Vay vốn nuôi bò sữa, mỗi ngày nông dân Lương Sơn thu 1 triệu đồng
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) ủy thác cho vay, hàng chục hộ nuôi bò sữa ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.
Có tiền triệu mỗi ngày
Trao đổi về tình hình địa phương, ông Bạch Văn Hồng – Chủ tịch Hội ND xã Liên Sơn cho biết, từ năm 2013, các hộ dân trong xã mới bắt đầu chuyển sang nuôi bò sữa. Khởi đầu là 7 hộ dân tự đi thực tế học hỏi kinh nghiệm tại các trang trại nuôi bò sữa lớn ở Ba Vì (Hà Nội) và thành lập nhóm cùng sở thích nuôi bò sữa.
Để người chăn nuôi bò sữa làm ăn bài bản, tháng 8.2014, Hội ND xã thành lập Tổ hợp tác (THT) nuôi bò sữa xã Liên Sơn với 16 thành viên tham gia ban đầu. Ngay sau khi thành lập, THT đã được Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN phê duyệt dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền 800 triệu đồng cho 16 hộ trong thời gian 3 năm để phát triển nghề nuôi bò sữa.
Với vốn vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND, anh Nguyễn Văn Mạnh đã có điều kiện đầu tư nuôi bò sữa.ảnh: T.H
Anh Nguyễn Văn Tám – 1 trong 16 hộ được vay vốn Quỹ HTND nuôi bò sữa – vui vẻ cho biết: “Gia đình tôi đã làm nhiều nghề từ làm ruộng đến nuôi thỏ, lợn, thầu ao thả cá… nhưng nuôi con gì cũng không bằng bò sữa”.
Năm 2012, tình cờ về quê vợ bên Ba Vì (Hà Nội) thấy nông dân nơi đây có cuộc sống sung túc từ nuôi bò sữa, anh Tám bèn ở lại tìm hiểu cách nuôi bò của họ. Sau khi nghiên cứu kỹ quy trình, kỹ thuật nuôi bò sữa, năm 2013, anh Tám quyết định đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 3 con bò sữa Hà Lan thuần về nuôi.
Video đang HOT
Theo anh Tám, nhờ ký kết tiêu thụ sữa với các công ty nên nghề nuôi bò sữa cho thu nhập ổn định và cao hơn so với các nghề nông khác. Tuy nhiên, cái khó là vốn đầu tư chăn nuôi bò sữa bỏ ra rất lớn. May mắn, tháng 8.2014, anh Tám được Hội ND cho vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sữa từ nguồn vốn Quỹ HTND. Cùng với vốn của nhà, anh Tám mua thêm 2 con bò sữa.
“Đến nay, đàn bò sữa của gia đình lên đến cả chục con, trong đó nhiều con đang cho khai thác sữa với sản lượng cao (30kg sữa/ngày). Mỗi ngày tôi xuất bán hơn 1 tạ sữa cho Công ty CP Sữa Quốc tế với giá 11.000 đồng/kg. Từ chăn nuôi bò sữa, gia đình tôi có doanh thu hơn 30 triệu đồng/tháng, trừ chi phí còn thu lãi hơn 15 triệu đồng/tháng” – anh Tám bộc bạch.
Liên kết nuôi bò sữa
Được vay vốn kịp thời, tất cả các hộ nuôi bò sữa đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và có thu nhập cao. Nhiều hộ nuôi bò sữa có thu nhập từ vài trăm triệu đồng trở lên”.
Ông Bạch Văn Hồng
Theo ông Nguyễn Văn Sinh – Tổ trưởng THT chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn, thông qua dự án vay vốn Quỹ HTND chăn nuôi bò sữa, các hộ không chỉ mở rộng quy mô nuôi mà còn tích cực trao đổi kinh nghiệm, cùng liên kết tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm sữa bò tươi. “Hiện nay, Ban Chủ nhiệm THT đã liên hệ và ký kết với Công ty CP Sữa quốc tế bao tiêu sữa cho các thành viên. THT sinh hoạt định kỳ hàng quý nhưng hàng ngày các thành viên vẫn thường trao đổi kinh nghiệm cũng như tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi” – ông Sinh chia sẻ.
Là thành viên THT và cũng được vay vốn Quỹ HTND, anh Nguyễn Văn Mạnh ở xóm Sum cho biết: “Vào THT tôi không chỉ được Quỹ HTND cho vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sữa mà còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các thành viên khác. Hiện, ngoài nguồn cỏ tươi, tôi còn cho bò sữa ăn thêm các thức ăn tổng hợp để nâng cao năng suất và chất lượng sữa”./.
Theo Danviet
Điện Biên có nhiều đặc sản nông nghiệp, quan tâm xây dựng thương hiệu
Đây là gợi ý thêm của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn trong buổi làm việc với ôngTrần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên và lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh này vào chiều nay 1.8.
Hội ND tỉnh Điện Biên báo cáo, trong những năm qua và 6 tháng đầu năm, công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (trái) cùng đoàn công tác thăm cánh đồng mẫu lớn của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên.
Đến nay, toàn tỉnh có 10 cơ sở Hội, 130 chi hội, trên 78.700 hội viên. Các phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giầu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được đẩy mạnh và thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Hội đã chỉ đạo, thực hiện tốt 22 dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi bằng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; giúp cho 365 hộ với tổng số tiền trên 10,6 tỷ đồng; giúp cho 1.000 lao động có việc làm, thu nhập ổn định; giúp 4 xã nông thôn mới được thụ hưởng trên 2,6 tỷ đồng...
Toàn tỉnh có trên 22.900 hộ nông dân được vay vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với dư nợ trên 700,2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã giúp mang lại những hiệu quả thiết thực cho người nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đại diện lãnh đạo Hội ND tỉnh đề nghị với đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tăng cường bố trí thêm nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; xây dựng các đề án cũng như đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân, giúp nông dân phát huy được vai trò trong phát triển nông nghiệp, nông thôn..
Chủ tịch Lại Xuân Môn (thứ 2 bên phải) thăm mô hình nuôi trâu sinh sản của nông dân bản Te Nọi, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được vay vốn từ Quỹ ỗ trợ nông dân.
Ghi nhận và biểu dương kết quả hoạt động Hội và phong trào nông dân của tỉnh Điện Biên, Chủ tịch Lại Xuân Môn lưu ý một số vấn đề mà tỉnh Điện Biên cần làm trong thời gian tới. Đó là, UBND tỉnh cần bố trí bổ sung vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh để tạo điều kiện cho nông dân vay phát triển. Kinh phí dạy nghề cho nông dân hiện nay còn thấp, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên bố trí cho Hội Nông dân mở lớp dạy nghề tại địa bàn nông thôn.
Các sản phẩm nông nghiệp của Điện Biên như: gạo Điện Biên, dứa Mường Chà...chưa xây dựng thương hiệu, hay thương hiệu chưa hiệu quả. "Tỉnh cần xây dựng lại thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp của Điện Biên để quảng bá ra thị trường. Quan tâm đến vấn đề biên chế sự nghiệp cho Hội Nông dân, vì hiện nay biên chế của các Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
. Chủ tịch Lại Xuân Môn phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cũng yêu cầu tỉnh Điện Biên cần bảo vệ nông dân trước hội nhập kinh tế quốc tế, trước biến đổi khí hậu, làm sao để người dân không bị thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Tránh tình trạng nông sản của nông dân làm ra không có nơi tiêu thụ, bị tư thương ép giá. Tổ chức các hoạt động tư vấn, day nghề phát triển nông thôn, tạo nguồn lực để xây dựng nông dân ngày càng phát triển
Các đề xuất, kiến nghị của Hội Nd tỉnh Điện Biên Chủ tịch Lai Xuân Môn giao cho các ban, đơn vị chuyên môn của T.Ư Hội NDVN xem xét giúp đỡ Điện Biên.
Trước khi làm việc với tỉnh, sáng nay Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đến thăm một số mô hình kinh tế nông nghiệp sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân tiêu biểu tại bản Te Nọi, xã Thanh Luông và mô hình tích tụ đất đai sản xuất cánh đồng lớn của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Thanh Yên, huyện Điện Biên...
Theo Danviet
Hậu lũ quét ở Sơn La: Mất hết rồi, lấy tiền đâu mua sách cho con... Trận lũ quét lịch sử tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã làm 430 ngôi nhà, 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 2 điểm trường tiểu học bị cuốn trôi và hư hỏng nặng. Năm học mới ở Mường La sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi nhà ở, trường lớp chỉ còn trơ gạch, đá. Bản Huổi Liếng, xã...