Vatican xác nhận Giáo hoàng Francis nhập viện
Giáo hoàng Francis, 86 tuổi, đã nhập viện ở Rome hôm 29.3 vì nhiễm trùng đường hô hấp và dự kiến phải trải qua vài ngày được điều trị tại bệnh viện, AFP hôm 30.3 dẫn thông báo từ Vatican.
Giáo hoàng Francis thời điểm rời sự kiện hôm 29.3 và sau đó đến bệnh viện.Ảnh AFP
“Những ngày gần đây, Giáo hoàng Francis cho biết mình bị khó thở”, theo người phát ngôn Vatican Matteo Bruni.
Ông Bruni cho hay sau khi giáo hoàng đến Bệnh viện Gemelli ở Rome để kiểm tra, bác sĩ tại đây phát hiện ngài bị nhiễm trùng đường hô hấp và cần lưu viện vài ngày để điều trị.
Người phát ngôn nói Đức Thánh Cha không mắc Covid-19.
Nguồn tin từ Tòa Thánh xác nhận những cuộc gặp và hoạt động của giáo hoàng trong ngày 30.3 bị hủy bỏ, và dự kiến Vatican cũng phải hủy lịch trình của ngài trong vài ngày tới. Đây là thời gian lẽ ra vô cùng bận rộn đối với Giáo hoàng Francis trước dịp lễ Phục sinh.
Phóng viên báo đài tập trung bên ngoài Bệnh viện Gemelli tối 29.3. Ảnh AFP
Tổng thống Joe Biden, cũng là tổng thống theo đạo Công giáo thứ hai trong lịch sử Mỹ, đề nghị những người tham gia sự kiện ở Nhà Trắng hôm 29.3 hãy cầu nguyện cho giáo hoàng.
Đức Francis, vừa đánh dấu 10 năm dẫn dắt Giáo hội Công giáo La Mã, đã nhập viện 10 ngày ở bệnh viện Gemelli vào tháng 7.2021 sau cuộc phẫu thuật ruột kết.
Ngài cũng bị đau đầu gối và buộc phải sử dụng xe lăn. Tuy nhiên, người đứng đầu Tòa Thánh vẫn duy trì lịch trình di chuyển và công du tất bật.
Giáo hoàng Francis nói gì với bé trai cắt ngang bài giảng?
Người bản địa Canada đòi Vatican trả lại cổ vật
Cộng đồng người bản địa tại Canada muốn Vatican trả lại các hiện vật được cất giữ tại các bảo tàng ở Vatican, trước thềm chuyến công du của Giáo hoàng Francis đến Canada.
Bảo tàng Dân tộc học Anima Mundi ở Vatican là nơi lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật và tác phẩm nghệ thuật từ các dân tộc bản địa trên thế giới. Phần lớn trong số này được các nhà truyền giáo theo Công giáo ở khắp nơi gửi đến Vatican cho buổi triễn lãm năm 1925.
Tuy nhiên, những người bản địa tại Canada hoài nghi về cách các nhà truyền giáo lấy những hiện vật này, cũng như những cổ vật khác được Vatican giấu kín trong nhiều thập niên. Một số người muốn quốc gia này trả lại các hiện vật cho người bản địa, theo AP.
"Những hiện vật thuộc về chúng tôi nên được đưa về nhà", Cassidy Caron, người đứng đầu phái đoàn bộ tộc Metis, yêu cầu Giáo hoàng Francis trả lại những hiện vật đang lưu giữ ở bảo tàng Vatican.
Việc trao trả các hiện vật cho người bản địa, thảo luận với các bảo tàng và phòng trưng bày trên khắp châu Âu, là một điểm trong chương trình nghị sự đang chờ đợi Giáo hoàng Francis trong chuyến công du đến Canada vào ngày 24/7.
Đôi găng tay được làm theo phong cách truyền thống của người bản địa Metis - Cree ở Canada. Ảnh: AP.
Kế hoạch ban đầu của chuyến thăm là để Giáo hoàng xin lỗi trực tiếp người bản địa ở Canada, khi tổ tiên những người này đã chịu áp bức từ các nhà truyền đạo của Công giáo tại những trường học.
Hơn 150.000 trẻ em bản địa ở Canada bị ép phải học tại các trường Công giáo từ thế kỷ 19 cho đến những năm 1970, nhằm khiến những đứa trẻ không thể tiếp thu ảnh hưởng từ gia đình và văn hóa bản địa. Mục đích là để những đứa trẻ hòa nhập vào xã hội Công giáo mà chính phủ Canada trước đây coi là ưu việt hơn.
Bà Caron nói việc Vatican trả lại các hiện vật sẽ giúp chữa lành những tổn thương qua nhiều thế hệ, đồng thời giúp người bản địa có thể kể lại những câu chuyện của tổ tiên.
Giáo hoàng Francis kêu gọi chấm dứt xung đột trong thông điệp Giáng sinh Trong thông điệp Giáng sinh truyền thống, ngày 25/12, Giáo hoàng Francis kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột tại Ukraine và nhiều nơi khác trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh thế giới đang rất cần hòa bình. Giáo hoàng Francis phát biểu tại Vatican ngày 20/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Từ vương cung thánh đường St.Peter ở Vatican, Giáo hoàng Francis gửi...