Váy 3D đẹp mơ màng cho ngày cưới
Cấu trúc của váy cưới 3D là những dải voan được xếp đặt khéo léo, tạo nên họa tiết hình hoa, gợn sóng bồng bềnh, bay bổng như một đám mây.
Vera Wang là một trong những nhà thiết kế tiên phong đưa ra những mẫu váy cưới 3D độc đáo. Bộ sưu tập váy cưới năm 2010 của bà gây ấn tượng mạnh mẽ, kích thích giới mộ điệu và các nhà chuyên môn thời trang nhờ những đường xếp voan tinh tế. Sau đó, những bộ sưu tập khác của các nhà thiết kế danh tiếng cũng thấp thoáng thấy được hơi hướng của cách xếp voan 3D.
Trong một lần tới Nhật Bản, Vera Wang rất ngưỡng mộ trước nghệ thuật gấp khăn giấy ở đây. Trong các bàn tiệc, những chiếc khăn tráng miệng được bài trí cầu kỳ trên đĩa, giúp nhà thiết kế có được ý tưởng tạo ra chiếc váy cưới có nhiều nếp gấp, xếp nếp, giấu điểm đầu và cuối. Người ngắm chiếc váy sẽ chỉ thấy những bông hoa đan vào nhau.
Dù kiểu váy cưới này tạo tiếng vang cho Vera Wang từ năm 2010, đến năm nay, nó mới được du nhập vào Việt Nam và được nhiều nhà thiết kế Việt thực hiện. Điểm đặc trưng của váy cưới 3D là các lớp voan, lưới được xếp cầu kỳ, đan xen vào nhau, tạo nên khối nổi bồng bềnh và sống động, giúp cô dâu có được nét hiện đại, cá tính.
Khi váy cưới ren đã trở nên quá phổ biến, chất liệu đá, cườm được sử dụng quá nhiều, thì váy cưới 3D là lựa chọn mới của nhiều cô dâu Việt Nam.
Sức hút của váy 3D là nhìn bên ngoài có nét đơn giản nhưng thực hiện rất cầu kỳ. Váy không đính ren, không phủ đá hay kim sa mà chỉ sử dụng chất liệu mộc mạc là vải voan, organza, lưới… để tạo hình cho phần đuôi hoặc ngực áo.
Video đang HOT
Cấu trúc váy chính là những dải voan được xếp đặt, tạo hình họa tiết hoa, gợn sóng bồng bềnh, bay bổng như một đám mây, giúp cô dâu hút mắt nhìn khi chụp ảnh hay lúc làm đám cưới. Một bộ váy cưới 3D hoàn hảo không chỉ đòi hỏi phần xếp họa tiết tinh tế mà còn phải có độ mềm mại, uyển chuyển và tạo cảm giác bay bổng cho người mặc.
Nhà thiết kế Vũ Mai Anh, người mẫu Dasha Yarchenko.
Thùy Liên
Ảnh: Đức Anh Nguyễn
Theo VNE
Lạc vào vườn "vỏ của những chiếc bánh chưng xanh"
Cặp bánh chưng có xanh hay không, có dậy hương vị đặc biệt hay không, cũng ở một phần không nhỏ của chất lượng lá dong.
Làng lá dong Tràng Cát, Thanh Oai, Hà Nội từ lâu nức tiếng với những thửa bãi xanh mướt. Lá dong ở đây không chỉ bán trong dịp Tết mà bán quanh năm để người gói bánh chưng, giò chả mua về làm vỏ bao bọc, cho dậy lên hương vị của thức ẩm thực cổ truyền.
Ấy vậy nhưng dịp áp Tết thì khác, người ta chăm sóc lá sao cho to, đều đặn và mỡ màng hơn để cánh thương lái đổ dồn về làng dịp cuối năm chở lá tấp nập. Lá dong Tràng Cát được mệnh danh như thứ "gia vị" thứ 7 trong cặp bánh chưng mà không thể thiếu được. Ngoài đậu xanh, gạo nếp, thịt ba chỉ, muối, tiêu thì lá dong có vai trò quan trọng làm dậy mùi hương thơm của lá và mày xanh của hạt gạo. Chính vì vậy mà người làm bánh chưng lâu năm rất cầu kỳ, tìm làng lá dong nổi tiếng như Tràng Cát để thu mua. Chẳng rõ làng thành nghề từ thủa nào, dân làng chỉ biết thiếu nó thì bánh kém thơm ngon.
Chùm ảnh:
Người già ở Tràng Cát rất tinh tế trong chuyện lựa chọn lá dong cho bánh chưng thêm ngon
Thừa đất cuối làng xanh mướt màu lá dong
Cắt lá dong cũng cần phải có kinh nghiệm
Dịp áp Tết người dân Tràng Cát luôn tất bật với công việc
Lá dong xếp lên xe thồ, chở từ bãi về nhà để chọn lọc và rửa
Lá dong Tràng Cát thường to đẹp, khi gói thì làm dậy mùi bánh chưng
Thồ hàng về làng để phân chia, phân loại
Khâu rửa lá dong cũng rất tỷ mỉ, cẩn thận
Sau khi để ráo nước sẽ cắt và đóng gói
Mỗi bó lá dong thường được buộc từ 20, 30, 50 lá/1 bó tiện cho khách mua
Giá bán khoảng từ 100- 120 nghìn đồng/ 100 lá
Người dân cứ mỗi dịp áp Tết lại tất bật với nghề "trồng vỏ bánh chưng xanh"
Ánh Nguyệt
Theo ANTD
Thưởng chuối tiến vua ở làng Vũ Đại Từ Hà Nội phóng xe máy về phía Nam, theo quốc lộ 1A, chỉ mất 1 tiếng đồng hồ là đến làng Vũ Đại, ngôi làng gắn liền với tên tuổi nhà văn Nam Cao. Cái làng quê "xa phủ, xa huyện", nghèo rớt mồng tơi, tới mức "chó ăn đá, gà ăn sỏi" ấy, nay được đổi tên rất đẹp, làng Nhân...