Vatican trục xuất giám mục chi 42 triệu USD trang hoàng dinh thự
Một lãnh đạo cấp cao của nhà thờ Công giáo Đức, người được báo giới gán cho biệt danh “giám mục lấp lánh” vì thói quen xài sang vừa bị tòa thánh Vatican trục xuất tạm thời do đã chi 42 triệu USD làm đẹp dinh thự riêng.
Theo hãng tin BBC, giám mục Tebartz-van Elst của vùng Limburg Franz- Peter bị cáo buộc đã chi hơn 31 triệu euro (tương đương 42 triệu USD) để cải tạo tòa nhà dành cho giám mục của mình.
Giám mục Tebartz-van Elst bị trục xuất vì xài sang
Tòa thánh Vatican cho rằng “sẽ là hợp lý…khi để vị giám mục rời khỏi giáo phận của mình một thời gian”.
Quyết định trên được đưa ra 2 ngày sau khi Giáo hoàng gặp gỡ vị giám mục để thảo luận về vấn đề này.
“Một tình huống đã được tạo ra trong đó vị giám mục không còn thực hiện nhiệm vụ giám mục”, thông báo của Vatican viết.
Thông báo cũng cho biết một ủy ban của nhà thờ sẽ ra phán quyết về vấn đề này, nhưng không cho biết liệu giám mục Tebartz-van Elst, 53 tuổi, có phải ra đi hay không hoặc ông sẽ làm gì trong thời gian cuộc điều tra đang diễn ra.
Chủ tịch Ủy ban trung ương nhà thờ Công giáo Đức Alois Glueck đã ủng hộ quyết định của Vatican. Ông khẳng định: “Quyết định của Giáo hoàng Francis đã mở ra cơ hội cho bước đi đầu tiên hướng tới một khởi đầu mới trong giáo phận Limburg trong những tuần tới, bởi tình hình đã trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho các tín đồ tại đây, và ở khắp nước Đức”.
Video đang HOT
Tòa nhà nơi giám mục Tebartz-van Elst ở bị cho là xa xỉ
Chuyến bay hạng nhất
Thói quen chi tiêu xa xỉ của ông Tebartz-van Elst đã trở nên “nổi tiếng” tại Đức, nơi nhiều người phải nộp thuế nhà thờ cho chính phủ. Trong năm 2012 sắc thuế này đã đem lại 5,2 tỷ euro cho nhà thờ Công giáo và 4,6 tỷ euro cho đạo Tin lành.
Đã từng có nhiều lời kêu gọi vị giám mục từ chức sau khi có những cáo buộc ông gian dối khi đã tuyên thệ về các khoản chi tiêu. Ông Elst cũng bị chỉ trích khi đi máy bay hạng nhất tới Ấn Độ để thăm người nghèo.
Nhưng trên hết chính là dinh thự nơi vị giám mục ở, sau khi chi phí tu tạo ban đầu tiêu tốn 5,5 triệu euro. Truyền thông Đức khẳng định tòa nhà được lắp đặt một bồn tắm có giá 15.000 euro, một bàn hội thảo giá tới 25.000 euro cùng một nhà nguyện riêng giá tới 2,9 triệu euro.
Theo Dantri
Hơn 100.000 người tuần hành phản đối tấn công Syria
Hàng chục nghìn người ngày hôm qua đã tụ tập tại quảng trường thánh Peter tại Vatican để nghe Giáo hoàng đọc thông điệp phản đối hành động quân sự chống lại chính quyền Syria. Trong khi đó ngay tại Mỹ, biểu tình cũng tiếp diễn ở nhiều nơi.
Theo ước tính của Tòa thánh Vatican, khoảng 100.000 người đã tham dự sự kiện tại Rome, khiến nó trở thành cuộc tuần hành tại phương Tây phản đối đề xuất tấn công quân sự chính quyền Syria của Mỹ lớn nhất kể từ sau sự kiện tấn công hóa học 21/8 tại ngoại ô Damascus.
Giáo hoàng phát biểu trước đám đông tại Vatican tối 7/9
Giáo hoàng Francis dành phần lớn thời gian cầu quyện trong im lặng với các tín đồ. Nhưng trong bài phát biểu của mình, ngài đã có một lời kêu gọi chân thành vì hòa bình, phản bác những người "bị mê muội bởi quyền lực và sức mạnh", và phá hủy sự kiến tạo của Chúa thông qua chiến tranh.
"Tối nay, ta kêu gọi các vị chúa tể rằng chúng ta, những tín đồ Công giáo, và các anh chị em mình thuộc các tôn giáo khác, và tất cả phụ nữ, nam giới có thiện chí, hãy hô vang một cách mạnh mẽ: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường dẫn tới hòa bình!", Giáo hoàng Francis nói.
"Hãy khiến âm thanh của vũ khí lắng xuống. Chiến tranh luôn chỉ đánh dấu sự thất bại của hòa bình, nó luôn là thất bại của nhân loại".
Khoảng 100.000 người đã tham gia buổi lễ tại quảng trường thánh Peter
Tại Damascus, vài chục tín đồ Công giáo Syria cũng đã tham dự một buổi lễ tại nhà thờ al-Zaytoun, theo lời mời của Giáo hoàng về việc tham gia toàn cầu trong ngày nhịn ăn và cầu nguyện, để phản đối sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông.
Giáo trưởng của nhà thời Công giáo Hy Lạp Gregorios III cũng đã tham dự và khẳng định, hầu hết các nước ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, trong khi chỉ một số ít muốn thực hiện hành động quan sự. "Đây là sự khởi đầu của chiến thắng", ông khẳng định với các tín đồ tại Damascus. "Nói không với chiến tranh. Nói có với hòa bình".
Tại Washington, ít nhất 150 người đã tụ tập trước Nhà Trắng và diễu hành về phía Đồi Capitol, nơi có tòa nhà quốc hội Mỹ, để phản đối kế hoạch hành động quân sự của Mỹ tại Syria. Tại quảng trường Thời Đại ở New York, biểu tình phản chiến cũng diễn ra, trong khi nhiều tín đồ Công giáo ở Boston cũng hưởng ứng lời kêu gọi tuần hành của Giáo hoàng.
Các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ
"Phải chăng tất cả các nước khác cũng tham chiến?" một người biểu tình đặt câu hỏi về việc vì sao chính phủ Mỹ muốn tấn công. "Phải chăng họ cũng đưa ra quyết định đó?"
Jerry, một cự binh khác thì không hiểu vì sao Washington lại vội vã muốn tấn công như vậy. "Hãy tìm hiểu xem ai thực hiện việc đó trước, và sau đó cùng ngồi lại thảo luận", ông nói. "Chúng ta có thể dành ra vài tuần, chúng ta có thể thảo luận về nó, phải không nào?".
Đại diện của tổ chức Granny Peace Brigade thì khẳng định với kênh CBS 2rằng bà muốn thấy một giải pháp hòa bình.
"Tôi không muốn có thêm nhiều người, nhiều trẻ em, nhiều binh sỹ thiệt mạng ở khắp nơi. Tôi muốn một giải pháp khác. Cố gắng ngăn chặn chiến tranh trước khi nó diễn ra", bà Barbara Harris nói.
Trên khắp thế giới, các linh mục cũng đã hưởng ứng lời kêu gọi nhịn ăn và tổ chức những buổi cầu nguyện tương tự tại nhà. Tại Argentina, quê nhà của Giáo hoàng, các nhóm hoạt động nhân quyền và tôn giáo đã tổ chức các cuộc tuần hành tương tự tại tòa nhà thị trưởng Buenos Aires và nhiều thành phố khác.
Theo Dantri
Giáo hoàng John Paul II được phong thánh Người đứng đầu Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Francis vừa chấp thuận việc phong thánh cho hai người tiền nhiệm là John Paul II và John XXIII. Giáo hoàng John Paul II ban phước cho con chiên tại Croatia hôm 8/6/2003. Ảnh: AFP VOA dẫn lời Tòa thánh Vatican hôm nay tuyên bố Giáo hoàng Francis chấp thuận việc phong thánh cho Giáo...