Vay vaccine – sáng kiến vẹn đôi đường
Sau khi đạt thỏa thuận trao đổi vaccine đầu tiên trên thế giới, Hàn Quốc và Israel nhất trí đây có thể trở thành “mô hình hợp tác quốc tế”.
Hồi đầu tháng 7, Israel chuyển 700.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer chuẩn bị hết hạn vào cuối tháng đó cho Hàn Quốc, giữa lúc nước này đối mặt làn sóng đại dịch thứ tư nghiêm trọng vì biến chủng Delta. Theo thỏa thuận, Hàn Quốc sẽ trả lại số vaccine này cho Israel trong tháng 9 hoặc tháng 10.
Trong cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Israel Naftali Bennett hôm 16/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết lô vaccine từ quốc gia Trung Đông sẽ là “chất xúc tác để tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và sự tin cậy giữa hai nước”, nói thêm rằng trong tình hình nguồn cung vaccine khác nhau giữa các quốc gia, thỏa thuận giữa Hàn Quốc và Israel có thể trở thành “mô hình hợp tác quốc tế”.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in được tiêm vaccine Covid-19 tại thủ đô Seoul hôm 23/3. Ảnh: Reuters .
Giới chuyên gia cũng đánh giá sáng kiến trao đổi vaccine có khả năng sẽ được các chính phủ khác trên thế giới xem xét. Những thỏa thuận như vậy được cho là có thể giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng nguồn cung vaccine Covid-19 toàn cầu, đồng thời đem lại lợi ích cho cả hai bên .
Quốc gia được nhận vaccine sẽ có trước nguồn cung quan trọng mà họ đang phải chờ đợi, để giải quyết tình hình dịch bệnh căng thẳng trước mắt. Hồi giữa tháng 7, Israel đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 57% dân số, trong khi tỷ lệ này tại Hàn Quốc là 12,3%. Nước này cũng mới nhận 20% trong tổng cộng 192 triệu liều vaccine đặt hàng trước do tình trạng phân phối vaccine đình trệ trên toàn cầu, giữa lúc số ca nhiễm nCoV tăng mạnh.
Daniel Rhee, nhà khoa học tại Viện Vaccine Quốc tế ở Seoul, cho biết những quốc gia cho mượn trước vaccine cũng có lợi, khi số vaccine này được hoàn trả trong tương lai. Trong bối cảnh các biến chủng nCoV lây lan nhanh vẫn càn quét thế giới, một số nước có thể tiếp tục tiêm liều vaccine thứ ba để củng cố khả năng miễn dịch. Israel đã triển khai tiêm mũi tăng cường cho tất cả người trên 12 tuổi.
“Sáng kiến trao đổi giúp cân bằng nguy cơ giữa những nước cần vaccine ngay bây giờ và những nước muốn đổi số vaccine sắp hết hạn để lấy nguồn cung có thời hạn sử dụng dài hơn”, Rhee lập luận.
“Đây là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi”, Thủ tướng Bennett đề cập đến việc trao đổi vaccine với Hàn Quốc. Ông còn ca ngợi Hàn Quốc là “hình mẫu kiểm soát khủng hoảng Covid-19 từ sớm”, bày tỏ mong muốn học hỏi thêm về kinh nghiệm chống dịch.
Video đang HOT
Australia, quốc gia vừa ghi nhận số ca nhiễm nCoV mới kỷ lục hôm 3/9, cũng đang theo đuổi sáng kiến này. Sau khi vay Singapore 500.000 liều vaccine Pfizer, Australia đạt thỏa thuận trao đổi 4 triệu liều vaccine cũng của hãng này với Anh, giúp tăng gấp đôi lượng vaccine hiện có. Anh sẽ nhận lại 4 triệu liều vào tháng 12, khi nước này dự kiến triển khai mũi tiêm tăng cường.
Các thỏa thuận trao đổi vaccine mà Australia đạt được với Anh, Singapore và Ba Lan, cùng cam kết chuyển 3 triệu liều trong quý IV năm nay từ hãng Pfizer, dự kiến giúp nước này tăng tốc tiêm chủng và đạt được những mục tiêu quan trọng để tái mở cửa sớm hơn vài tuần.
“Vaccine đã tạo nên bức tường phòng thủ vững chắc tại Anh. Chúng tôi muốn hỗ trợ các quốc gia trên thế giới phục hồi sau đại dịch và cải thiện khả năng tiếp cận vaccine. Thỏa thuận của chúng tôi với Australia giúp chia sẻ vaccine vào thời điểm tối ưu, thúc đẩy chương trình tiêm chủng ở cả hai nước”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho hay.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định các thỏa thuận trao đổi vaccine có thể phải đi kèm với một số điều kiện về chính trị . Ngoài Israel, Hàn Quốc còn đàm phán trao đổi với một số nước khác bao gồm Mỹ, đồng minh lâu năm của họ, nhưng chính quyền Tổng thống Joe Biden chưa chấp thuận do đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng lên hàng đầu, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hồi tháng 4.
Theo một số chuyên gia, Mỹ cuối cùng sẽ đồng ý cung cấp vaccine cho Hàn Quốc nếu chính quyền Tổng thống Moon chứng tỏ được giá trị của họ với tư cách đồng minh chủ chốt, đáp lại sự ưu ái của Washington.
“Tôi nghĩ Hàn Quốc và Mỹ sẽ hợp tác vaccine trong bối cảnh liên minh của họ mạnh mẽ hơn”, Shin Beom-chul, giám đốc Trung tâm Ngoại giao và An ninh thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Hàn Quốc, nhận định.
“Nếu Hàn Quốc tăng cường nỗ lực hướng tới liên minh mạnh mẽ hơn một cách toàn diện, dù là vấn đề liên quan đến Trung Quốc hay hợp tác kỹ thuật hiện đại, Mỹ có thể sẽ coi đây là tín hiệu tích cực và trao lợi ích cho Hàn Quốc”, Shin nêu quan điểm.
Chuyên gia này lấy dẫn chứng là sau cuộc họp thượng đỉnh với Biden hồi tháng 4, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đã điện đàm với giám đốc hãng Pfizer và đảm bảo đủ vaccine cho tất cả người Nhật từ 16 tuổi trở lên vào cuối tháng 9. Kể từ khi Biden nhậm chức, chính quyền Suga thể hiện ủng hộ mạnh mẽ chính sách của Washington với Bắc Kinh, trong khi Hàn Quốc tỏ ra lưỡng lự vì quan hệ thương mại với Trung Quốc.
“Việc Mỹ có đồng ý trao đổi vaccine với Hàn Quốc hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định về ngoại giao của Hàn Quốc”, Kim Yeoul-soo, chánh văn phòng Chiến lược An ninh tại Viện Các vấn đề Quân sự Hàn Quốc, đánh giá.
Hàn Quốc 'mướt mồ hôi' với biến chủng Delta
Từ một thành trì chống Covid-19 được cả thế giới ngưỡng mộ, Hàn Quốc giờ chật vật ứng phó với đợt bùng phát biến chủng Delta giữa mùa hè.
Khai trương nhà hàng Nostimo ở phía nam thủ đô Seoul giữa đại dịch vào tháng 8 năm ngoái, Park Eun-sun phải nỗ lực hơn rất nhiều để thu hút khách hàng, đồng thời phải tuân thủ nhiều biện pháp kiểm soát dịch.
Hiện tại, Park phải đối mặt với những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất kể từ khi dịch bùng phát. Do số ca nhiễm liên tục tăng ở thủ đô Seoul, các nhà hàng phải đóng cửa trước 22h và chỉ phục vụ cho nhóm khách không quá hai người.
"Dù Hàn Quốc may mắn không phải phong tỏa hoàn toàn, công việc của chúng tôi vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều", Park nói.
Cô và nhiều người khác cảm thấy thất vọng vì chiến dịch triển khai vaccine chậm chạp của Hàn Quốc. "Vì các nhà hàng vẫn mở cửa, sẽ thật tốt nếu các chủ nhà hàng và nhân viên được ưu tiên trong danh sách tiêm chủng. Nhưng thật không may, điều này đã không xảy ra", cô nói.
Nhân viên y tế mệt mỏi tại điểm xét nghiệm Covid-19 ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Trong giai đoạn đầu dịch, Hàn Quốc từng chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc. Quốc gia này đã được quốc tế ngưỡng mộ khi nhanh chóng đẩy lùi đợt bùng phát đầu tiên nhờ chiến dịch xét nghiệm và truy vết tiếp xúc quyết liệt, mà không cần các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như đóng cửa doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thành công đó đang lùi dần vào quá khứ, khi hơn một năm sau, Hàn Quốc đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất từ đầu tháng 7. Gần 1.900 ca nhiễm mới được báo cáo ngày 28/7, mức cao nhất từ trước đến nay. Khoảng 20 ngày qua, Hàn Quốc đều ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày trên 1.000. Hơn 195.000 và hơn 2.000 ca tử vong đã được báo cáo kể từ đầu dịch.
Cơ quan y tế Hàn Quốc lo ngại đợt bùng phát mới có thể chưa đạt đỉnh, khi biến thể Delta đang trở thành chủng trội ở nước này. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết chủng Delta chiếm tới hơn 50% số ca nhiễm mới.
Để kiểm soát dịch, chính phủ đã áp đặt các biện pháp hạn chế Covid-19 cấp 4 ở thủ đô Seoul và khu vực lân cận trong bốn tuần đến ngày 8/8. Theo đó, giới chức cấm người dân không tụ tập quá hai người sau 18h, trong khi nhà hàng và quán cà phê chỉ được phép phục vụ tới 22h. Câu lạc bộ đêm và các địa điểm giải trí khác phải đóng cửa.
Chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in trở thành tâm điểm chỉ trích của công chúng, khi nhiều người cho rằng Hàn Quốc đã ngủ quên trong chiến thắng mà chưa đảm bảo nguồn cung vaccine để cho phép đất nước trở lại cuộc sống bình thường.
Hàn Quốc hiện là một trong hai nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất khi chỉ 13,6% dân số tiêm chủng đầy đủ, cùng Australia với tỷ lệ 13,51%. Nhiều người cho rằng chính phủ đã chậm chạp triển khai chiến dịch tiêm chủng, khiến người dân và doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với các biện pháp gần như phong tỏa, đe dọa nền kinh tế và cuộc sống.
Chính phủ Hàn Quốc đã ký thỏa thuận mua vaccine AstraZeneca, Pfizer và Moderna, nhưng tình trạng thiếu hụt nguồn cung và vận chuyển đình trệ đã cản trở chiến dịch triển khai của nước này.
"Tình trạng giãn cách xã hội nghiêm ngặt có thể đã tránh được nếu chính phủ có cách tiếp cận dài hạn hơn", Shin Eui-cheol, giáo sư Trường Khoa học và Kỹ thuật Y tế KAIST, nhận định. "Một năm trước, số ca nhiễm hàng ngày chỉ khoảng 100 và họ hài lòng với điều đó, nghĩ rằng chúng tôi có thể kiểm soát đại dịch. Họ đáng lẽ nên nhìn xa hơn và đưa ra chiến lược chủ động để chấm dứt đại dịch bằng cách mua đủ vaccine sớm hơn".
Ngoài đợt bùng phát, thời tiết nắng nóng cực đoan với nhiệt độ tăng cao trong tuần qua càng khiến nhiều người thêm khó chịu. Cuối tháng 7 cũng là lúc cao điểm của kỳ nghỉ hè ở Hàn Quốc, nhưng các biện pháp hạn chế Covid-19 khiến nhiều người phải ở nhà hoặc chỉ có thể đi du lịch trong nước thay vì được ra nước ngoài. Để hạn chế lây lan dịch, giới chức địa phương cũng đóng cửa các điểm đến nổi tiếng dọc bờ biển trong những khung giờ nhất định và cấm ăn uống trên bãi biển.
Biện pháp giãn cách xã hội cũng khiến những con phố nhộn nhịp ở Seoul trở nên vắng vẻ, khi nhiều công ty phải cho nhân viên làm việc tại nhà.
Tại nhà hàng Nostimo, Park đang chuẩn bị các món ăn Hy Lạp với nhiều nguyên liệu được lấy từ một trang trại bên ngoài thành phố. Cô cho biết với những người Hàn Quốc không thể du lịch nước ngoài vì đại dịch, Nostimo đã trở thành sự lựa chọn hấp dẫn.
"Nhà hàng của chúng tôi đã thu hút nhiều thực khách Hàn Quốc và nước ngoài muốn được thưởng thức ẩm thực quốc tế đích thực mà không cần lên máy bay", cô nói.
Trong suốt đại dịch, một nhóm nhân viên y tế cũng lên tiếng chỉ trích chính phủ, khi họ thường phải làm việc nhiều giờ trong tình trạng có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Nhiều người cũng lên tiếng đòi cải thiện về tiền lương và điều kiện làm việc.
"Bác sĩ và y tá đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 phải chịu nhiều căng thẳng tới mức gần như kiệt sức", Park Jae-young, bác sĩ và là tổng biên tập Tuần báo Bác sĩ Hàn Quốc, nói.
Trong khi đó, Park cho rằng thay vì mong đợi một "kỷ nguyên hậu đại dịch", các chuyên gia y tế nên chuẩn bị cho một tương lai sống chung với Covid-19.
"Xem xét đặc tính của nCoV như khả năng lây truyền, biến đổi và tỷ lệ tiêm chủng, dường như chúng tôi sẽ sống chung với nó mãi mãi", cô nói. "Hàng nghìn người không đeo khẩu trang cùng vào sân xem bóng đá, bắt tay người lạ hay trò chuyện rôm rả trong các quán rượu sẽ là điều không thể trong một thời gian rất lâu nữa".
Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội ở ngoài khu vực Seoul và vùng phụ cận Hàn Quốc sẽ áp dụng mức độ giãn cách xã hội cao thứ hai (cấp độ 3) ở ngoài khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận bắt đầu từ ngày 27/7, động thái mới nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 ở các tỉnh thành vào cao điểm của kỳ nghỉ Hè. Người dân xếp hàng...