Vay vốn “tậu trâu” nông dân tỉnh Tuyên Quang khá giả
Từ nguồn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hội viên, nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điều kiện vay vốn, phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập.
Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn, trong đó có mô hình nuôi trâu…
Thoát nghèo nhờ vốn ưu đãi
Gia đình ông Nguyễn Thọ Hùng (thôn Hòa Mục, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang) được biết đến là một trong những hộ vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững tại địa phương nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi.
Sau khi vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, ông Nguyễn Thọ Hùng (thôn Hòa Mục, xã Thái Long, TP Tuyên Quang) đã mua thêm trâu về nuôi. Ảnh: M.N
Thông qua Hội ND TP.Tuyên Quang, năm 2017, ông Hùng vay vốn từ Ngân hàng CSXH với số tiền hơn 40 triệu đồng để đầu tư xây chuồng trại và mua trâu về nuôi. Mỗi năm, gia đình anh có thu nhập trên 50 triệu đồng từ bán trâu. Từ số tiền bán trâu ông Hùng trả nợ Ngân hàng CSXH sau 1 năm vay vốn.
Sau 7 năm gắn liền với “danh hiệu” hộ nghèo, sang đến năm 2020 gia đình ông Hùng đã vươn lên là hộ cận nghèo. Không dừng lại ở đây, tháng 5/2020, gia đình ông Hùng đã tiếp tục vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để mở rộng chuồng trại, mua thêm trâu về nuôi. “Sau khi vay vốn Ngân hàng CSXH, tôi đã sửa lại chuồng trại, mua thêm trâu về nuôi. Hiện tại, 2 con trâu đã có chửa, cuối năm nay, tổng đàn trâu của gia đình sẽ có 4 con” – ông Hùng vui mừng chia sẻ.
Cũng vươn lên từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, bà Đỗ Thị Hòa (thôn Đồng Mon, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang) cho biết, gia đình bà đã 2 lần vay vốn để phát triển sản xuất từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH. Từ nguồn vốn vay này, gia đình bà Hòa đã vươn lên, không còn là hộ cận nghèo. Theo đó, năm 2018, bà Hòa vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để phát triển cây ăn quả. Sau khi đã trả nợ, năm 2020, bà Hòa tiếp tục vay 50 triệu để mở rộng diện tích trồng ổi Đài Loan và bưởi Diễn.
Video đang HOT
Từ diện tích trồng ổi Đài Loan và bưởi diễn, mỗi năm, bà Hòa đã có lợi nhuận trên 40 triệu đồng. “Nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi mới có cơ hội để phát triển kinh tế gia đình, từ nay gia đình đã thoát hộ cận nghèo” – bà Hòa chia sẻ.
Bà Đỗ Thị Ngọc – Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn Đồng Mun, xã Thái Long cho biết, hiện, thôn đã có 52 hộ vay vốn từ Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang. Tổng số vay vốn của tổ gần 1 tỷ đồng. Hiện, tổ chỉ có duy nhất 1 hộ nghèo.
“Ngân hàng CSXH thường xuyên xây dựng, phối hợp với các cấp Hội ND tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch việc xây dựng, quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách”.
Ông Vũ Thế Anh
“Từ nguồn vốn được cho vay, đã tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn thôn. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đang giảm dần theo từng năm” – bà Ngọc cho hay.
Hàng nghìn hộ dân được vay vốn
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang, doanh số cho vay thực hiện 8 tháng đầu năm 2020 đạt 679,2 tỷ đồng, với trên 17,7 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.
Trong đó, tập trung ở một số chương trình tín dụng như: Cho vay hộ nghèo 155,2 tỷ đồng, với 3.452 lượt khách hàng vay vốn; cho vay hộ cận nghèo 171,7 tỷ đồng, với 3.658 lượt khách hàng vay vốn; cho vay hộ mới thoát nghèo 73,9 tỷ đồng, với 1.558 lượt khách hàng vay vốn; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 81,9 tỷ đồng, với 4.313 lượt hộ vay vốn, đầu tư trên 8.626 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; cho vay giải quyết việc làm 35,7 tỷ đồng, với 865 lượt khách hàng vay vốn…
Không chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các hộ nghèo, khó khăn vay vốn. Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện cho vay xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, 8 tháng đầu năm 2020, kết quả cho vay các xã xây dựng NTM: Đạt 977,3 tỷ đồng với 28.363 hộ vay vốn, trong đó: 37 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM có tổng dư nợ đạt 726,06 tỷ đồng, với 21.982 hộ vay vốn; 11 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt có tổng dư nợ đạt 251,3 tỷ đồng, với 6.381 hộ vay vốn.
Ông Vũ Thế Anh – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang cho biết, nhằm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW Ngân hàng CSXH tỉnh đã tích cực tham mưu cho UBND các cấp cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ước thực hiện đến 30/9/2020 đạt 7,2 tỷ đồng/9,7 tỷ đồng, đạt 74,2% kế hoạch giao tăng trưởng năm 2020.
Mặt khác, hàng năm, từ tỉnh đến các huyện đều đã dành một phần ngân sách tiết kiệm để ủy thác cho Ngân hàng CSXH tạo nguồn vốn, cho vay đối với các hộ nghèo, cận nghèo, từ đó tạo công ăn việc làm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Ngân sách tỉnh đã cấp 5 tỷ, huyện và thành phố đã trích 1 tỷ đồng, thấp nhất là 500 triệu đồng để tạo nguồn vốn cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách vay.
Hà Giang: Nhiều hộ nông dân tạo được gia sản đáng kể nhờ vốn Ngân hàng CSXH
Thông qua nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hội viên, nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang có điều kiện vay vốn, phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập.
Vượt nghèo nhờ vốn ưu đãi
Anh Phùng Càn Sai (thôn Bản Khun, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê) được biết đến là một trong những tấm gương vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững tại địa phương nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi.
Mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo của nông dân Hà Giang. Ảnh: Đ.T
Với mục tiêu đồng hành cùng nông dân trong phát triển kinh tế, thời gian tới Hội ND tỉnh Hà Giang tăng cường phối hợp với các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng CSXH nâng cao chất lượng tín dụng... giúp hội viên có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thông qua Hội ND huyện Bắc Mê, anh Sai vay vốn từ Ngân hàng CSXH với số tiền hơn 50 triệu đồng để đầu tư xây chuồng trại và mua trâu, bò về nuôi theo hướng hàng hóa. Mỗi năm, gia đình anh có thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng từ bán trâu, bò.
Đáng chú ý, không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Sai còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân trong thôn để cùng thi đua làm giàu. Anh còn vận động bà con trả lãi, vốn vay đúng hạn.
Cũng vươn lên từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, chị Nông Thị Tươi (thôn Hạ Sơn 1, xã Lạc Nông, huyện Bắc Mê) tâm sự: Với người dân nông thôn, để phát triển sản xuất thì điều khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn ban đầu; vì nếu vay vốn ở các ngân hàng thương mại khác thì hiệu quả sản xuất không đủ trả tiền lãi. "May, nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi mới có cơ hội để phát triển kinh tế gia đình".
Ông Triệu Càn Diết- Trưởng thôn và cũng là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Bản Khun, xã Yên Cường, cho biết: Hiện, thôn có 70/130 hộ vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện. Năm 2019, thôn rất vinh dự có hộ anh Phùng Càn Sai được Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH tặng giấy khen vì "Đã có thành tích thực hiện vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020".
Tạo tiền đề cho nông dân phát triển
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Hà Giang: Tính đến ngày 31/3/2020 tổng dư nợ ủy thác với Ngân hàng CSXH của Hội ND trong toàn tỉnh là trên 800 tỷ đồng tạo điều kiện cho 22.152 hộ vay; nợ quá hạn 0,12% giảm 83 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ hội viên nghèo đã có thêm vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu đời sống, có điều kiện cho con em được học tập và phát triển; góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Một số huyện đã làm tốt công tác huy động tiền gửi tổ chức, dân cư, thực hiện tốt tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn cao và có lãi tồn giảm so với đầu năm như: Bắc Quang, Mèo Vạc, Yên Minh, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Quản Bạ...
Ông Trần Xuân Thuỷ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang cho biết: Không chỉ giúp các hội viên vươn lên ổn định cuộc sống, thông qua hoạt động quản lý điều hành nguồn vốn vay, đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp được rèn luyện phát triển các kỹ năng nghiệp vụ công tác hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hội viên ở cơ sở. Từ đó xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp để tạo sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức Hội.
Bên cạnh uỷ thác vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả, Hội ND Hà Giang cũng đang quản lý hơn 23,5 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân tạo điều kiện cho 424 hộ vay vốn.
Theo ông Thủy: Cùng với các nguồn lực đầu tư, Hội ND tỉnh đã mở các lớp dạy nghề, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ hội viên tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ và quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, khơi dậy tinh thần sáng tạo, năng động trong làm ăn của hội viên.
Năm 2019, Hội xây dựng được 51 mô hình kinh tế hiệu quả; 84 chi hội, tổ hội nghề nghiệp, giúp hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, đưa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đi vào thực chất.
Tuyên Quang: Bé trai 7 tuổi chết đuối trên sông Lô T. cùng bạn rủ nhau ra bến cát Bình Ca, nằm trên sông Lô, thuộc địa phận thôn Bình Ca, xã Thái Bình để tắm, sau đó bị chết đuối. Theo tin tưc tư bao Nông nghiêp, cháu bé bị chết đuối trên sông Lô là Nguyễn Văn T., sinh năm 2013 trú tai thôn 9, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên...