Vật xây dựng đón cơ hội trong cách mạng công nghệ 4.0
Ngày 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo ngành vật liệu xây dựng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hội thảo với mục đích nâng cao trình độ khoa học công nghệ để phát triển bền vững, nâng cao năng suất, giảm mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, giảm mức phát thải CO2 trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, khuyến khích phát triển vật liệu mới, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
Ngành vật liệu xây dựng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, hội thảo nhằm cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý Việt Nam trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Mục tiêu là đưa ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả để hội nhập thành công cùng với các ngành công nghiệp khác trong và ngoài nước.
Theo ông Đinh Hồng Kỳ, Phó chủ tịch Hiệp hội xây dựng và vật liệu xây dựng Tp. Hồ Chí Minh (SACA), ngoài các phương tiện giao thông, các tòa nhà cũng chiếm 20-50% yếu tố gây ô nhiễm tại đô thị. Không chỉ liên quan đến môi trường mà công trình xây dựng còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong khi đó, vật liệu xây dựng có thể chuyển hóa thành vật liệu xanh từ thiết kế sản xuất tới thi công lắp đặt.
Ông Đinh Hồng Kỳ cho rằng, có 4 yếu tố quan trọng để hình thành vật liệu xanh là tự nhiên, bền, có thể tái chế và tái sử dụng. Trong số đó, những vật liệu thân thiện môi trường có thể ứng dụng trong các đô thị thông minh là tre, gỗ tái chế, kim loại tái chế, bê đông đúc sẵn.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để phát triển vật liệu xây dựng; đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong số đó, một số sản phẩm đã có bước phát triển được ghi nhận như: xi măng, kính xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sơn… Mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển nhưng ngành vật liệu xây dựng vẫn còn những bất cập cần khắc phục.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chỉ rõ, vẫn có những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng, điện năng lớn, đặc biệt là trong vấn đề cải thiện môi trường vẫn chưa đáp ứng. Nhiều doanh nghiệp chưa khai thác và ứng dụng công nghệ mới trong giai đoạn công nghiệp 4.0 như hiện nay. Do đó thời gian tới, ngành vật liệu xây dựng còn nhiều việc phải làm khi Chính phủ đang thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng thông minh.
Thế giới đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ thế hệ mới, mở ra một thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo (AI), cùng với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số. Cuộc cách mạng này tạo ra cả cơ hội và thách thức to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, cộng đồng, cá nhân, doanh nghiệp; trong đó, có các doanh nghiệp trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Video đang HOT
Theo Bnews
Đài Loan ứng dụng công nghệ 4.0 sản xuất máy công cụ
Tại Triển lãm lần thứ 17 về máy công cụ (MTA Việt Nam 2019) đã diễn ra Diễn đàn 'Máy móc Đài Loan-Công nghệ đột phá thông minh'
Diễn đàn do Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Đài Loan (Taitra) tổ chức.
Tại sự kiện, các đề tài về công nghệ thông minh được trình bày như: "Tương lai Sáng Tạo Thông minh" của Công ty Chin Fong;"Giải pháp tốt nhất về phụ tùng sản xuất ô tô và xe máy" của công ty công nghệ Takisawa; "Ưu điểm của công nghệ gia công thông minh - Mở đường thành công trong nền công nghiệp 4.0" của tập đoàn Goodway; "TM Robot - Đối tác tốt nhất trong nhà máy tự động" của Techman Robot.
Máy công cụ Đài Loan đáp ứng đa dạng hóa nhu cầu
Chia sẻ tại diễn đàn, Bà Karen Pai - Phó Giám đốc điều hành Phòng Tiếp thị Công nghiệp, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan nhấn mạnh: "Đài Loan hiện trở thành một nhà sản xuất máy móc công cụ lớn thứ 5 trên toàn thếgiới sau Đức, Nhật, Ý, Trung Quốc.
Năm 2018, ngành công cụ máy móc Đài Loan đã đạt được 4 tỷ USD, 80% công cụ máy móc xuất xưởng đã xuất khẩu đến 138 nước và lãnh thổ trên thế giới. Đài Loan có một cụm công nghiệp độc nhất trên toàn thế giới.
Ở khu vực Đài Trung hiện có 1.500 nhà sản xuất lớn trong đó bao gồm những tên tuổi lớn trên toàn thế giới và hơn 10.000 công ty vệ tinh khác. Mục tiêu phát triển công nghệ mới cũng như chia sẻ nguồn lực. Chuỗi sản xuất toàn diện và đầy đủ này giúp cho các nhà máy móc công cụ Đài Loan đáp ứng được đa dạng hóa nhu cầu.
Trong kỷ nguyên 4.0, Đài Loan không chỉ tạo ra những máy móc thông minh mà còn tạo ra hệ sinh thái hoàn chỉnh cho máy móc thông minh. Tạo vị trí vai trò trong nền kỹ thuật tiên tiến trên thế giới".
Bà Karen Pai - Phó Giám đốc điều hành Phòng Tiếp thị Công nghiệp, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan phát biểu tại Diễn đàn "Máy móc Đài Loan-Công nghệ đột phá thông minh"
Ngành công nghiệp máy công cụ Đài Loan bao gồm một chuỗi liên kết từ nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo linh kiện, lắp đặt tổng thể, kiểm tra, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi,... chủ yếu là gia công máy trung tâm và máy phay CNC. Các nhà sản xuất Đài Loan tập trung tích hợp trong cấu hình kinh kiện máy công cụ, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
So sánh với sản phẩm do Nhật và Đức sản xuất, máy công cụ Đài Loan mang lại chất lượng ưu việt tương đương nhưng giá cả chỉ bằng 85%. Hơn thế nữa, Đài Loan còn có thế mạnh về cánh tay cơ khí đo đạc và kiểm soát chính xác cao, điều khiển từ xa, giao diện đồ họa, thu thập dữ liệu mạng IoT,... ứng dụng trong công nghiệp sản xuất ô tô-xe máy, hàng không vũ trụ, điện tử tiêu dùng, khuôn đúc,...
Đài Loan có thế mạnh về cánh tay cơ khí đo đạc và kiểm soát chính xác cao, điều khiển từ xa,
Công nghiệp máy công cụ Đài Loan bao gồm một chuỗi liên kết từ nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo linh kiện, lắp đặt tổng thể, kiểm tra, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi,... chủ yếu là gia công máy trung tâm và máy phay CNC. Các nhà sản xuất Đài Loan tập trung tích hợp trong cấu hình kinh kiện máy công cụ, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Chiến lược ưu tiên thị trường Việt Nam
Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ rất mật thiết về kinh tế cũng như về công nghệ. Trong năm 2018, thương mại Việt Nam và Đài Loan đạt được 16,3 tỷ USD, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Đài Loan.
Theo thống kê của hải quan Đài Loan, từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, xuất khẩu từ Đài Loan sang Việt Nam tăng 4,74%, đạt 3,5 tỷ USD, trong khi đó con số nhập khẩu của Đài Loan đạt 3,9 tỷ USD. Đài Loan hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 4 tại Việt Nam, đã đầu tư khoảng 31,4 tỷ USD từ năm 1988 đến 2018.
Hiện có hơn 4,000 công ty Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra hơn 4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Rất nhiều trong số họ đã mở rộng kinh doanh của mình trong các lĩnh vực như giày dép, may mặc, máy móc, xe cộ,...
Trong giai đoạn công nghiệp 4.0, Đài Loan hướng đến mục tiêu phát triển phù hợp các công nghệ cốt lõi và ứng dụng tích hợp với các xu hướng địa phương, quốc tế và tương lai. Trong đó, Việt Nam là top thị trường ưu tiên của các doanh nghiệp sản xuất công cụ thông minh Đài Loan.
Ông Ngô Trường Thọ, Giám đốc công ty Syntec Việt Nam
Doanh nghiệp Đài Loan luôn nắm bắt xu thế và đã có chuỗi cung ứng từ linh kiện chủ chốt, mô-đun tự động hóa, đến hệ thống tích hợp... bên cạnh đó, học có những lợi thế khác như tạo được niềm tin với khách hàng chất lượng sản phẩm khi có nhiều doanh nghiệp Đài Loan đặt trụ sở, văn phòng tại Việt Nam và họ nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu lẫn thị hiếu của DN VN, hỗ trợ tối đa về kỹ thuật.
Giá thành và chất lượng sản phẩm máy móc đến từ Taiwan chính là tiêu chí lựa chọn ưu tiên của DNVN so với các các dòng máy đến từ Châu âu hay các nước thộc Đông Nam Á.
Ông Jin Hung - Đại diện công ty TBI Inside
Đến với triển lãm MTA 2019 lần này, ngoài việc mang đến thị trường Việt Nam các dòng máy cung cấp giải pháp thông minh, chúng tôi còn tư vấn không chỉ riêng doanh nghiệp Việt Nam mà còn có cả các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á về linh kiện, mô đun tự động hóa, rô bốt tích hợp với công nghê 4.0 vì đây là thế mạnh của doanh nghiệp Đài Loan. Tham gia triển lãm lần này với
sự bảo trợ của TAITRA, TBI Inside muốn giới thiệu những máy móc, công nghiệp sản xuất thông minh phục vụ cho ngành công nghiệp từ kim khí, điện tử, viễn thông, dệt may, năng lượng...
Theo Đất Việt
Giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình Ngày 11/6, tại Hà Nội, Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghề (NXB Giáo dục Việt Nam) tổ chức hội thảo 'Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình, học liệu' phục vụ hoạt động đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học. Tham dự hội thảo có ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT,...