Vay Nhật Bản thêm 300 tỷ yên cho ngành giao thông
Nhằm đầu tư xây dựng đường cao tốc, đường sắt đô thị và cảng biển, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập danh mục dự án và đề xuất với Chính phủ đề nghị Nhật Bản tài trợ cho ngành GTVT 300 tỷ yên trong tài khóa 2015-2017.
Ngành giao thông dự kiến sẽ vay thêm khoảng 300 tỷ yên Nhật trong giai đoạn 2015 – 2017 để đầu tư xây dựng hạ tầng
Trong năm tài khóa 2015, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến vay 101,14 tỷ yên, cho 4 dự án: Cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện, Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Trung tâm điều hành ITS cho mạng lưới cao tốc phía Bắc.
Năm 2016, Bộ GTVT dự kiến vay 81,03 tỷ yên để đầu tư cho 6 dự án, gồm: Đường cao tốc Bắc – Nam, bổ sung vốn cho Dự án Đường cao tốc Bến Lức -Long Thành, Xây dựng cầu còn lại trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM, an toàn giao thông trên các quốc lộ phía Nam, xây dựng hầm khu vực đèo Hải Vân trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM, Cầu Mỹ Thuận II.
Với 2017, dự kiến vay 100 tỷ yên để đầ tư cho 6 dự án, gồm: Bổ sung vốn cho 2 dự án đang triên khai là Dự án xây dựng Đường sắt đô thị tuyến 1 giai đoạn I đoạn Gia Lâm – Giáp Bát và giai đoạn IIA đoạn Giáp Bát – Ngọc Hồi; Xây dựng hầm khu vực đèo Hải Vân trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM.
Video đang HOT
Có 4 dự án mới đề xuất thêm là Đường sắt Trảng Bom-Hòa Hưng, đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nha Trang – Phan Thiết, tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường bộ quốc gia đoạn III, Xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (cho giai đoạn thực hiện đầu tư).
C.N.Q
Theo Dantri
Tàu cá 'mắc cạn' vì ngư dân chưa được vay vốn
Hàng chục dự án đóng mới tàu vỏ sắt và vỏ gỗ vươn khơi của ngư dân Nghệ An đang dậm chân tại chỗ vì chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo quy định tại Nghị định 67 của Chính phủ.
Ngư dân phải sử dụng tàu nhỏ trong khi dự án đóng tàu lớn vươn khơi đang mắc cạn - Ảnh: Khánh Hoan
Nghị định 67 năm 2014 quy định về các chính sách phát triển thủy sản được kỳ vọng là bà đỡ cho ngư dân để vay vốn đóng tàu vươn khơi.
Theo đó, ngư dân đóng mới tàu vỏ thép được vay vốn tối đa 95% tổng giá trị đầu tư với lãi suất 7%/năm, chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm; đóng mới tàu vỏ gỗ được vay vốn tối đa 70% tổng giá trị đầu tư với lãi suất 7%/năm, chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.
Tuy nhiên, sau gần 1 năm Nghị định 67 có hiệu lực, theo Sở NN-PTNT Nghệ An, trong số 71 tàu đã được UBND tỉnh phê duyệt, đến nay mới chỉ có 11 tàu vỏ gỗ được các ngân hàng giải ngân với số tiền 25 tỉ đồng.
Ông Trần Trung Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Nghi Thiết cho biết, ngư dân chủ yếu sống nhờ biển nhưng cả xã hiện chưa có con tàu nào có công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Hơn 120 tàu thuyền loại nhỏ của ngư dân trong xã chỉ quẩn quanh ở vùng lộng, sản lượng đánh bắt ngày càng giảm do nguồn lợi hải sản đang cạn dần.
"Đã có 7 hộ đăng ký vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 nhưng đến nay chưa ai vay được vốn", ông Sơn nói.
Theo khảo sát của PV Thanh Niên, TX.Hoàng Mai và xã Tiến Thủy (H.Quỳnh Lưu) có 36 dự án đóng mới tàu đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng hiện chưa có chủ tàu nào vay được tiền.
Chính quyền chậm, ngân hàng chần chừ
Ông Hồ Hoàng Nghiệp, Chủ tịch UBND xã Tiến Thủy cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến ngư dân chưa tiếp cận được vốn là do ngân hàng thẩm định chậm. Ngoài ra, theo Nghị định 67, chủ dự án chỉ phải thế chấp tài sản là con tàu nhưng ban đầu, một số ngân hàng lại yêu cầu phải thế chấp thêm tài sản, gây khó cho dân. Sau này, các ngân hàng mới gỡ bỏ quy định này nhưng đã làm chậm thêm tiến độ làm hồ sơ vay vốn của ngư dân.
Ông Hoàng Ngọc Thủy, Trưởng phòng Kinh tế TX.Hoàng Mai cũng khẳng định, ngư dân chưa tiếp cận được vốn vay có phần lỗi từ ngân hàng. "Khi người dân nộp hồ sơ thì ngân hàng bảo chờ thẩm định nhưng không hẹn khi nào thì thẩm định xong nên ngư dân chỉ biết chờ. Ngay từ đầu, thị xã đã cử cán bộ cùng với ngư dân hoàn chỉnh hồ sơ, còn giờ ngư dân vay được hay không là phụ thuộc vào ngân hàng", ông Thủy nói.
Bà Thành Thị Sâm, Giám đốc Ngân hàng Argribank Chi nhánh Hoàng Mai, nói: "Để đóng 1 con tàu ít nhất ngư dân cũng phải vay 8 tỉ đồng, nghĩa là 1 năm cũng phải trả xấp xỉ 1 tỉ đồng. Trong khi đó, việc đánh bắt ngoài biển lại gặp rủi ro, ngân hàng không giám sát được nên chúng tôi lo không thu được nợ. Vốn này không phải của Chính phủ chuyển về mà là vốn của hệ thống ngân hàng cho vay, cho nên chúng tôi phải thẩm định thật chặt chẽ".
Ngư dân chậm tiếp cận nguồn vốn cũng xuất phát từ việc Nghị định 67 có hiệu lực từ ngày 25.8.2014, nhưng đến ngày 7.5.2015, UBND tỉnh Nghệ An mới công bố mẫu đóng tàu vỏ gỗ. Trong khi đó, các dự án đóng tàu vỏ sắt vươn khơi chưa được giải ngân là do các mẫu của Bộ NN-PTNT thiết kế không được ngư dân Nghệ An lựa chọn vì không phù hợp với địa phương và ngư dân phải thuê thiết kế lại với giá 120 triệu đồng/mẫu tàu.
Ông Trần Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết, UBND tỉnh vừa yêu cầu các địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong việc hỗ trợ ngư dân, cử cán bộ giúp dân trong việc hoàn thiện hồ sơ; đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn cho ngư dân vay vốn để các ngân hàng có trách nhiệm triển khai, tránh việc đùn đẩy, chần chừ vì ngại cho dân vay.
K.Hoan-Đ.Trọng
Theo Thanhnien
TP HCM muốn vay 900 triệu USD xây nhà máy xử lý nước thải Theo quy hoạch, TP HCM sẽ có 12 nhà máy xử lý nước thải nhưng hiện chỉ có 2 cái nên đề xuất vay gần 900 triệu USD để xây thêm. Cuối kênh Tân Hóa - Lò Gốm sẽ xây nhà máy xử lý nước thải từ nguồn vốn vay ADB. Ảnh: Duy Trần Sơ Kê hoach Đâu tư vưa đề xuất UBND...