Vaultboy là ai? Vì sao ca khúc “Everything Sucks” lại hot đến thế?
“ Everything sucks, just kidding/ Everything is great, no really”… với những ai có thói quen lướt TikTok thường xuyên câu hát này phải nói là đã quá quen thuộc đúng không? Nhưng điều gì đã khiến ca khúc này bỗng dưng nổi tiếng như thế?
9,2 triệu lượt nghe Spotify, 2 triệu người nghe hằng tháng trên nền tảng này, được sử dụng trong 256.300 videos cùng 208,7 triệu lượt xem trên TikTok, thu hút 360 triệu lượt xem tính trên TikTok phiên bản tại thị trường Trung Quốc, vô số video lyrics và hát cover do fan thực hiện trên YouTube… Đó là những con số ấn tượng mà ca khúc “Everything Sucks” đã mang về cho Vaultboy trong thời gian qua chứ không phải bản hit từ một ngôi sao nhạc Pop đình đám nào khác.
Ca khúc “Everything Sucks” của Vaultboy đang “làm mưa làm gió” trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Vaultboy là ai?
Nếu quay lại thời điểm cách đây khoảng 1 tháng rưỡi, thì Vaultboy chỉ là một YouTuber, TikToker được khán giả biết đến qua những video hát cover của mình lên các nền tảng. Bên cạnh việc hát theo yêu cầu của người hâm mộ, anh chàng cũng thường chia sẻ những đoạn nhạc ngắn do mình tự sáng tác theo ý tưởng được các fan gợi ý. Tuy đến hiện tại anh chàng vẫn tiếp tục công việc này của mình hằng ngày, nhưng sự nghiệp của Vaultboy có lẽ đã bước sang trang khác kể từ khi anh phát hành ca khúc “Everything Sucks” lên các nền tảng âm nhạc.
MV “Everything Sucks” – Vaultboy
“Everything Sucks” ra đời từ mong muốn của fan
Ngày 25/1 đầu năm nay, Vaultboy đã đăng tải “Everything Sucks” lần đầu lên Tiktok với lời mở đầu: “Đây là ngày thứ 12 của thử thách mỗi ngày viết một bài hát, và hôm nay chúng ta sẽ làm một bài hát vui”. Video này đã thu về cho anh chàng 1,9 triệu lượt xem tính đến thời điểm hiện tại. Nhận ra sáng tác này của mình được nhiều người yêu thích, khoảng một tháng sau đó anh đã chia sẻ lại bài nhạc này để hỏi người hâm mộ về việc hoàn thành ca khúc và phát hành. Nhận được 7,9 triệu lượt xem thay cho lời đồng ý, “Everything Sucks” đã được trình làng vào ngày 21/5 vừa qua. Đây cũng chính là đĩa đơn chính thức đầu tiên của Vaultboy trên các nền tảng âm nhạc.
Chính Vaultboy cũng bất ngờ với sự ủng hộ của mọi người dành cho “Everything Sucks” từ khi ca khúc chỉ mới là một đoạn sáng tác ngắn.
Vì sao “Everything Sucks” được yêu thích?
Tựa đề “Everything Sucks” cũng là câu hát đầu tiên của ca khúc: “Chuyện gì cũng không ra gì, à đùa thôi/ Mọi thứ đều tuyệt vời, cũng không hẳn/ Tôi đã không nghĩ về người yêu cũ hôm nay/ Ơ hay chờ đã (Tôi vừa nghĩ tới này)”. Chính ca từ tuy nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng lại rất gần gũi với cảm xúc thật này đã nhanh chóng khiến người nghe thích thú. Phần còn lại “Everything Sucks” vẫn là các ca từ ngắn gọn, bắt tai và dễ nhớ như những lời tự nhủ với bản thân phải quên những ngày buồn để cảm thấy ổn hơn. Độ dài ca khúc cũng là một điểm thú vị khi chỉ ngắn vỏn vẹn 1 phút 55 giây.
Nhờ những yếu tố đó, “Everything Sucks” trở thành một lựa chọn nổi bật mỗi khi người dùng TikTok muốn làm một video về một ngày tồi tệ của mình. Cứ thế, ca khúc đã nhanh chóng được lan toả mà không cần một kế hoạch quảng bá quá rầm rộ. Nếu bắt buộc phải giải thích về nguyên nhân vì sao ca khúc này lại viral, thì đó chính là nhờ một công thức làm nhạc nghe tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thành công: Ca từ vui, đánh trúng tâm lý khán giả trẻ, giai điệu dễ nghe, dễ nhớ, thời lượng ngắn, không quá cầu kì.
Vaultboy có thể sẽ là một gương mặt rất đáng kì vọng trong thời gian tới sau khi ra mắt “bất đắc dĩ” với “Everything Sucks”.
“Everything Sucks” có lẽ chỉ mới là khởi đầu của Vaultboy
Tuy “Everything Sucks” đang đưa tên tuổi Vaultboy đến ngày một nhiều khán giả hơn, anh chàng vẫn không ngừng công việc viết nhạc theo ý tưởng của người hâm mộ. Trên tài khoản TikTok hơn 900 nghìn người theo dõi của nam ca sĩ, sau “Everything Sucks” vẫn có thể thấy một số video khác có lượt xem vượt mốc 1 triệu. Theo đó, khán giả cũng có thể mong đợi anh phát hành phiên bản chính thức của các sáng tác ngắn này trong tương lai như “Everything Sucks”. Và biết đâu, Vaultboy sẽ là cái tên bùng nổ trong thời gian tới với tài viết nhạc của mình?
Britney Spears - biểu tượng nhạc Pop qua hai thập kỷ
Hình ảnh Britney Spears tết tóc hai bên, mặc đồng phục học sinh nhảy múa trong MV "Baby One More Time" trở thành biểu tượng hơn 20 năm qua.
Sau khi Britney Spears được cả thế giới quan tâm bởi lời khai rúng động về 13 năm sống trong quyền giám hộ của bố, cây bút Laura Snapes của tờ The Guardian nhận xét: "Britney Spears đã chỉ cho các cô gái cách trưởng thành - nhưng cô ấy không bao giờ được phép".
Từ lúc xuất hiện cuối thập niên 1990, Britney được coi như người bạn, người chị em gái của nhiều thanh thiếu niên nước Mỹ nhờ âm nhạc. Theo tờ The Triangle, năm 1997, thời điểm ca sĩ chuẩn bị ra mắt album đầu tay, rock và rap thịnh hành. Ở dòng nhạc pop, Whitney Houston và Celine Dion thống trị các bảng xếp hạng, các nhóm Backstreet Boys, Spice Girls bắt đầu ghi dấu ấn. Trên đài phát thanh, những ca khúc vui nhộn mang âm hưởng bubblegum pop như Barbie Girl (Aqua) được phát đi phát lại cả ngày. Dường như không nữ nghệ sĩ solo nào có tiềm năng nối tiếp thành công của Madonna. Thế nhưng hãng Jive nhìn thấy khả năng của Britney và đầu tư.
MV "Baby One More Time". Video: Youtube Britney Spears.
Ca khúc đầu tay - Baby One More Time - ra đời, biến cô trở thành "nàng thơ" mới. Bài hát mang âm hưởng R&B và bubblegum pop, với mô-típ ba hợp âm trên đàn piano được lặp đi lặp lại. Tờ Billboard nhận xét nhịp điệu sôi nổi gợi nhớ những ca khúc được thanh thiếu niên yêu thích một thời như Billie Jean (Michael Jackson), Wannabe (Spice Girls), Everybody (Backstreet Boys). Giọng hát của Britney mang âm mũi và cách gằn đặc trưng, nữ tính và bí ẩn. Nhạc phẩm của Max Martin bắt tai nhưng video mới là điều thực sự tạo nên sức hút. Briney Spears tự lên ý tưởng MV, cô muốn khắc họa cuộc sống của một cô gái tuổi teen - những buổi học nhàm chán, khao khát được ăn mặc, thể hiện bản thân theo cách riêng. Hình ảnh Briney Spears nhảy múa trong chiếc sơ mi hở eo trở thành biểu tượng.
Quá trình thực hiện MV "Baby One More Time". Video: Youtube Britney Spears.
Hình tượng vừa ngây thơ vừa nổi loạn của cô thu hút giới trẻ. Cây bút Richard S.He của tờ Billboard viết: "Có lẽ cô ấy là kiểu con gái mà chúng tôi đều phải lòng... Với những chàng trai trẻ đang tìm kiếm một hình mẫu, Madonna là quá khứ của một thế hệ, Spice Girls là thần tượng, nhưng không thực tế. Đó là lần đầu tiên thế hệ Y - những đứa trẻ từ 5 đến 19 tuổi vào năm 1998 - thực sự được nghe một người trong số họ nói về sự trưởng thành và cộng hưởng cảm xúc như vậy".
Britney Spears chụp hình cho tạp chí "Rolling Stone" năm 1999.
Tờ Billboard nhận xét nhân dịp kỷ niệm 20 năm ca khúc ra đời năm 2018: " Baby One More Time là bản nhạc không tuổi. Tiếng nhạc dạo bằng piano của ca khúc vẫn khiến mọi người lao lên sàn nhảy. Bài hát trở thành bản karaoke kinh điển, và trang phục trong MV là mặt hàng bán chạy mỗi dịp Halloween. Vài tháng một lần, một nghệ sĩ nào đó cover hoặc nhảy theo bài hát. Chúng ta luôn ngưỡng mộ Britney năm 16 tuổi - cô ấy tuyệt vời hơn bao giờ hết". Ca khúc mở đường cho album cùng tên phát hành năm 1999, với các đĩa đơn như Sometimes, You Drive Me Crazy, Born to Make You Happy... Dù vướng nhiều tranh cãi vì hát nhép, lạm dụng kỹ thuật chỉnh autotune trong các bản thu, album đầu tay của Britney Spears được đón nhận, bán được 8,3 triệu bản trong năm đầu tiên.
Britney Spears mang hổ, trăn lên sân khấu VMAs 2001. Video: MTV.
Trong một thập kỷ đầu tiên trong sự nghiệp, Britney Spears phát hành bốn album. Từ cô gái ngây thơ, Britney thay đổi hình tượng mạnh mẽ trong Oops!... I Did It Again (2000). Im a Slave 4 U (2001) truyền tải những ẩn ức tình dục của một phụ nữ trưởng thành. Im Not a Girl, Not Yet A Woman nói về sự thất vọng của cô khi bị đối xử như một đứa trẻ. Hai năm sau, cô phát hành album In the Zone - sản phẩm mang tính thử nghiệm với hình ảnh, âm thanh khêu gợi, kịch tích hơn.
"Công chúa nhạc Pop" được ví là "bậc thầy" biểu diễn trên sân khấu nhờ các tiết mục được dàn dựng hoành tráng, vũ đạo đẹp mắt. Trên sân khấu VMAs 2011, cô tạo hình nữ chúa rừng xanh, biểu diễn cùng hổ, trăn bạch tạng khi hát Im Slave 4U . Khoảnh khắc Britney hôn Madonna khi biểu diễn bài Like A Virgin tại giải VMAs 2003 vào top 10 nụ hôn nổi tiếng nhất thập niên. Nhiều trang phục Britney từng mặc, điển hình như bộ váy tiếp viên hàng không màu xanh trong MV Toxic , trở thành cảm hứng thời trang bất tận, xuất hiện trong nhiều trò chơi nhập vai. Hãng Play Along Toys sản xuất 28 mẫu búp bê mô phỏng hình tượng "công chúa nhạc pop".
Những khoảng trầm sự nghiệp của Britney Spears chủ yếu ảnh hưởng từ biến cố đời tư. Năm 2006, sau khi ly hôn Kevin Federline, mất 20 triệu USD tài sản và vướng rắc rối vì tranh chấp quyền nuôi con, cô gặp vấn đề tâm lý. Ca sĩ bỏ bê ca hát, tiệc tùng thâu đêm với Paris Hilton và Lindsay Lohan. Cô thừa nhận sử dụng chất kích thích, thường xuyên xuất hiện với vẻ ngoài lôi thôi và trở thành mục tiêu săn đuổi của cánh săn ảnh. Năm 2007, khán giả sốc khi "công chúa nhạc Pop" cạo trọc nửa đầu.
Trở lại trên sân khấu VMAs hồi tháng 10/2007, cô khiến khán giả thất vọng với màn trình diễn ca khúc Gimme more , cô để lộ thân hình sồ sề trong bộ bikini hai mảnh. Ca sĩ lộ hát nhép, vũ đạo lờ đờ và vấp ngã trên sân khấu. Từ năm 2008, Britney ra mắt các ca khúc nhạc dance sôi động, phù hợp với thị hiếu khán giả thời bấy giờ như Womanizer, I Wanna Go, Three, Hold It Against Me... nhưng không thu được thành công rực rỡ như giai đoạn trước. Điểm sáng trong giai đoạn này của cô là hai đĩa đơn - Piece of Me (2007) và Womanizer (2008). Trong ca khúc Piece of Me, Britney Spears chế nhạo đám paparazzi và kiêu hãnh hát: "Tôi là cô gái trong mơ của nước Mỹ từ năm 17 tuổi". Hãng Jive phá sản vào năm 2011 cũng làm ảnh hưởng đến ca sĩ. Giai đoạn này, Britney Spears bị trói vào quyền giám hộ của cha.
Britney Spears trong tour diễn "Circus" năm 2009.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp của Britney đình trệ. Các album phát hành sau này của cô gồm Femme Fatale (2011), Britney Jean (2013), Glory (2016) không tạo được tiếng vang. Cô kiếm tiền chủ yếu nhờ biểu diễn thường xuyên ở Las Vegas. Tháng 11/2020, luật sư của Britney Spears cho biết "công chúa nhạc pop" sẽ không trở lại sân khấu vì sợ sự cai quản của cha Jamie Spears, người giữ quyền giám hộ cô hơn 12 năm qua. Ca sĩ ngừng hát từ đầu năm 2019, sau khi cha phải đi cấp cứu vì vỡ ruột kết.
Laura Snapes của The Guardian nói khi lắng nghe lời khai dài 25 phút của Britney Spears trước tòa, cô cảm nhận được khao khát tự do sục sôi của nữ ca sĩ. Trong phiên tòa vào ngày 14/7 tới, Britney có thể chưa thực sự thoát khỏi quyền giám hộ. "Điều chắc chắn là giọng hát của cô ấy vẫn giữ được tiềm năng và chuẩn bị tiến tới một giai đoạn mới", Laura Snapes viết.
John Ivey - Chủ tịch lập trình của iHeartMedia - nói trên tờ EW: "Tôi tưởng tượng nếu bạn nói Hãy hát một ca khúc của Britney Spears, mọi người sẽ lập tức ngân nga đoạn điệp khúc. Đó là điều đã ăn sâu vào tâm trí bạn như chính cô ấy".
Những ca khúc kinh điển gắn liền với "Công chúa nhạc Pop" Britney Spears Nhắc tới Britney Spears, chúng ta không thể quên được những ca khúc như "Baby one more time", "Womanizer" hay "Toxic"... đã gắn liền với tên tuổi của "Công chúa nhạc Pop". "Baby One More Time" là ca khúc không thể không nhắc tới khi nói đến Britney Spears. Ca khúc này đã chắp cánh cho sự nghiệp của "Công chúa nhạc Pop"...