Vay 15 triệu USD xây dựng hệ thống cảnh báo ngập ở Sài Gòn
Trung tâm chống ngập TP.HCM đề xuất xây dựng chương trình quản lý và cảnh báo ngập lụt trị giá 15 triệu USD bằng nguồn vốn ODA vay của Chính phủ Đan Mạch.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có báo cáo lên UBND TP về dự án Quản lý tích hợp ngập lụt đô thị TP.HCM bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch. Dự án này do Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước đề xuất. Tổng mức tài trợ của chương trình là 15 triệu USD, kéo dài từ năm 2018-2020.
Theo Trung tâm chống ngập TP.HCM, hệ thống cảnh bảo lũ sớm bao gồm hiện đại hoá và xây dựng các trạm khí tượng thuỷ văn, mô hình dự báo, hệ thống cơ sở dữ liệu và truyền tin cảnh báo cho khu vực dân sinh hạ lưu sông ở TP.HCM, Đồng Nai và Long An.
Ngập úng là một trong những thách thức lớn trong quản lý đô thị tại TP.HCM. Ảnh: Tùng Tin.
Hệ thống sẽ xây dựng bản đồ nguy cơ và rủi ro ngập lũ ứng với các tần suất mưa, triều, lũ thượng nguồn và tổ hợp các yếu tố trên. Xây dựng quy trình vận hành các công trình chống ngập trong lưu vực phù hợp với công tác chống ngập chung của thành phố. Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro ngập đến người dân đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi từ người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, chương trình này sẽ có các mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt tự động tại các khu vực nhạy cảm, thường xuyên ô nhiễm trong lưu vực dự án, nhằm giám sát diễn biến chất lượng nước từ đó đề xuất các quy trình vận hành hệ thống để giảm thiểu ô nhiễm.
Video đang HOT
Ngập lụt tại TP.HCM càng trở nên trầm trọng do rác thải tích trong các cống thoát nước. Ảnh: Tùng Tin.
Với đề xuất này, Sở Tài chính TP.HCM cho rằng việc tìm kiếm nguồn vốn ngoài ngân sách là phù hợp trong điều kiện tỷ lệ phân chia nguồn thu bị cắt giảm còn 18%. Tuy nhiên, sở đề nghị làm rõ lãi suất, thời gian vay, thời gian ân hạn, từ đó thành phố mới có cơ sở để cân đối ngân sách trả nợ ODA.
Theo đánh giá của Sở Kế hoạch Đầu tư, dự án Quản lý tích hợp ngập lụt đô thị TP.HCM về bản chất là hợp phần 1 của dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM trước đây, dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có nhiều sự khác nhau về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của Pháp luật Việt Nam và chính sách của Ngân hàng Thế giới nên dự án không nhận được tài trợ.
Theo Hà Hương (Zing)
Hàng ngàn xe ngập nước: Sự cố bất khả kháng, khó xét bồi thường
Cơn mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua đã khiến hàng nghìn xe máy bị nước "nhấn chìm" dưới tầng hầm. TPHCM sẽ khảo sát thiệt hại nhưng không phải để bồi thường vì đó là sự cố bất khả kháng nên rất khó xem xét.
Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan nêu nhận định trên khi đánh giá về thiệt hại từ sự cố hàng nghìn xe máy bị ngập dưới tầng hầm sau cơn mưa "lịch sử" vừa qua, tại cuộc họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội diễn ra ngày 29/9.
Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho rằng việc ngập tầng hầm do mưa là sự cố bất khả kháng
"Khảo sát thiệt hại do trận mưa, ngập, tôi cũng không biết phải làm sao, nước mênh mông quá. Khảo sát thiệt hại không có nghĩa là thành phố thực hiện bồi thường vì sự cố là bất khả kháng nhưng vẫn phải khảo sát để xem 1 trận ngập như thế thì, chúng ta thua thiệt bao nhiêu, từ đó tìm cách khắc phục. Chứ giờ nói bồi thường thì rất khó xem xét. Thành phố sẽ họp và đưa ra danh mục các biện pháp chống ngập trước mắt, còn việc bồi thường do ngập thì chưa nghĩ tới", ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng cho rằng, ngoài vấn đề thiên tai xảy ra ngoài ý muốn thì nguyên nhân ngập tầng hầm cũng có một phần do chủ quan trong công tác thiết kế xây dựng. "Quá trình đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư cũng chưa nghĩ đến tình huống công trình bị ngập tới tầng hầm. TP không lường được hết được tình hình ngập lụt và người dân cũng vậy. Qua vụ ngập này mới thấy nhiều khuyết tật trong công tác xây dựng hạ tầng và chống ngập. Cả cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư cần phải rút kinh nghiệm", ông Hoan nói.
Theo ông Hoan, ở nước ngoài, việc dự báo khả năng cháy rừng, hạn hán, lũ lụt liên tục và rất chính xác. Còn tình hình dự báo ở TPHCM còn rất kém. "TPHCM hướng đến tiêu chí thành phố thông minh, chắc chắn sẽ phải làm như vậy. Sự cố mưa và ngập lịch sử vừa rồi cho một lời cảnh tỉnh để chúng ta phải nghiên cứu làm chủ tình hình. Chúng ta nói sống chung với lũ, với ngập thì phải làm chủ nó mới sống được, còn không coi chừng mưa ngập, lũ tràn là mình chết", ông Hoan nói.
Trước đó, kết luận cuộc họp kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm của thành phố, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết: "Có đi khảo sát thực tế chúng ta mới thấy đủ các nguyên nhân gây ngập. Ngập nước không chỉ do mưa, triều cường, mà còn do sự quản lý của con người. Công tác quản lý địa bàn ở một số nơi còn yếu kém".
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong thị sát hệ thống thoát nước bị lấn chiếm
Theo ông Phong, thời gian tới thành phố sẽ có cuộc họp để đánh giá lại quá trình chống ngập nước, từ đó đưa ra được các giải pháp trước mắt và lâu dài hiệu quả hơn. Với các vị trí lấn chiếm hệ thống thoát nước, thành phố sẽ phải di dời một số hộ dân đến nơi khác để giải tỏa cho dòng chảy.
"Mặc dù chúng ta không bồi thường nhưng chúng ta phải hỗ trợ người dân bị giải tỏa. Cái giá phải trả cho sự quản lý yếu kém là chúng ta phải bỏ ngân sách ra để xử lý. Thay vì dùng tiền để phát triển hạ tầng thì lại đi khắc phục hậu quả do quản lý yếu kém", ông Phong nói.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cũng đề nghị Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố trong thời gian tới triển khai giải pháp thông báo cho người dân tình hình ngập như hình thức thông tin kẹt xe qua đài phát thanh, rồi qua cả tin nhắn tới điện thoại di động. Biện pháp này giúp giảm bớt sự phiền hà cho người dân.
Quốc Anh
Theo Dantri
Trận mưa lớn nhất hơn 40 năm qua "nhấn chìm" 59 tuyến phố Sài Gòn Theo các cơ quan chức năng, cơn mưa chiều 26/9 là trận mưa lớn nhất xảy ra tại TPHCM trong hơn 40 năm qua. Về tình trạng ngập toàn TP, Trung tâm Chống ngập "đổ lỗi" cho việc người dân xả rác làm tắc hệ thống thoát nước. Còn người đứng đầu chính quyền thành phố thừa nhận do các giải pháp thiếu...