Vay 300 triệu USD để cải cách tập đoàn
Ông Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính)- cho biết, đây là khoản vay ưu đãi được Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ để cải cách các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.
Với thời hạn vay là 25 năm, số tiền này sẽ được giải ngân trực tiếp đến tập đoàn, tổng công ty vào năm 2013. Từ nay đến tháng 2.2013, Bộ Tài chính tiếp nhận đơn xin hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp.
Để được vay vốn, tập đoàn, tổng công ty phải đáp ứng đủ các tiêu chí: Do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn; đề án tái cơ cấu đã được Bộ Tài chính phê duyệt; ngành nghề kinh doanh chính là: Nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, giáo dục, năng lượng, tài chính, giao thông…
Theo laodong
Tìm cách tăng mức vay vốn cho sinh viên
Cả sinh viên và những nhà quản lý đều mong muốn tăng mức vay để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam khẳng định, hiện nay ngân hàng đã chuẩn bị đủ vốn để sẵn sàng cho HS - SV vay trong học kỳ 1 năm học 2012 - 2013 với tổng nhu cầu khoảng 3.500 tỉ đồng.
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp làm thủ tục vay vốn học tập - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trước nhiều ý kiến cho rằng với mức vay 1 triệu đồng/ tháng như hiện tại là không đủ để HS - SV trang trải việc học tập và sinh hoạt, ông Nguyễn Văn Lý chia sẻ: "Bộ Tài chính đã có văn bản chính thức đề nghị không tăng mức cho vay, nhưng sau khi thu thập ý kiến từ nhiều phía, chúng tôi nhận thấy việc tăng là hết sức phù hợp với nhu cầu thực tế. Do đó, ngân hàng đã chuẩn bị phương án tăng cường thu nợ đến hạn của những gia đình đã vay, trên cơ sở đó sẽ đề nghị Chính phủ cho bù phần thu này làm nguồn để tăng mức vay cho HS - SV".
Có mặt tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HS - SV vào cuối tuần qua, Nguyễn Ngọc Hải Đăng, SV năm 3 khoa Cơ khí động lực Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng TP.HCM, đề nghị mức vay tăng lên khoảng 1,4 triệu đồng/tháng (tức 14 triệu đồng/năm) thì mới giúp SV có thể an tâm học tập. Bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường TC nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương cũng cho rằng, 1 triệu đồng/ tháng chỉ tạm đủ đối với HS học trường nghề do học phí thấp, còn đối với SV thì không đủ.
Trong khi đó, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhận định: "Phải tăng mức vay lên gấp đôi mới có thể giúp cho việc học của HS -SV thực sự được đầu tư. Bởi muốn học tập tốt, nghiên cứu giỏi thì phải có phương tiện, tối thiểu là phải có máy tính, internet, tài liệu...". Ông Thuận còn cho rằng, mức này nên điều chỉnh để phù hợp với điều kiện sinh sống ở từng khu vực. "Ngân hàng Chính sách xã hội nên vận động một số doanh nghiệp lớn của thành phố đăng ký mở tài khoản để tăng thêm nguồn vốn", ông Thuận đề xuất.
Ngoài ra, ông Lê Huy Dân, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội TP.HCM, kiến nghị sẽ bổ sung đối tượng cho vay vốn. Thêm đối tượng có hộ gia đình từ 2 HS-SV trở lên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và SV gặp khó khăn về tài chính do cha mẹ bị mất việc làm hoặc cha mẹ có việc làm không ổn định, đời sống bấp bênh.
Theo thanh niên
Dân nghèo bỗng dưng gánh nợ "khủng" Vay 10 triệu, 20, 50 triệu... Một ngày bỗng bị ngân hàng báo nợ là 400, 500, 800 triệu, thậm chí có người không hề vay vẫn có tên trong danh sách nợ ngân hàng tới vài trăm triệu đồng. Mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân thuộc nhiều xã của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đang đứng ngồi không yên bởi...