VBF 2015: Quan ngại về tiến độ cổ phần hóa

Theo dõi VGT trên

Chuẩn bị một bản báo cáo khá công phu, với danh sách một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng chuẩn bị được cổ phần hóa, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng (VBF) đã gửi tới Chính phủ Việt Nam lời quan ngại về tiến độ cổ phần hóa trong lĩnh vực này, bao gồm cả số lượng và chất lượng.

VBF 2015: Quan ngại về tiến độ cổ phần hóa - Hình 1

Bản báo cáo có tên “Tình hình tư nhân hóa cơ sở hạ tầng” tại VBF cuối kỳ 2015 nêu quan ngại về tiến trình cổ phần hóa với Chính phủ Việt Nam

Rất nhiều cái tên nổi tiếng có trong danh sách các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng được Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng (VBF) đề cập trong một bản báo cáo có tên “Tình hình tư nhân hóa cơ sở hạ tầng”.

Đó là Petro Việt Nam, với các doanh nghiệp như Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng CTCP Điện lực Dầu khí…; hay Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, với Công ty Bảo hiểm hàng không Việt Nam, CTCP Đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà…

Rồi cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với kế hoạch bán phần lợi ích của mình trong Ngân hàng An Bình, CTCP Bảo hiểm Toàn Cầu…; hạn chế quyền sở hữu xuống dưới 50% với CTCP Điện lực Vĩnh Tân 3 và Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình…

Tuy nhiên, sau khi đưa ra danh sách này, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng dù đánh giá cao việc công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã và đang được đặc biệt chú trọng, song trên thực tế, cổ phần hóa không có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế.

Lý do là vì, chỉ có một số lượng nhỏ cổ phần của DNNN cũ được bán, và đôi khi những cổ phần đó được bán cho các nhà đầu tư thụ động, bao gồm cả các ngân hàng, họ sẽ không quan tâm đến việc cải thiện hiệu quả quản lý.

“Chúng tôi quan ngại về tiến độ cổ phần hóa trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cả về số lượng và chất lượng”, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng bày tỏ quan điểm và cho biết, trong danh sách các doanh nghiệp mà Nhóm đề cập, cột hiện trạng của tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp này được chia làm nhiều mục.

Chẳng hạn, “khu vực tư nhân – nhà đầu tư chiến lược tiềm năng” tức là có các báo cáo cho biết rằng Nhà nước hoặc DNNN đang cố gắng bán phần lợi ích cho một nhà đầu tư chiến lược, nhưng giao dịch này vẫn chưa diễn ra.

“Khu vực tư nhân – bán số lượng lớn – thực tế” tức là có giao dịch bán số lượng lớn [cổ phần] của một công ty song không phải cho một nhà đầu tư chiến lược. Các giao dịch bán đó thường là các công ty con không chủ chốt.

Trong khi đó, “khu vực tư nhân – bán số lượng nhỏ – thực tế” tức là đã có giao dịch bán cổ phần của DNNN song Nhà nước (hoặc DNNN) vẫn sở hữu trên 75% vốn chủ sở hữu và do vậy Nhà nước (hoặc DNNN) vẫn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đối với toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp.

“Đây mới chỉ là bước khởi đầu song cần đề ra một lộ trình rõ ràng nhằm tăng phần sở hữu tư nhân của các công ty này, đây là các công ty không thuộc danh mục các công ty có tầm quan trọng chiến lược của Chính phủ”, Nhóm Cơ sở hạ tầng bày tỏ quan điểm và cho rằng, việc chuyển giao từ “Nhà nước cho Nhà nước” tức là Nhà nước hoặc một DNNN đã chuyển giao lợi ích chủ sở hữu nhưng chỉ chuyển giao cho một pháp nhân thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước vẫn còn khá nhiều.

“Trong khi đó, &’không rõ ràng’ tức là theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, tình hình cổ phần hóa hoặc giao dịch bán không được công khai”, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng nói.

Video đang HOT

Nhìn vào danh sách mà Nhóm đề cập, không ít cái tên được xếp vào danh sách “không rõ ràng”. Chẳng hạn, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC); Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR); MobiFone…

Báo cáo của Nhóm chỉ ra rằng, dù MobiFone đã được chuyển giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông; không còn là một công ty con của VNPT. Bộ này được giao chuẩn bị Đề án cổ phần hóa MobiFone và trình lên Chính phủ vào năm 2014, nhưng đến nay, vẫn chưa có đề án. Con gà đẻ trứng vàng của ngành viễn thông Việt Nam cũng bị xếp vào nhóm “không rõ ràng”.

Nhìn từ danh sách này và các cách xếp hạng của Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng, xem ra, rất nhiều quan ngại được đặt ra với tiến trình cổ phần hóa của Việt Nam.

Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán

Cổ phần hóa, thách thức số lượng và chất lượng

Kết quả đấu giá 33,8 triệu cổ phần của Công ty TNHH Một thành viên Thăng Long GTC hồi tháng 8/2015 gây bất ngờ cho thị trường bởi giá trúng bình quân thấp hơn rất nhiều so với dự đoán và so với mức định giá thận trọng của nhiều CTCK.

Cổ phần hóa, thách thức số lượng và chất lượng - Hình 1

Theo kế hoạch, phương án cổ phần hóa Vicem phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31/7/2015. Song đến nay, Vicem và Bộ Xây dựng vẫn chưa công bố được giá trị DN

Với giá khởi điểm 10.600 đồng/CP, giá đấu bình quân của Thăng Long GTC chỉ là 10.724 đồng/CP. Đợt đấu giá cũng chỉ thu hút 18 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 2 nhà đầu tư tổ chức.

Sau khi đấu giá công khai, Công ty sẽ thực hiện bán 33,2 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Giá bán do Ban chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận, nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.

Trong khi đó, với một loạt tài sản giá trị trong tay như tỷ lệ cổ phần lớn ở các khách sạn lớn tại Hà Nội, BigC, đặc biệt là quyền sử dụng các khu đất đẹp có diện tích rất lớn, Thăng Long GTC được các CTCK định giá thận trọng ở mức 28.000 - 40.000 đồng/CP, còn thị trường thì ước lượng giá trúng bình quân có thể lên tới 70.000 - 80.000 đồng/CP.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đợt IPO trên, song giới phân tích chia sẻ một nhận định chung là, sức cầu trên thị trường yếu. Nhà đầu tư nhỏ lẻ không còn mặn mà với các đợt IPO, còn nhà đầu tư lớn e ngại cái bóng của nhà đầu tư chiến lược tại Thăng Long GTC.

Giá trúng bình quân của đợt IPO thấp, có thể dẫn tới việc giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thấp, giá trị Nhà nước thu được từ cổ phần hóa DN có rất nhiều tiềm năng này có thể không tương xứng.

Câu chuyện của Thăng Long GTC là một ví dụ cho thấy kế hoạch cổ phần hóa các DNNN đang gặp thách thức về số lượng và chất lượng.

Số lượng thấp

Thông tin từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho thấy, 8 tháng đầu năm, mới hoàn thành cổ phần hóa được 95 DN, dự kiến năm 2015 sẽ cổ phần hóa được 200 DN. 89 DN còn lại khó có khả năng hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015.

Khảo sát của ĐTCK cho thấy, nhiều tổng công ty bị chậm tiến độ cổ phần hóa 3-6 tháng so với kế hoạch đã đề ra. Đơn cử, Công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) dự kiến trình Bộ Xây dựng phương án cổ phần hóa trước ngày 30/6/2015 và hoàn tất phương án cổ phần hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước 31/7/2015.

Đến 31/12/2015, dự kiến Vicem sẽ hoàn thành các nội dung thực hiện công bố thông tin, tổ chức IPO, tổ chức bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổng hợp kết quả bán cổ phần... Tuy nhiên, cho đến nay, Vicem và Bộ chủ quản chưa công bố được giá trị DN.

Tiến trình cổ phần hóa Công ty mẹ -Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng khá chậm. Ngày 30/12/2014, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quyết định phê duyệt giá trị DN để cổ phần hóa công ty mẹ, Tổng công ty đã ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa, song đến nay chưa có thêm thông tin nào được công bố ra thị trường.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty Lilama, Coma trong năm 2014, cụ thể là quý II/2014, Bộ Xây dựng phải chỉ đạo, xây dựng và trình Chính phủ phương án cổ phần hóa các tổng công ty này.

Song đã hơn 1 năm kể từ thời điểm trên, các tổng công ty còn rất ì ạch với nhiệm vụ này. Tại Lilama, Bộ Xây dựng đã phê duyệt kế hoạch công bố thông tin từ hơn 1 tháng trước, tổ chức họp và chỉ đạo 3 ngày sau DN phải công bố thông tin nhưng giá khởi điểm của đợt IPO vẫn chưa được phê duyệt. Vậy câu hỏi đặt ra là, DN sẽ công bố cái gì?

Sáng hôm nay (ngày 14/9), Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ công bố giá trị DN và dự kiến cuối tháng 9 sẽ chốt lại để có thể công bố thông tin ra thị trường về đợt IPO. Tiến trình này cũng bị chậm gần nửa năm so với kế hoạch.

Chất lượng nghèo

Cùng với con số DN chậm cổ phần hóa còn rất lớn, số lượng cổ phần bán được qua các đợt IPO rất nhỏ. Báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, đến cuối tháng 8, có 70 DN cổ phần hóa bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng tại sở GDCK và các CTCK với tổng số lượng cổ phần chào bán là 734.571.659, trị giá 7.345,7 tỷ đồng.

Kết quả, số cổ phiếu bán được là 232.113.993, đạt 31,6% tổng số lượng cổ phần chào bán. Trong đó có 40 DN bán đạt 99% tổng số cổ phần chào bán. Như vậy, có thể thấy, 30 DN còn lại ế rất nhiều, thậm chí là không bán được cổ phần nào.

Việc nhiều DN ế cổ phần đem ra chào bán đã phần nào ảnh hưởng tới tâm lý và sức cầu trên thị trường, mà câu chuyện của Thăng Long GTC ở trên là một ví dụ.

Bên cạnh hệ lụy tài sản Nhà nước bán với giá thấp, không tương xứng với tiềm năng, việc thiếu quảng bá thông tin về các đợt IPO cũng như thiếu sự bảo đảm vị thế pháp lý của nhà đầu tư chiến lược trong DN sau khi cổ phần hóa đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài gần đây vắng bóng trong các đợt chào bán cổ phần lần đầu của DN Nhà nước ra công chúng.

Thống kê của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy, trong 247 DNNN cổ phần hóa trong năm 2011 - 2014, chỉ có 3 DN bán hơn 5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, đều là những DN Nhật Bản (bao gồm cả công ty liên doanh trong nước).

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sau cổ phần hóa trung bình là 90% tại 143 DN đã cổ phần hóa trong năm 2014 cũng như việc DN không bán được hết cổ phần theo kế hoạch từ đầu năm 2015 đến nay đặt ra thách thức lớn về thay đổi quản trị DN (hay nói cách khác là thay đổi về chất lượng) sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital nhận xét rằng, nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy nản lòng và không muốn bỏ vốn vào những DN mà HĐQT và Ban điều hành DN không có gì khác so với trước cổ phần hóa.

Đi tìm nguyên nhân?

Có nhiều nguyên nhân được đem ra mổ xẻ nhằm giải thích cho việc chậm trễ trên. Ngoài lý do khách quan là biến động của thị trường tài chính chứng khoán quốc tế thì những khó khăn của nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính chứng khoán và việc bán cổ phần thoái vốn Nhà nước.

Song theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, nguyên nhân lớn nhất là việc ban hành cơ chế chính sách về đổi mới tổ chức quản lý và tái cơ cấu DNNN chưa đạt tiến độ đề ra, cụ thể có tới 7/11 văn bản được các Bộ ngành trình Chính phủ chậm so với kế hoạch. Hệ quả là việc bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn chưa kịp thời, việc bán cổ phần theo lô và các nội dung liên quan đến xử lý tài chính khi cổ phần hóa đã được Chính phủ quyết nghị tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 1/6/2015 đến nay vẫn chưa được thể chế hóa thành quy định pháp lý để áp dụng do vướng về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phản ánh từ các tổng công ty và đơn vị tư vấn định giá DN cho thấy, nút thắt lớn nhất hiện nay gây ra sự chậm trễ trong quá trình cổ phần hóa là việc xử lý nợ xấu, nợ khó đòi, và các vấn đề về tài chính DN.

Trong suốt 20 năm qua, nhiều công ty con, cháu trực thuộc các tổng công ty, tập đoàn tiến hành cổ phần hóa. Trong quá trình đó, có những khoản nợ xấu, những dự án rắc rối, tranh chấp về pháp lý thường được tách ra, đẩy về công ty mẹ giải quyết sau để công ty con có thể dễ dàng phê duyệt giá trị cổ phần hóa. Nay đến lượt các công ty mẹ cổ phần hóa, xử lý những khoản nợ này tiếp tục là vấn đề nan giải.

Chẳng hạn, tại một tổng công ty nọ, công ty con có khoản nợ khó đòi với một đối tác nước ngoài gần 100 tỷ đồng nhưng giờ không xác định được đối tác nước ngoài trên ở đâu. Ở một tổng công ty khác có đối tác Trung Quốc nợ gần 60 tỷ đồng, giờ không liên hệ được với đối tác Trung Quốc.

Cách giải quyết phổ biến hiện nay là DN sẽ tổng hợp thông tin về các món nợ khó đòi, báo cáo cơ quan chủ quản xin cơ chế xử lý đặc thù. "Quá trình định giá DN hiện gặp nhiều vướng mắc và việc giải quyết thường phụ thuộc vào mức độ quyết đoán của các Ban chỉ đạo cổ phần hóa, vào sự nhiệt huyết của các tổ giúp việc Ban chỉ đạo đặt tại DN...", thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa một tổng công ty chia sẻ.

Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN cũng nêu ra thực tế, nhiều DN thực hiện sắp xếp cổ phần hóa giai đoạn hiện nay có quy mô lớn phạm vi hoạt động rộng tình hình tài chính phức tạp, việc xử lý công nợ xử lý tài chính phương án sử dụng đất trong quá trình xác định giá trị DN để cổ phần hóa việc lựa chọn cổ đông chiến lược cần có nhiều thời gian để chuẩn bị xử lý...

Để hóa giải những nút thắt trên, việc ban hành sớm và kịp thời các văn bản quy định như Nghị định xử lý tài chính khi cổ phần hóa DNNN, 4 nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 và 2 nghị định hướng dẫn Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại DN, Quyết định sửa đổi bổ sung về tiêu chí danh mục DNNN... là cần thiết.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia của các Ban chỉ đạo cổ phần hóa DNNN, rất khó để có thể ban hành các văn bản pháp luật bao quát và xử lý được tất cả những vấn đề, khó khăn nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Bởi vậy, bên cạnh việc ban hành các văn bản cần thiết, để đảm bảo số lượng và chất lượng cổ phần hóa, Chính phủ nên xem xét đưa ra quy định cụ thể về thời gian xử lý các vướng mắc cho các trường hợp đặc thù nảy sinh trong quá trình thực hiện cổ phần hóa tại các DN đối với từng cấp từ tổ giúp việc, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, đến bộ chủ quản, các bộ liên quan và Văn phòng Chính phủ...

Anh Việt

Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích
07:09:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).

Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao

Sao việt

11:55:13 22/11/2024
Cư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90

Netizen

11:38:33 22/11/2024
Thời gian vừa qua, bạch nguyệt quang là từ được cư dân mạng sử dụng khá nhiều. Ý nghĩa phổ biến nhất của từ này là để chỉ người mà chúng ta vô cùng ngưỡng mộ,

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

Thế giới

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.

Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da mùa hanh khô

Làm đẹp

10:25:04 22/11/2024
Cách chuẩn bị rất đơn giản: Rót một cốc nước ấm rồi thêm nước cốt của nửa quả chanh và chút mật ong vào nước rồi khuấy đều trước khi uống.