt nguồn từ thủ tục hành chính cụ thể", ông Tuấn khuyến nghị.
Hà Lan hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững Tối 8/4, tại thành phố Cần Thơ, Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long. Bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ...