“Vay “tín dụng đen”, đừng mong chờ nhà nước giúp… quỵt nợ!”
Nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định quan tâm đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, đặc biệt là vấn nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi.
Phó Giám đốc Công an tỉnh thông tin giải trình.
Các đại biểu HĐND dành thời gian thảo luận về nội dung này tại kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XIII ngày 11/12. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi nổi lên tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen…
Ngày 11/12, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII bế mạc kỳ họp thứ 4 (Ảnh: Ngọc Hân).
Theo các đại biểu, trên thực tế, tín dụng đen và tội phạm ma túy đã và đang len lỏi về các khu vực nông thôn, vùng sâu, miền núi gây lo lắng cho nhân dân.
Đại biểu Đỗ Thị Diệu Hạnh (huyện Hoài Ân) nêu thực trạng, năm 2021, trên địa bàn xảy ra 7 vụ án ma túy với các hình thức vừa sử dụng vừa tàng trữ. Đáng nói, tội phạm ma túy không chỉ tập trung ở thanh thiếu niên địa phương mà đang manh nha sự xuất hiện của các đối tượng ở nơi khác đến tụ tập sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy.
“Địa phương đã tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự cụ thể, song về lâu dài tỉnh cũng cần có những chỉ đạo quyết liệt để ổn định tình hình trên địa bàn toàn tỉnh”, đại biểu Hạnh có ý kiến.
Trong khi đó, đại biểu Đinh Drin (huyện Vĩnh Thạnh) nêu thực tế là người dân rất lo lắng trước thực trạng cho vay nặng lãi diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả qua nhiều nhiệm kỳ.
Về vấn đề này, Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho rằng cần xác định rõ thế nào là tội phạm cho vay nặng lãi?. “Nặng” đối với bản thân người vay hay “nặng” khi đối chiếu theo quy định pháp luật hiện hành.
Video đang HOT
Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên cho hay, giao dịch vay – mượn được luật dân sự cho phép, điều kiện là không vượt quá 20 lần so với lãi suất ngân hàng. Các đối tượng cho vay chỉ áp dụng lãi suất cao hơn 10 lần thì không thể bắt về tội cho vay lãi nặng. Hơn nữa, người vay nặng lãi đa số dính đến cờ bạc, ma túy, trộm cắp…; còn số người thực chất vay để làm ăn thì rất ít, bởi thường chỉ những người cùng quẫn lắm mới phải đi vay nặng lãi.
“Đi vay lãi nặng mà hi vọng ngày mai đánh lô đề kiếm tiền trả nợ chứ người làm ăn bình thường vay để làm ăn, kiếm tiền trả lãi suất vay thì không bao giờ làm được. Nhiều trường hợp, bản thân người đi vay ý thức được họ không thể trả được”, Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên nói.
Theo Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên, khi nào hoạt động cho vay vượt quá khuôn khổ pháp luật cho phép thì mới là tội phạm. Trường hợp người vay cam kết nhưng không trả nợ được thì người cho vay có quyền khởi kiện ra tòa về mặt dân sự.
“Tuy nhiên, khi đưa ra tòa phải nộp án phí 5% tương ứng với số tiền cho vay nên không ai gửi đơn lên tòa mà lợi dụng cơ quan công an để đi đòi nợ miễn phí cho họ. Cơ quan công an không phải là người đi đòi nợ thuê. Việc này, Bộ Công an không cho phép. Trong trường hợp này chúng tôi hướng dẫn họ gửi đơn lên tòa án”, ông Nguyên nói.
Trường hợp một sinh viên ở phường Quang Trung ( TP Quy Nhơn, Bình Định) vay nặng lãi không trả hết nợ bị tạt sơn, mắm thối và bị hăm dọa.
Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên thông tin thêm, trong 5 vụ bắt giữ người trái pháp luật xảy ra trên địa bàn tỉnh năm 2021, có đến 4 vụ liên quan đến việc không trả lãi vay đúng hạn.
“Quan điểm của chúng tôi là phải đánh mạnh vào tội phạm cờ bạc, ma túy thì may ra mới hết tình trạng này. Lực lượng công an không bảo vệ số người hoạt động trái pháp luật dẫn đến nợ nần. Có gan vay thì phải có gan trả, không được đòi hỏi, mong chờ Nhà nước, pháp luật giúp mình khỏi trả nợ, “quỵt nợ”. Có trường hợp cá độ đá banh, một đêm thua cả tỷ đồng, không có tiền trả nợ nên bị bắt viết giấy nợ chứ bản chất không phải do vay nặng lãi, hoặc một số trường hợp vay nặng lãi để đáo hạn ngân hàng”, Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên cho hay.
Vay hơn 16 tỷ đồng, đã trả 20 tỷ mà vẫn còn nợ... 11 tỷ
Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) vừa triệt phá nhóm đối tượng hoạt động ở TPHCM cho vay lãi nặng lên tới 1.700%/năm. Bị hại vay 16,2 tỷ đồng, đã trả hơn 20 tỷ đồng mà vẫn còn nợ khoảng 11 tỷ đồng.
Thông tin trên được Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết tại cuộc Hội thảo nhận diện tín dụng đen dưới góc nhìn pháp luật và các giải pháp phát triển tín dụng khu vực nông thôn, do Hiệp hội Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chủ trì tổ chức hôm 2/12.
Về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, công an các địa phương đã cấp mới hơn 2.400, thu hồi 175 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phát hiện hơn 2.700 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính số tiền 7,728 tỷ đồng.
Qua công tác nghiệp vụ, công an các địa phương đã rà soát, phát hiện 6.664 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; 540 cơ sở kinh doanh tài chính; 3.667 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi suất cao;...
Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an).
Khởi tố hơn 900 bị can liên quan đến tín dụng đen
Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm và các vụ án liên quan đến hoạt động tín dụng đen được quan tâm, chỉ đạo góp phần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị 12 về " Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "Tín dụng đen"" của Thủ tướng Chính phủ, qua thống kê các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng đen, lực lượng công an đã tiếp nhận, phát hiện: 1.047 vụ/1.718 đối tượng, đã khởi tố 554 vụ/990 bị can; gồm các tội danh: Giết người; Cố ý gây thương tích; Làm nhục người khác; Bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Xâm phạm chỗ ở người khác; Cướp tài sản; Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Cưỡng đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản; Gây rối trật tự công cộng.
Riêng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã phát hiện, tiếp nhận 539 vụ/884 đối tượng (51,48%) trong đó đã khởi tố 314 vụ/541 bị can; xử phạt hành chính 153 vụ/249 đối tượng.
"Tuần trước, Cục Cảnh sát Hình sự đã triệt phá một nhóm đối tượng người gốc Hải Phòng hoạt động ở TPHCM đã có hành vi cho vay tiền, lãi suất cao nhất lên tới 1.700%/năm. Trong vụ việc này có một bị hại, bị hại có vay của nhóm đối tượng này là 16,2 tỷ đồng, đã trả hơn 20 tỷ đồng, đến nay vẫn còn nợ khoảng 11 tỷ đồng", Thiếu tướng Trần Ngọc Hà cho biết.
Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Hà có nhiều nguyên nhân đến tình trạng vi phạm liên quan đến tín dụng đen, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân chính, như: Nguồn thu lợi bất chính từ hoạt động cho vay tín dụng đen rất cao; tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân trong các giao dịch dân sự của một số trường hợp đã tìm đến tín dụng đen và sử dụng vào mục đích bất hợp pháp; các văn bản qui phạm pháp luật còn bất cập, chưa đủ sức mạnh, đủ sức răn đe để phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp liên quan đến tín dụng đen; một số người dân chưa được tiếp cận thuận lợi với các tổ chức tín dụng hợp pháp;...
Cho vay lãi nặng có thể bị phạt tù đến 3 năm
Về các biện pháp phối hợp ngăn chặn, phát hiện, xử lý, theo ông Nguyễn Văn Tất - Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, án trật tự xã hội (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao): Cần xác định quan hệ vay mượn từ hoạt động tín dụng đen đã trở thành một vấn đề rất nóng và được quan tâm đặc biệt bởi trong đó đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an ninh trật tự, là nguyên nhân làm gia tăng nhiều tội phạm như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích,... những trường hợp không trả nợ được thông thường sẽ là nạn nhân của các vụ án này.
Ông Nguyễn Văn Tất - Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, án trật tự xã hội (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) phát biểu tại hội thảo.
Ông Tất cho rằng, các cơ quan chức năng phải đặt việc thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen là một yêu cầu cấp thiết hiện nay của các cấp, các ngành, nhằm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, ổn định cuộc sống của người dân, giữ gìn an ninh, trật tự.
Cũng theo ông Tất, để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này, cần có các giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước hết cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về tín dụng đen, bẫy tín dụng đen, nhất là hệ lụy của nó gây ra. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động tín dụng núp dưới vỏ bọc "công ty, cửa hàng hỗ trợ tài chính" đang mọc ra phổ biến hiện nay. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhân dân cần mở rộng các khoản vay tín dụng tiêu dùng, có thêm nhiều các sản phẩm cho vay nhỏ, ngắn hạn. Về lâu dài, cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay theo hướng đơn giản về thủ tục, chặt chẽ hơn về trách nhiệm thực hiện quy trình của cán bộ tín dụng; quy định chế tài xử lý về hình sự, hành chính cần nghiêm khắc hơn so với luật hiện hành.
"Các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra đối với các cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính để phát hiện xử lý các vi phạm không để các hoạt động này bùng phát, lộng hành; chủ động trong công tác nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện những băng nhóm tội phạm hoạt động "tín dụng đen" mới nhen nhóm, manh nha hình thành để có đối sách, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ sát hợp để phòng ngừa, triệt phá hoặc làm tan rã băng nhóm", ông Tất nói.
Ngoài ra, ông Tất còn đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời đánh giá để có sự thống nhất trong đánh giá, xử lý các vụ án liên quan đến hoạt động "tín dụng đen". Phối hợp hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các tội liên quan đến "tín dụng đen".
Về chế tài xử lý hình sự đối với hành vi cho vay lãi suất bất hợp pháp, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI - cho biết: Trường hợp cho vay lãi suất bất hợp pháp, với mức lãi suất từ 100%/năm trở lên, đồng thời thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới phạm "Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" theo quy định tại Điều 201, Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
"Tùy theo mức thu lợi bất chính, mà tội phạm này có thể bị phạt tiền từ 50 đến một tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm", luật sư Đức nói.
Triệt xóa nhóm tín dụng đen đòi nợ kiểu "khủng bố" Một nhóm "tín dụng đen" hoạt động với quy mô lớn ở phố biển Nha Trang vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa và Công an TP Nha Trang triệt xóa, thu giữ nhiều tang vật, tài sản có liên quan. Trao đổi với PV Báo CAND chiều nay (9/11), Đại tá Trần Hữu Tượng - Trưởng Phòng...