Vay 150 triệu tổ chức đám cưới, cặp vợ chồng trẻ “lỗ đau”, còng lưng cày cuốc gần 2 năm chưa trả hết nợ, thậm chí chưa dám sinh con
Nghĩ cả đời chỉ có 1 lần cưới, phải làm cho tươm tất song bản thân lại không có vốn tích lũy, đôi vợ chồng trẻ này chấp nhận vay ngân hàng lo chi phí cưới hỏi. Tiếc rằng mọi thứ không đúng theo dự liệu nên sau cưới gần 2 năm, họ vẫn còng lưng lo trả nợ ngân hàng.
Đó là câu chuyện của vợ chồng chị Thu – anh Hải ở Hoàng Mai, Hà Nội. Chị Thu chia sẻ, chị làm văn phòng lương tháng được 8 triệu, chồng chị làm kế toán lương 11 triệu.
Thời điểm tổ chức đám cưới là tháng 12 năm 2018, khi đó anh chị mới đi làm được hơn 2 năm. Cả hai còn trẻ, lương lậu không cao nên không tích lũy, tiết kiệm được là mấy:
“Nói thật, lúc vợ chồng mình cưới hai đứa dồn tiền lại được đúng 30 triệu, chỉ đủ cho 1 gói chụp ảnh cưới ngoài trời. Bố mẹ hai bên cũng không có điều kiện, họ động viên chúng mình nên gói ghém đơn giản song cả hai vợ chồng mình đều nghĩ, cả đời chỉ có 1 lần cưới hỏi nên quyết vay mượn lo cho đám cưới được đoàng hoàng“, chị Thu kể.
Ảnh minh họa.
Theo như chị Thu chia sẻ, chồng chị làm thủ tục vay ngân hàng theo sổ lương được 110 triệu với lãi suất 11%, vay trong 2 năm. Tính ra một tháng anh chị phải trả cả gốc lẫn lãi là 5.6 triệu.
Còn chị cũng ứng trước 5 tháng lương của công ty được 40 triệu. Hai vợ chồng cộng lại được 150 triệu 30 triệu tiết kiệm = 180 triệu để lo đám cưới với các khoản chi tiêu cụ thể như sau:
Phòng cưới: Giường, đệm, tủ quần áo, bàn trang điểm: 20 triệu
Nhẫn cưới: 10 triệu
Gói ảnh cưới thuê váy trang điểm cô dâu 2 ngày ăn hỏi, cưới: 25 triệu
Trang trí nhà phông rạp nhà cô câu chú rể 2 ngày cưới và ăn hỏi: 10 triệu
Cỗ cưới: 280 triệu (trong đó bố mẹ hai bên cho 200 triệu, vợ chồng anh chị thêm vào 80 triệu. Đặt 56 mâm, mỗi mâm 5 triệu/10 người)
Chi phí cho tuần trăng mật 5 ngày 4 đêm ở Singapore: 20 triệu
Tổng số tiền anh chị bỏ ra là: 165 triệu đồng
Vợ chồng chị Thu tính sau cưới sẽ dồn tiền mừng cưới lại để trả tiền cỗ, số còn dư thì để trả bớt ngân hàng. Song mọi chuyện lại không được đúng theo dự liệu. Hôm cưới, khách đến không đầy đủ khiến cỗ bàn bị thừa lại.
Những người không tới gửi phong bì mừng ít hơn, có người không gửi thành ra nguyên tiền cỗ cưới thu được là 240 triệu, so với 280 triệu tiền cỗ đã bỏ ra vợ chồng chị lỗ 40 triệu. Chưa kể các khoản đã bù ra vợ chồng chị đều trông vào tiền mừng để bù lại phần nào gần như đã “tan thành mây khói”
Video đang HOT
Vậy là kết thúc đám cưới anh chị gánh trên vai khoản nợ 110 triệu ngân hàng/2 năm, chị Thu đi làm 17 tháng nhận 70% do đã ứng trước để lo đám cưới.
ảnh minh họa.
Sau cưới, do nhà chồng chật chội, vợ chồng chị lại ra ngoài thuê trọ nên áp lực kinh tế của anh chị càng thêm nặng nề.
“Sau cưới, vợ chồng mình bắt đầu còng lưng lo kiếm tiền trả nợ. Đủ mọi thứ phải lo, trong khi toàn khoản trả nợ ngân hàng, tiền thuê trọ đã mất nguyên khoản lương của 1 người, thành thử kinh tế của vợ chồng mình khá chật vật”, chị Thu than thở.
Chi phí 1 tháng của vợ chồng chị Thu như sau:
Tiền nhà điện nước: 4.2 triệu
Tiền ăn: 4 triệu
Xăng xe đi lại: 300k
Trả nợ ngân hàng: 5.6 triệu
Đối nội đối ngoại: 1.5 triệu
Cưới hỏi, sinh nhật bạn bè: 1 triệu
Tổng chi tiêu 1 tháng của gia đình chị Thu là: 16.600 triệu đồng.
Những khoản chi cố định của vợ chồng chị Thu hàng tháng sẽ dao động trong tầm 13 – 14 triệu như trên. Trong khi đó, lương của chị do đã ứng trước 5 tháng, công ty tạo điều kiện cho trả nợ dần, mỗi tháng trừ 30% lương trong vòng 17 tháng mới hết nợ. Như vậy, mỗi tháng chị Thu chỉ được nhận về 5.6 triệu. Tổng thu nhập của vợ chồng chị thực nhận sẽ là 16.6 triệu.
Chị Thu cho biết, với thu nhập không dư giả gì lại gánh trên vai 1 khoản nợ ngân hàng như thế, vợ chồng chị lúc nào cũng phải đề cao tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu mới có thể đủ chi tiêu tiêu trong tháng. Thậm chí tuy đã cưới được gần 2 năm nhưng anh chị vẫn chưa dám nghĩ tới chuyện sinh nở. Anh chị dự định khi nào trả xong nợ ngân hàng mới tính tới chuyện sinh con.
“Áp lực chuyện tiền nong khiến vợ chồng mình lúc nào cũng phải cố. Nhiều khi mệt mỏi, vợ chồng lại ngồi than vãn với nhau bảo biết thế ngày trước tổ chức cưới hỏi đơn giản, đúng với thực lực kinh tế của mình, có sao làm thế thì bây giờ đỡ vất vả”, chị Thu tâm sự.
Giờ đây khi chỉ còn vài tháng nữa là trả xong món nợ ngân hàng, chị Thu mới bình tâm và có một lời khuyên cho các bạn sắp cưới, đó là: Hãy tổ chức đám cưới trên chi phí mà mình có thể tự chi trả, đừng đi vay mượn để tổ chức đám cưới vượt quá khả năng rồi tính toán các khoản nằm ngoài dự tính để bù lỗ. Hơn tất cả cuộc sống hôn nhân của hai bạn mới là điều quan trọng.
Kế hoạch tích lũy 5 năm để có 1,4 tỷ mua đất, xây nhà ở Sài Gòn
Không có sẵn tiền, chỉ nhờ có kế hoạch tích lũy để mua nhà đúng với thu nhập mà vợ chồng chị Trần Thị Ánh ở Bình Dương sau 5 năm tiết kiệm đã sắp sở hữu căn nhà 3 tầng kiên cố.
5 năm trước, vợ chồng chị Trần Thị Ánh làm đám cưới khi cả hai mới 25-27 tuổi. Khi ấy chị Ánh đang là nhân viên một công ty truyền thông lương tháng 9 triệu đồng.
Chồng chị là trình dược viên một công ty dược, thu nhập 13 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng trẻ là 22 triệu đồng/tháng.
Sau đám cưới, vợ chồng chị Ánh có tiền vàng và tiền mừng cưới tổng cộng được 100 triệu đồng. Vợ chồng trẻ đã gửi tiết kiệm để dành sau này mua nhà.
Để tiến tới mục đích có nhà sớm hơn, vợ chồng trẻ cùng thảo luận chi tiêu gia đình hàng tháng nhằm để ra được 1 khoản tích lũy theo đúng kế hoạch.
Để thực hiện mục tiêu mua nhà, vợ chồng chị Ánh để dành 14 triệu đồng/tháng. (Ảnh: NVCC)
" Kế hoạch của vợ chồng mình là mỗi tháng phải để ra được hơn 1/2 thu nhập của 2 đứa. Thiếu chúng mình sẽ vay thêm của bố mẹ, anh chị em 2 bên gia đình. Thiếu nữa thì sẽ có kế hoạch vay ngân hàng. Lên kế hoạch như vậy vợ chồng mình cứ thế thực hiện để hoàn thành mục tiêu sớm", chị Ánh tâm sự.
Cụ thể, với thu nhập 22 triệu/tháng, vợ chồng chị Ánh chỉ tiêu 8 triệu/tháng cho sinh hoạt của gia đình: " Vợ chồng cũng kế hoạch chưa có em bé ngay sau cưới mà đợi lúc mua được đất hay mua được nhà mới sinh con.
Chúng mình thuê một phòng 25m2 để ở với chi phí 2,8 triệu đồng đã bao gồm điện nước. Số tiền 5,3 triệu đồng vợ chồng chi cho chi tiêu gia đình, ăn uống, tiền ma chay cưới hỏi. Với số tiền 8 triệu/tháng, chúng mình cũng không đến nỗi quá bóp mồm, bóp miệng trong ăn uống và thấy như vậy là đủ", chị Ánh kể.
Như vậy, mỗi 1 năm, vợ chồng trẻ này để ra được gần 170 triệu đồng. Sau 2 năm tiết kiệm, số tiền này đã lên tới 336 triệu trong tài khoản. Cộng với số tiền 100 triệu để dành được lúc cưới, vợ chồng chị Ánh có trong tay 436 triệu đồng.
Chỉ sau 2 năm, vợ chồng trẻ đã mua được đất và sau 5 năm xây được nhà. (Ảnh: NVCC)
" Sau 2 năm kết hôn, lúc này, anh xã mình tính tới việc mua một mảnh đất thổ cư 45m2 ở Thủ Đức khá tiện đi lại tuy ở trong hẻm với giá 700 triệu đồng. Như vậy, vợ chồng mình phải vay thêm người thân 264 triệu đồng. Cũng may khi cần số tiền đó, tụi mình được bố mẹ 2 bên cho vay và hỗ trợ rất nhiều nên đủ tiền mua ngay mảnh đất đẹp này", chị Ánh nói.
Sau khi mua mảnh đất để đó, hàng tháng vợ chồng chị Ánh vẫn cặm cụi làm lụng để tiết kiệm. Sau 2 năm, vợ chồng chị đã trả được bố mẹ 2 bên số tiền 264 triệu vay mua đất. " Chồng mình sốt ruột về nợ nần nên cũng làm thêm. Cũng may công việc trình dược khá suôn sẻ nên năm đó anh kiếm thêm được khoảng 70 triệu nữa, cộng với số tiền tích lũy được sau 2 năm là 150 triệu, vợ chồng mình đã trả được gần hết số nợ mua đất, số còn lại ông bà cho. Coi như hoàn thành kế hoạch lần 1."
Tổng thu nhập mỗi tháng: 22 triệu đồng
Tiền có sau đám cưới: 100 triệu đồng
Tiền sau 2 năm đi làm tiết kiệm: 336 triệu 100 triệu sau cưới = 436 triệu đồng
Tiền mua đất: 700 triệu đồng
Tiền vay ông bà hai bên: 264 triệu đồng
Tiền tiết kiệm sau 2 năm mua đất: 150 triệu đồng 70 triệu kiếm thêm đã trả được khoản nợ 220 triệu. Số còn lại ông bà cho.
Tiền 3 năm sau mua đất tiết kiệm được: 320 triệu nên quyết định xây nhà 3 tầng trị giá 700 triệu. Bố mẹ lại cho vay 380 triệu nữa.
Kế hoạch trả nợ: Sau 2 năm nữa phải trả xong dứt điểm nợ 380 triệu đồng.
3 năm sau khi mua mảnh đất, vợ chồng trẻ này đã tiết kiệm được 320 triệu. Với số tiền này, anh xã chị lại tính tới việc xây nhà: " Ở trọ mãi cũng mất tận gần 3 triệu/tháng. Vì thế có trong tay ít tiền, anh xã mình lại tính tới chuyện xây 1 căn nhà 3 tầng, 1 tum để ở cho kiên cố. Tính ra chi phí xây nhà hết khoảng 700 triệu. Vậy là vợ chồng mình lại vay bố mẹ 380 triệu nữa. Mục tiêu của vợ chồng mình là sau 2 năm nữa phải trả xong dứt điểm nợ nần".
Hiện nay, căn nhà 3 tầng, 1 tum của vợ chồng chị Ánh đã sắp xây dựng xong. Chỉ khoảng 1-2 tháng nữa là anh chị sẽ chuyển về căn nhà mới xây rộng rãi mà vợ chồng cùng phấn đấu suốt 5 năm qua.
" Giờ vợ chồng mình chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ dọn về căn nhà mới xây. Đây là 1 căn nhà xinh xinh đủ cho 2 vợ chồng và con gái 2 tuổi của mình.
Giờ nhìn lại chặng đường 5 năm qua, mình thấy đúng là mua đất cũng có cái duyên của nó. Nhà mình gặp đúng chủ đất chứ không qua môi giới.
Lúc xây nhà cũng chỉ có khoảng 1/2 tổng số kinh phí dự định xây, nhưng lại may mắn được sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại. Hơn nữa mình rất cảm ơn ông xã mình đã giỏi khoản lên kế hoạch 5 năm.
Nhất là sự lạc quan của anh nên giờ dù nhà đang hoàn thiện, vợ chồng vẫn ôm 1 đống nợ gần 400 triệu thì vẫn rất phấn khởi khi chuẩn bị dọn về nhà mới.
Hy vọng, 2 năm nữa, vợ chồng mình cày cuốc thêm để sớm chấm dứt tình trạng nợ nần, chỉ tập trung nuôi con nhỏ", chị Ánh vui vẻ chia sẻ.
Hiện nay, căn nhà đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. (Ảnh: NVCC)
Khi nhắc tới việc vợ chồng trẻ dám thực hiện kế hoạch 5 năm mua đất, xây nhà, chị Ánh khẳng định: " Mua đất, xây nhà đôi lúc phải liều, đừng mong chờ đủ tiền mới thực hiện thì thấy xa lắm. Dĩ nhiên, 1 kế hoạch dài hạn tích lũy chi tiêu hợp lý hỗ trợ bên ngoài (như vay bố mẹ, anh chị, vay ngân hàng), thêm chút liều, chút cơ duyên may mắn thì việc mua nhà, mua đất sẽ không bao giờ là quá xa vời với các cặp vợ chồng trẻ mới cưới".
Nhìn bố mẹ rộn ràng tổ chức đám cưới, con trai 2 tuổi bĩu môi đầy tủi thân khiến cư dân mạng không khỏi bật cười vì quá đáng yêu Mặc dù hôm ấy là ngày cưới của bố mẹ cậu bé 2 tuổi nhưng bé có vẻ chẳng vui cho lắm. Hiện nay, chuyện sinh con xong mới tổ chức đám cưới đã chẳng còn quá xa lạ. Trong đám cưới có con nhỏ cùng tham gia, thật sự là một trải nghiệm đặc biệt đối với các cặp vợ chồng trẻ....