Vay tiền mua ôtô, cẩn thận được nợ mất xe
Nguồn vốn dồi dào, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang đẩy mạnh cho khách hàng vay mua ôtô, kể cả cũ lẫn mới, với lãi suất khá dễ chịu.
Bắt tay với cả đại lý cầm đồ
Cuộc đua cho vay ưu đãi mua ôtô của các ngân hàng đang nóng lên từng ngày. Nếu vay tiền ở VPBank để mua ôtô, khách hàng có thể thế chấp bằng chính chiếc xe đó với lãi suất ưu đãi 5,5%/năm trong 6 tháng đầu, hết hạn tính theo lãi suất thị trường. Trong khi đó, ở TP Bank, mức lãi suất ưu đãi là 8,8% trong 8 tháng đầu. Còn các ngân hàng cổ phần khác như VIB, Ocean Bank, Techcombank… thì mức lãi suất cho vay khi mua ô tô là từ 12-14%/năm.
Thậm chí, có ngân hàng còn cạnh tranh với cả tín dụng đen khi nhảy vào lĩnh vực cầm xe ô tô. Cụ thể, ngân hàng này liên kết với một số cửa hàng bán xe, khi khách hàng cần tiền, chỉ cần gọi nhân viên ngân hàng. Nhân viên này sẽ hướng dẫn khách đưa xe ôtô của mình đến cửa hàng liên kết, thẩm định chất lượng, giá cả tại đây. Sau đó, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay tiền và xe để lại tại cửa hàng. Khi nào trả hết gốc và lãi, khách hàng sẽ được lấy xe về. Nếu không trả được, xe sẽ bị bán và ngân hàng thu hồi số tiền của mình về.
Như vậy, không chỉ bắt tay với các đại lý chính hãng bán xe ôtô mới, các ngân hàng còn mở rộng, liên kết cả với những cửa hàng bán xe ôtô cũ, nhỏ lẻ để cho khách hàng vay khi mua xe cũ.
Tổng giám đốc một công ty chuyên kinh doanh xe cũ tiết lộ hiện có tới khoảng 10 ngân hàng cổ phần đã liên kết với công ty này để cho khách hàng vay vốn.
Theo tính toán, với lãi suất như hiện nay, khách hàng vay 500 triệu đồng mua xe trong thời hạn 5 năm sẽ phải trả lãi suất khoảng 150 triệu đồng, tức là vay 500 triệu, trả cả gốc và lãi thành 650 triệu đồng. Với số tiền này, chia đều cho 60 tháng, mỗi tháng sẽ phải trả gần 11 triệu đồng. Với khoản vay ít hơn, thì số tiền trả hàng tháng sẽ thấp hơn.
Với dịch vụ cầm cố xe, lãi suất cũng dễ chịu hơn nhiều so với vay tín dụng đen. Nếu vay tín dụng đen, 1 triệu đồng khách hàng phải trả lãi 2.000 đồng/ngày, tính ra tới 72%/năm, trong khi các ngân hàng chỉ cầm ở mức 20%/năm.
Vị tổng giám đốc trên cho biết cứ 10 người mua xe thì có 3-4 người là mua trả góp, vay ngân hàng. Mọi người đều biết rất rõ lãi suất cũng như số tiền phải trả hàng tháng và không phàn nàn gì.
Cẩn thận kẻo mất xe
Video đang HOT
Theo các ngân hàng, nhu cầu vay mua xe đang và sẽ tiếp tục tăng, vì thế, các chương trình cho vay mua ôtô cũng cạnh tranh mạnh về lãi suất, tỷ lệ cho vay, thủ tục/quy trình vay… Chẳng hạn, quy trình thủ tục khá đơn giản, sau khi hoàn tất chỉ mất 8 tiếng là được giải ngân. Với xe cũ, khách hàng sẽ phải chịu phí thẩm định và mua bảo hiểm thân vỏ qua ngân hàng, ngoài ra không phải chịu khoản phí nào khác khi ký hợp đồng vay vốn.
Khách hàng nên đọc kỹ các điều khoản hợp đồng khi vay tiền ngân hàng mua ô tô, tránh trường hợp xe thì mất mà nợ chưa trả hết (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu không cân đối tài chính và tính toán kỹ càng, người vay rất dễ bị áp lực của khoản nợ. Đây là khoản vay có thời hạn dài, vì vậy thu nhập cần ổn định và bền vững; nếu không, sẽ khó đảm bảo thanh toán đúng hạn cho ngân hàng.
Không thanh toán đúng hạn, rắc rối sẽ xảy ra. Khi đó, khách hàng thậm chí phải bán xe để trả tiền ngân hàng và thua thiệt đủ đường nếu không bán được giá. Có không ít trường hợp đã phải bán xe trả nợ, xe không còn mà nợ chưa thanh toán hết.
Hơn nữa, đây là khoản vay sẽ không được trả trước hạn ít nhất trong 42 tháng đầu (với khách vay 60 tháng), nếu khách trả trước sẽ bị phạt rất nặng. Hoặc, vì một lý do nào đó mà lãi suất cho vay tăng cao vượt dự kiến, khách hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trên thực tế, một số ngân hàng cạnh tranh nhau, đưa ra những lãi suất ưu đãi thời gian đầu để kéo khách, khi hết hạn sẽ đẩy lãi suất lên cao để bù lại khiến khách hàng gặp khó trong việc thanh toán. Nếu gặp trường hợp này, khách hàng chắc chắn sẽ thiệt thòi.
Lời khuyên được đưa ra cho khách hàng trước khi quyết định vay tiền ngân hàng mua xe là:
Nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng với ngân hàng, đặc biệt chú ý phần lãi suất (bao gồm thời gian và công thức tính lãi suất khi có sự thay đổi); đặc biệt là các quy định về phạt khi trả trước, trả chậm và các loại thuế, phí mà ngân hàng đưa ra.
Trong trường hợp không hiểu, khách hàng cần yêu cầu nhân viên ngân hàng giải thích rõ để thay đổi hoặc đàm phán lại.
Không nên vay với tỷ lệ quá lớn trên tổng giá trị chiếc xe mong muốn sở hữu. Kèm theo đó, hàng tháng, khách hàng nên chủ động dành ra số tiền nhất định cộng với phần dự phòng khi lãi suất tăng để trả cho ngân hàng đúng hẹn. Việc này không những tránh bị phạt trả chậm mà còn góp phần tạo “hồ sơ sạch” cho những lần vay sau.
Trần Thủy
Theo Vef
Vay nặng lãi để kinh doanh, thiếu nữ bị giam giữ, uy hiếp
Theo lời kể của Q.A, nếu không trả được khoản nợ gốc và lãi là hơn 40 triệu đồng, Q.A sẽ bị nhóm của Trịnh Tuấn Anh đưa xuống Hải Phòng giao cho một nhóm khác xử lý.
Khoảng 8h30 phút sáng ngày 5/5, chị Nguyễn Thị T, trú tại thành phố Bắc Ninh nhận được điện thoại của con gái, nhưng khi nghe máy thì lại là giọng đàn ông, đầy đe dọa. Người này cho biết, con gái chị T là cháu Phạm Q.A (SN 1995) hiện đang bị giam giữ vì không trả được số nợ 44.700.000 đồng và yêu cầu chị T mang tiền xuống hiệu cầm đồ tại số 14, ngõ 2, đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm chuộc con gái về.
Quá sợ hãi, chị T lập tức liên hệ với họ hàng, bạn bè vay tiền nhưng không được, nên sau đó đã bắt xe xuống Hà Nội và đến cửa hàng cầm đồ như đã hẹn, mục đích là để tìm gặp xem có phải con ở đó hay không và muốn biết tường tận lý do con vay tiền. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này đã giấu Q.A đi và tiếp tục ép chị T. Không còn cách nào khác, chị T đã đến cơ quan công an trình báo ngay lúc 1h sáng ngày 6/5.
Tuấn Anh - chủ mưu vụ bắt giữ Q.A
Nhận được trình báo của chị T, Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm - Phòng CSHS - CATP Hà Nội phối hợp với CAP Đức Thắng - quận Bắc Từ Liêm đã nhanh chóng vào cuộc, điều tra hành tung của nhóm các đối tượng cho Q.A vay tiền và nơi đang giam giữ Q.A.
Tuấn Anh tại cơ quan công an
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngay rạng sáng ngày 6/5, lực lượng chức năng đã bắt giữ Nguyễn Hồng Quân, SN 1982 và Đỗ Văn Trường, SN 1991, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh là hai đối tượng trong nhóm đã bắt giữ Q.A. Qua lời khai của Quân và Trường, cơ quan cảnh sát điều tra cũng xác định được chủ mưu của vụ bắt giữ người trái pháp luật trên là Trịnh Tuấn Anh, SN 1980, trú tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và 3 đối tượng tên Chiến, Tú và Huy hiện đang giữ Q.A.
Biết bị phát hiện, khoảng 3h sáng thì Q.A được thả ra sau khi bị các đối tượng đưa đi lòng vòng chờ mẹ Q.A mang tiền đến chuộc.
Các đối tượng liên quan bị bắt giữ
Sáng ngày 6/5, tất cả các đối tượng còn lại trong nhóm của Tuấn Anh đã ra đầu thú sau khi được lực lượng chức năng vận động.
Theo lời khai của các đối tượng và bản thân Q.A, khoảng tháng 10/2013, Q.A có đến chỗ Tuấn Anh vay tiền, đợt 1 là 13 triệu đồng và đợt 2 là 7 triệu đồng. Tuy nhiên, do không có tiền trả nợ nên lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền sau đó lên đến gần 45 triệu đồng.
Hiện, vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Thùy An
Theo ANTD
Phó Giám đốc ngân hàng SeABank chi nhánh Bình Định đã ra đầu thú Tối 7-5, Lê Nguyễn Phúc Huy (34 tuổi, trú tại hẻm số 55 đường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, Bình Định), nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeA Bank) chi nhánh Bình Định bị truy nã về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đã ra đầu thú tại Cơ quan CSĐT Công an...