Váy ngắn: Một trong các biểu tượng lâu dài nhất của thời đại
Chiếc váy ngắn ( mini skirt) xuất hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1960 như một biểu tượng văn hóa của lớp giới trẻ nổi loạn và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
Trong số vô vàn các cuộc “cách mạng” diễn ra vào thời kỳ thập niên 60, từ ban nhạc lừng danh nước Anh – The Beatles đến sự kiện lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng, chiếc váy ngắn là một trong những biểu tượng tồn tại lâu dài nhất thời đại. Trong khi cuộc tranh cãi về việc ai là người đã sáng tạo nên chiếc váy ngắn – Mary Quant, André Courrèges, John Bates hay Jean Varon – vẫn chưa ngã ngũ thì nhà thiết kế người Anh – Mary Quant vẫn được ghi nhận là người đã đem thời trang váy ngắn trở nên phổ biến từ những năm 60.
Để ghi nhận công sức của nhà thiết kế này, chiếc váy ngắn do Quant thiết kế có tên “Banana Split” đã được in hình trên bộ tem “Thiết kế cổ điển” do công ty Bưu điện Hoàng gia Anh (Royal Mail) ban hành vào năm 2009, sánh bước cùng các hình ảnh như chiếc bốt điện thoại màu đỏ trứ danh của Anh, bản đồ tàu điện ngầm thành phố London, chiếc máy bay tiêm kích Spitfire… nhằm kỷ niệm một thập kỷ thời trang của Anh.
Nữ diễn viên nổi tiếng Natalie Wood trong trang phục váy ngắn.
“Chiếc váy ngắn mini skirt là một hiện tượng lạ và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Nó là một phần của văn hóa giới trẻ mới nổi vào những năm 1960 và được coi là sự thể hiện sâu rộng văn hóa giới trẻ lúc bấy giờ. Không chỉ có thế, mini skirt còn được coi là sự mở đầu cho một loạt cuộc cách mạng giải phóng cho nữ giới…” – bà Valerie Steele, Giám đốc Bảo tàng thuộc Viện công nghệ thời trang New York, Mỹ bình luận.
Nhà thiết kế Quant, người đã đồng mở ra tờ tạp chí thời trang nổi tiếngBazaar của Anh cùng chồng là Alexander Plunket Greene và người bạn Archie McNair, bắt đầu sáng tạo nên những chiếc váy ngắn vào năm 1966. Ý tưởng về trang phục này xuất hiện vào ngày mà Quant nhìn thấy một vũ công luyện tập ở trong phòng – nơi mà Quant đang theo học một lớp múa ba lê.
“Hết giờ học của mình, tôi bỗng nghe thấy tiếng nhạc ở phòng tập bên cạnh. Và khi đưa mắt nhìn qua tấm kính, tôi đã nhìn thấy một vũ công lớn hơn tôi vài tuổi đang say mê luyện tập. Và tôi nhận ra ngay cô ấy là hình ảnh của mọi thứ mà tôi muốn trở thành. Cô ấy mặc một chiếc váy ngắn chừng 10 inch (25,4 cm), một chiếc áo len đen bó sát vào người, một chiếc quần bó cũng màu đen và có mái tóc kiểu bob thời thượng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là cả bộ đồ mà cô ấy mặc lại làm tôn lên thứ mà cô ấy mang ở chân – một đôi tất trắng có cổ cao đến mắt cá chân và đôi giày nhảy có dây buộc. Và từ ngày hôm đó trở đi, tôi luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh đáng yêu của đôi chân người phụ nữ”, Quant kể lại.
Hình ảnh chiếc váy ngắn những năm 1960.
Và nhà thiết kế Quant, 80 tuổi, đã cho ra mắt những mẫu thiết kế váy ngắn thời trang đầu tiên mà bà gọi với cái tên “mini skirt” từ cảm hứng với chiếc Mini Cooper mà khi đó bà sử dụng. “Chiếc xe đồng điệu chính xác với chiếc váy ngắn. Đó là hình ảnh mà một người phụ nữ mong muốn – lạc quan, trẻ trung, hoa mỹ” – bà Quant cho biết trong bộ phim tài liệu mang tên Mary Quant, Mini Cooper, Mini skirt.
Ngay lập tức, hình ảnh những người phụ nữ trẻ mặc váy ngắn, đi giày bệt Mary Janes hay bốt cổ cao kèm với những đôi tất dày, nhiều màu sắc xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố, gây thách thức xã hội và chống đối lại các giá trị bảo thủ. Những người phản đối, trong đó có cả nhà thiết kế lừng danh Coco Chanel, cho rằng chiếc váy ngắn là “một sự đáng kinh tởm”. “Khi đó, tư tưởng của con người còn rất bảo thủ, kéo dài từ những năm 1930 đến tận những năm 1950. Thế mà, những chiếc váy mini skirt vào những năm 1960 lại đột nhiên phá bỏ những điều đó, khiến không ít người bị sốc”, bà Quant nói.
Tuy nhiên, chính những phụ nữ thời đó lại ủng hộ mini skirt. Khách hàng đến với bà Quant ngày càng đông và thậm chí, không ít người yêu cầu cắt chiếc váy ngắn hơn nữa. Dần dà, mini skirt trở thành một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thời trang thế giới, cũng như trong tiến trình đòi quyền bình đẳng của nữ giới ở thế kỷ 20. 50 năm sau khi ra đời, mini skirt vẫn là trang phục quen thuộc của hàng triệu cô gái trên khắp thế giới bởi nó vẫn giữ nguyên được ý nghĩa đem lại sự giải phóng và ghi nhận chỗ đứng của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
Video đang HOT
Theo Mai Ka/Lao Động
7 xu hướng thời trang nguy hiểm nhất trong lịch sử
Các xu hướng bất tiện này gây khó chịu, làm bị thương, thậm chí dẫn đến tử vong cho nhiều phụ nữ.
Để đẹp và có phong cách hợp mốt, nhiều phụ nữ từ xưa đến nay đã bất chấp để mang những trang phục, phụ kiện dễ gây nguy hiểm cho cơ thể. Các xu hướng bất tiện này gây khó chịu, làm bị thương, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong cho phái đẹp.
Vòng cổ đồng của người Kayan
Địa điểm phổ biến trào lưu: Myanmar
Những cô gái của bộ tộc Kayan có tập tục đeo vòng cổ kỳ lạ. Họ mang rất nhiều vòng cổ bằng đồng. Những chiếc vòng chồng chất lên nhau khiến cổ họ trông ngày càng dài ra. Phụ nữ Kayan coi đó là nét đẹp riêng của mình, được đeo từ lúc 2 - 5 tuổi và sẽ không bao giờ tháo ra.
Thực tế, những chiếc vòng không thực sự có tác dụng làm dài cổ mà gây biến dạng cơ thể, gây áp lực cho xương đòn, đồng thời cong vênh lồng ngực, làm đau và không thể tháo ra sau thời gian dài mang chúng.
Cổ áo cứng tháo rời
Địa điểm phổ biến trào lưu: Châu Âu
Hầu hết các trào lưu trong danh sách này là của phụ nữ, nhưng trong lịch sử có một mốt nguy hiểm dành cho đàn ông là cổ áo cứng tháo rời ở thế kỷ 19. Loại cổ áo này có màu trắng, cao đến sát cằm và bó chặt.
Song nó cũng được mệnh danh là thứ phụ kiện giết người vì có thể gây gạt thở nếu không cẩn thận. Tương truyền, nhiều người đàn ông say rượu quên tháo cổ áo đã bị ngạt mà chết. Chính vì vậy, món đồ này không còn được sử dụng do ảnh hưởng đến tính mạng của phái mạnh.
Giày sen
Địa điểm phổ biến trào lưu: Trung Quốc
Giày sen gắn liền tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa thế kỷ 10 - 11. Họ phải buộc chân lại giống như nụ sen để có thể đi vừa đôi giày vải bé xíu theo tiêu chuẩn "kim liên tam thốn" (gót sen ba tấc).
Dù những đôi giày được thiết kế rất đẹp và tinh tế từ chất liệu tơ tằm và bông nhưng tác hại của nó vô cùng kinh hoàng. Bàn chân những người đàn bà đi giày sen bị biến dạng kỳ dị, nứt toác và có thể dẫn đến tật nguyền suốt đời.
Váy Crinoline
Địa điểm phổ biến trào lưu: Châu Âu
Với hình dạng khung bên trong như một chiếc lồng, váy Crinoline là kiểu váy phồng sơ khai, có độ xòe lớn, rất nặng nề và kỳ công. Dù đẹp nhưng nó gây khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt là đi qua các ô cửa hẹp, dễ vướng vào bánh xe làm nhiều phụ nữ bị thương.
Để mặc chiếc váy này là cả một công phu, cần sự trợ giúp của nhiều người, bất tiện và mất thời gian. Bên cạnh đó, chất liệu may váy là từ lông ngựa và vải thô, thường xuyên gây kích ứng da và phát ban. Xu hướng này giờ đã lỗi thời nhưng kiểu dáng váy phồng vẫn có sức sống vượt thời gian khi được ứng dụng những kỹ thuật tạo bồng khéo léo mà không cần cồng kềnh như xưa.
Giày cao gót
Địa điểm phổ biến trào lưu: Khắp thế giới
Giày cao gót được phát minh ở khắp nơi trên thế giới với nhiều hình thù khác nhau. Tiêu biểu như giày chopines có đế nặng và chiều cao có đôi lên tới 70 cm. Các quý cô khó đi lại trên thứ phụ kiện lênh khênh nếu không có giai nhân bên cạnh.
Đến nay, giày cao gót vẫn là món đồ không thể thiếu của mỗi cô gái. Tuy nhiên, chúng có thể làm hại đôi chân và sức khỏe của phái đẹp. Giày cao gót gây đau chân, ảnh hưởng đến xương, khớp xương, tổn thương dây thần kinh, hạn chế sự lưu thông máu và nhiều bộ phận khác như cổ tử cung. Chưa kể đến việc phụ kiện này dễ gây vấp ngã, dẫn đến bong gân, sai khớp, đồng thời giới hạn chạy của chủ nhân trong tình huống nguy hiểm.
Váy Victorian và áo corset
Địa điểm phổ biến trào lưu: Châu Âu và châu Mỹ
Áo corset bắt nguồn từ châu Âu còn váy Victorian phổ biến ở Mỹ. Loại nội y này, giúp phái đẹp có được thân hình "đồng hồ cát". Song do cơ chế thít chặt, bó nghẹt lấy vòng một và vòng hai mà những người diện nó phải chịu đau đớn, khó thở, gãy xương sườn, dồn ép nội tạng quá mức làm chảy máu trong...
Một số phụ nữ trở nên nổi tiếng do áp dụng phương pháp nhỏ eo bằng trang phục này như cô gái Đức 25 tuổi Michele Koebke (ảnh trên) và bà Cathie Jung 77 tuổi người Mỹ (trong hình). Họ nằm trong Top những người có vòng eo nhỏ nhất thế giới. Nhưng chúng cũng khiến nhiều "nạn nhân" thời trang phải trả giá. Hy hữu, nam diễn viên Joseph Hennella chết năm 1912 khi giả vai nữ trên sân khấu do áo corset quá chặt, làm gãy xương sườn, đâm vào nội tạng.
Theo VNE
5 cách phối đồ bắt mắt với mini skirt Chiếc váy vốn dĩ quen thuộc với phái đẹp sẽ trở nên tươi mới, trẻ trung hơn với những cách kết hợp đầy sáng tạo. Mini-skirt là một trong những item không thể thiếu trong tủ đồ của các chị em. Khác với chân váy bút chì, chiều dài trên gối, mini-skirt mang lại vẻ nhẹ nhàng nhưng vẫn trẻ trung và gợi...