Vây bệnh viện vì người nhà tử vong
Cho rằng bệnh viện tắc trách khiến ông Đào Duy Từ (SN 1970, trú tại xã Ea Ven, Buôn Đôn, Đăk Lăk) tử vong, chiều 9-9, người nhà đưa xác bệnh nhân đến trước cổng Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đề nghị làm rõ nguyên nhân.
Bà Nguyễn Thị Bảy (SN 1970), vợ ông Từ, cho biết, ngày 3-9, chồng bà đau đầu, sốt cao nên thuê xe đưa chồng lên Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. Sau mấy ngày điều trị, bệnh tình của chồng bà không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng, nhưng các bác sỹ ở bệnh viện nói rằng, đó là dấu hiệu bình thường.
Chiều 9-9, sau khi bệnh tình của ông diễn biến xấu, huyết áp không đo được, các bác sỹ ở đây mới chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk, nhưng ông đã tử vong.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, bác sỹ Phạm Trường Tấn, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, nói rằng, cái chết của bệnh nhân Từ là do bệnh lý. Khi nhập viện do bị sốt xuất huyết ở độ 1-2, bệnh nhân đã được các bác sỹ điều trị theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y Tế, nhưng chiều 9-9, bệnh nhân lại rơi vào tình trạng sốc sốt xuất huyết đột ngột, mạch và huyết áp đều bằng không.
Bệnh viện đã cử 4 bác sỹ, cùng 4 y tá cho bệnh nhân thở ô xy, truyền dịch và cao phân tử nhưng bệnh nhân không có dấu hiệu hồi phục. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên, nhưng vẫn không qua khỏi.
Theo TPO
Sau chấn thương, từ giọng Quảng Bình nói sang giọng Bắc
Sau khi từ BV trở về, bà đã khiến người nhà và láng giềng bất ngờ. Bao năm qua bà chỉ nói đặ.c sệt giọng Quảng Bình, vậy mà nay bà toàn nói bằng giọng... Bắc
Ông Trần Đình Lâm, anh chồng bà Thảo, cho biết đến độ bà không còn gọi cái chén (dùng ăn cơm, theo cách gọi của người Quảng Bình) như trước mà gọi sang là cái bát (theo cách gọi của người Bắc).
Theo gia đình bà Thảo, ngày 25/7 bà bị một người đi xe máy đụng nên ngã đập đầu xuống đường ngất xỉu rất lâu. Sau khi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, bà được đưa vào chữa trị ở Bệnh viện T.Ư Huế và về nhà từ ngày 7/8.
Hiện bà vẫn luôn ở trong trạng thái đầu óc chòng chành, đau đầu ngây ngất... Bà T. cho biết không thấy có gì khác biệt hoặc khó nói hơn khi nói bằng giọng Bắc thay giọng địa phương. TS.BS Nguyễn Chánh - nguyên chủ nhiệm bộ môn ngoại dã chiến Bệnh viện Quân y 103 - cho rằng bà T. có thể do bị tai nạn nên khiến một vùng não thay đổi, tạo ra sự giao tiếp nhạy cảm và giao tiếp ngôn ngữ nhanh từ vùng não gây nên.
Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) Nguyễn Minh Tuấn cũng cho hay hiện tượng như bệnh nhân N.T.T. gặp phải được coi là trạng thái rối loạn phân ly (hay còn gọi là nhân cách đôi), cùng lúc người bệnh sống bằng hai con người song song. Tình trạng này có thể gặp sau chấn thương, sau stress.
Theo bác sĩ Tuấn, trước đây có những trường hợp sau chấn thương, stress, bệnh nhân đã nói sang tiếng nước ngoài! Đây không phải là hậu quả của chấn thương sọ não mà là hậu quả của những sang chấn thần kinh. Bệnh này có thể chữa được khi người bệnh đến gặp bác sĩ thần kinh.
Còn bác sĩ Bùi Đức Phú, giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, khẳng định đây là một hiện tượng bình thường vì đã có những trường hợp tương tự.
Theo Dantri
Tê tái cảnh nuôi người ở bệnh viện Trong cái lạnh tê tái, vẫn có những con người lầm lũi nằm ghế đá, ngồi vạ vật chờ trời sáng. Với họ, chỉ cần người thân được bình an... Những ngày nhiệt độ xuống thấp, có khi đến 9-10 độ C, khuôn viên của các bệnh viện tại Hà Nội đều trở nên bề bộn hơn hẳn những ngày thường, bởi sự...