Vay vốn nuôi bò, trồng nho, nhà nông hết khó
Nhiều năm qua, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) đã góp phần giúp cho hàng nghìn hộ nông dân Ninh Thuận có vốn đầu tư phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu nhanh chóng.
Vay vốn nuôi bò, thu lãi 300 triệu/năm
Vừa cho đàn bò ăn cỏ, ông Nguyễn Văn La (thôn Phước Lập, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) nhớ lại những ngày mới lập nghiệp: “Tôi đã vay được 2 lần của Chi nhánh Agribank huyện Ninh Phước. Lần đầu tiên tôi vay đầu năm 2016, với số tiền 200 triệu đồng để nuôi bò vỗ béo. Sau khi có vốn, tôi bắt tay vào chạy đôn chạy đáo đi các nơi để mua được 20 con bò…”.
Thông qua nguồn vốn Agribank của Ninh Phước, nhiều hộ đã đầu tư chăn nuôi bò và vươn lên làm giàu. Ảnh: C.T
Cuối năm 2016, nhờ cần cù chịu khó chăm sóc đàn bò bài bản nên ông La đã có “quả ngọt” từ chính đàn bò này. “Vào thời điểm đó, nhờ bò có giá nên tôi nuôi từ 2 – 3 lứa vỗ béo/năm. Khi bò to mập, đúng trọng lượng mới cho xuất chuồng. Cuối năm 2016, doanh thu đạt 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi được 300 triệu đồng. Có vốn trong tay rồi, tôi thật sự mừng lắm, lại tiếp tục mua bò về thả nuôi…” – ông La phấn khởi nói.
Theo ông La, gia đình ông vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng, vừa trồng được 1ha cỏ để có thêm nguồn thức ăn cho bò. Với khát vọng vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu, lần thứ 2 ông liên hệ vay 500 triệu đồng để đầu tư nuôi bò và mua rơm rạ để dự trữ thức ăn vào mùa khô hạn cho đàn bò.
Hiện nay, trong trang trại của gia đình ông La đã có được 200 con bò cái, một con bò cái mỗi năm đẻ được một lứa. Sau khi sinh sản, những con bò đực được ông nuôi đủ trọng lượng sẽ xuất bán, riêng những con bò cái thì ông giữ lại nuôi.
Ông La chia sẻ: “Nông dân chẳng ai có sẵn vốn, nếu lúc đó mà không có vốn chắc tôi cũng bó tay, mọi việc sản xuất làm ăn giậm chân tại chỗ. Thông qua nguồn vốn của Agribank mà gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng quy mô chuồng trại và nuôi con cái bài bản. Ngoài việc nuôi bò, tôi còn trồng trên 4ha ruộng lúa, mỗi năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng”.
Video đang HOT
Tiếp sức kịp thời cho ND
Tương tự, hộ anh Nguyễn Văn Lê (thôn Thuận Hòa, xã Phước Thuận, Ninh Phước) bắt đầu vay vốn của Agribank Ninh Phước từ 7 năm trước để trồng nho và chăn nuôi dê. Lần đầu vay 40 triệu đồng để trồng nho xanh, hiện nay gia đình anh đã trồng được 6 sào nho. Mỗi năm anh sản xuất được 2 vụ nho, với giá bán dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm vườn nho mang về cho anh Lê khoản thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ngoài việc thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, anh còn có thu nhập thêm từ việc kinh doanh buôn bán.
Được biết, trên địa bàn hai huyện huyện Ninh Phước và Thuận Nam của tỉnh Ninh Thuận, có nhiều hộ khó khăn tiếp cận đượcnguồn vốn của Agribank để phát triển kinh tế và đến nay đã trở thành hộ khá giả, có thu nhập ổn định. Những vườn nho, táo xanh trĩu quả và đàn bò, cừu, dê ngày càng sinh sôi nảy nở đã phần nào khẳng định định được hiệu quả đồng vốn Agribank với nhà nông.
Tình trạng nắng nóng kéo dài cũng phần nào ảnh hưởng tới tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn dẫn đến năng suất cây trồng và vật nuôi giảm, việc tiêu thụ hàng hóa của các đại lý và bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả nguồn vốn, thời gian tới Agribank Ninh Thuận nói chung và Agribank Ninh Phước nói riêng sẽ chú trọng thay đổi về tác phong giao dịch và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đặc biệt, Agribank Ninh Phước sẽ tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp chăm sóc khách hàng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tích cực vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, tiếp cận các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn để triển khai công tác huy động vốn, các sản phẩm ngân hàng và các dịch vụ thanh toán.
TP.HCM: Chính sách hỗ trợ mạnh, nông dân "bay cao"
Đánh giá về kết quả 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP.HCM, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, một trong những điểm mạnh mà thành phố đã thực hiện trong 10 năm qua là chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị...
Theo ông Doanh, những chính sách này được triển khai đã mang lại hiệu quả với một đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay, đã huy động được 21 đồng vốn xã hội, trong đó huy động từ tổ chức tín dụng là 13 đồng, huy động trong dân là 8 đồng.
Nông dân nâng cao thu nhập
Nhờ tận dụng chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi nông dân TP.HCM đã phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: T.P
Văn phòng Điều phối NTM TP.HCM cho biết, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của thành phố được đông đảo người dân tham gia thực hiện có hiệu quả. Lũy tiến từ năm 2010 đến nay cho thấy 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ đã phê duyệt 25.740 lượt tổ chức, hộ dân, cá nhân vay vốn có hỗ trợ lãi vay để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng vốn vay gần 7.751 tỷ đồng.
Bình quân vốn đầu tư/phương án năm 2010 là 321 triệu đồng đã nâng lên 1,51 tỷ đồng năm 2019. Tổng kinh phí giải ngân hỗ trợ lãi vay từ ngân sách đối với các phương án được duyệt tại 5 huyện hơn 604 tỷ đồng.
Việc triển khai thực hiện chính sách đã góp phần giải quyết, tạo việc làm làm cho hơn 60.300 lao động. Đồng thời xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị có hiệu quả kinh tế cao.
Đánh giá chung kết quả thực hiện các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Nguyễn Văn Phụng nhận định, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi.
Người dân được hỗ trợ tạo điều kiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập trên địa bàn. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: Mô hình trồng hoa lan, hoa xương rồng, rau thủy canh, hoa kiểng, bon sai... Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2019 hơn 67 triệu đồng/người/năm.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Hữu Hoài Phú cho biết, đến nay sau 10 năm xây dựng NTM, trên địa bàn huyện Củ Chi đã có nhiều thay đổi tích cực, đó là do huyện đẩy mạnh các chính sách khuyến khích phát triển, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2019 tăng bình quân 8,24%/năm. Nông sản trên địa bàn huyện có quy mô lớn về số lượng với tổng đàn heo trên 139.000 con; tổng đàn bò khoảng 100.000 con, trong đó khoảng 60.000 con bò sữa; 598ha hoa kiểng (trong đó 167ha hoa lan); 1.642ha canh tác rau các loại; 260ha nuôi trồng thủy sản (trong đó có 18ha nuôi cá cảnh và 20ha sản xuất cá giống).
Ông Phạm Điền Trang (Bình Chánh, TP.HCM) đang chăm sóc cá kiểng.
Sản lượng nông sản cung cấp hàng năm khoảng 208.000 tấn rau; 8.000 tấn thủy sản các loại; 110.000 tấn sữa bò tươi và 35.000 tấn thịt các loại; 22,4 triệu cành lan mỗi năm. Doanh thu bình quân trên 1ha đất nông nghiệp năm 2018 đạt 500 triệu đồng/ha/năm... Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 hơn 60 triệu đồng/người/năm.
Đồng bộ chính sách hỗ trợ
Ban chỉ đạo của Thành ủy thành phố về Chương trình xây dựng NTM cho biết, cùng với nhiều chính sách khác, chính sách hỗ trợ lãi vay đầu tư sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố. Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các HTX, thành phố đã có các chính sách hỗ trợ phát triển như: Đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại HTX, hỗ trợ vốn tín dụng cho HTX...
Thông qua việc triển khai các chương trình, đề án trọng điểm về phát triển nông nghiệp, trong đó ưu tiên lựa chọn đối tượng tham gia là các HTX nông nghiệp và thành viên HTX để hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cho HTX.
Ngoài ra, thông qua công tác tuyên truyền, tư vấn vận động thành lập HTX, đã từng bước tăng số lượng HTX. Tính đến tháng 9/2019, trên địa bàn 56 xã xây dựng NTM đã có 76 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 1.370 thành viên, bình quân 18 thành viên/HTX.
Theo ông Thái Quốc Dân - Phó Chánh văn phòng điều phối NTM TP.HCM, thành phố đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống, biết vận dụng, nắm bắt các cơ hội từ chính sách, giải pháp hỗ trợ của chương trình vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả hơn. Đây là yếu tố quyết định trong việc giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Theo Danviet
Bể nuôi tôm "khác người" ở Ninh Thuận cho thu nhập hàng chục tỷ Nhờ tính cần cù, chịu khó làm ăn mà mô hình nuôi tôm trong bể xi măng của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm. Cần cù, chịu khó nghiên cứu các mô hình tiên tiến Luôn mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước...