“Vật vã” xếp hàng trong đêm chờ lấy ấn đền Trần
Bắt đầu từ 4h30 sáng ngày 2/3 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), dòng người bắt đầu tập trung xếp hàng ngăn nắp tại các điểm phát ấn đền Trần, không có cảnh chen lấn, xô đẩy, các điểm phát ấn gần như hoạt động hết công suất để phục vụ người dân và du khách thập phương.
Từ tờ mờ sáng, mặc dù Ban tổ chức lễ hội đền Trần chưa thông báo đến giờ phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương, nhưng nhiều người đã trật tự xếp hàng ngăn nắp, mặc dù khá đông người nhưng tình trạng xô đẩy, chen lấn nhau không hề xảy ra
Điểm phát ấn trước đền Thiên Trường luôn luôn tập trung đông người nhất, nhưng khu vực này vẫn không hề có tình trạng lộn xộn như những năm về trước
Một đứa trẻ với khuôn mặt mệt mỏi được bố cõng trên vai chờ xếp hàng vào xin ấn cầu lộc cầu tài cho gia đình
Tại các điểm phát ấn, lực lượng an ninh phải làm việc hết sức vất vả, nhiều người dù đã cầm trên tay cánh ấn đầu năm nhưng vẫn muốn xin thêm, nên lực lượng chức năng phải liên tục nhắc nhở
So với các điểm khác, điểm phát ấn tại đền Trùng Hoa có “thảnh thơi” hơn chút ít vì lượng người tập trung chủ yếu tại khu vực đền Thiên Trường
Những người xin ấn gồm đủ các thành phần, từ già trẻ, gái trai, trong ảnh là một người phụ nữ đang bỏ tiền vào hòm công đức để xin lá ấn đền Trần đầu năm
Video đang HOT
Tại khu vực phát ấn trước đền Thiên Trường, người phát ấn gần như phải làm việc hết công suất.
Sau khi cầm trên tay lá ấn, thoả ước nguyện sau một đêm ròng rã chờ đợi, những người xin ấn tạ ơn các vị vua Trần.
Một trong những người cầm trên tay lá đầu tiên.
Nâng niu từng cánh ấn.
Với những người tới đây, xin được lá ấn đền Trần đầu năm, ngoài ước vọng cầu danh cầu tài, họ còn hi vọng gia đình được khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt…
Đức Văn
Theo Dantri
Lễ hội chùa Hương: Du khách "méo mặt" vì bị chặt chém
Sau khi hội chùa Hương chính thức khai hội, khung cảnh trở nên "thanh tịnh", không còn cảnh ồn ã, chen lấn, xô đẩy, hỗn loạn... nhưng vẫn còn một vài "hạt sạn" như cảnh người dân bày bán hàng dù đã có những biển cấm, nhét tiền lẻ vào đầu rồng, thả tiền lẻ xuống giếng.
Những ngày qua, hàng vạn du khách đã về chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) trẩy hội. Ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, từ trước ngày khai hội (21.2 - tức mùng 6 tháng Giêng) dòng người ùn ùn đổ về khu vực bến Đục, suối Yến gửi xe, mua vé đi thuyền vào khu vực các đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích; khung cảnh tại bến Trò đông đúc nhộn nhịp thuyền, đò và khách thập phương đi trẩy hội; dòng người nhích từng bước lên lễ chùa, động.
Du khách thập phương nô nức trẩy hội Chùa Hương xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh. Thành An
Thống kê sơ bộ của Ban tổ chức (BTC) Lễ hội chùa Hương, từ đầu hội đến nay có hơn 170.000 lượt khách; riêng trong ngày khai hội (mùng 6 tháng Giêng) có khoảng 50.000 lượt người
Ghi nhận của PV Dân Việt, trong ngày khai hội năm nay, BTC lễ hội quy định không phát lộc do đó không còn cảnh chen lấn, xô đẩy cướp lộc dẫn đến hỗn loạn như các năm trước.
Sau khi chính thức khai hội, khung cảnh trở nên "thanh tịnh", không còn cảnh ồn ã, chen lấn, xô đẩy, hỗn loạn. Từ trưa, chiều ngày 6 tháng Giêng không còn quá đông người dồn về một lúc, du khách có thể di chuyển một cách dễ dàng tại các con đường, lối lên chùa Thiên Trù, động Hương Tích...
Sau thời điểm khai hội khung cảnh chùa Hương trở nên "thanh tịnh", không còn cảnh ồn ã, chen lấn, xô đẩy, hỗn loạn. Ảnh. T.A
Tuy nhiên vẫn còn một vài "hạt sạn" như cảnh người dân bày bán hàng hóa ra khu vực sân đền Trình dù đã có những biển cấm, cảnh nhét tiền lẻ vào đầu rồng, thả tiền lẻ xuống giếng thiêng.
Đặc biệt, rất nhiều du khách đã than vãn trước việc thu tiền vé trông giữ xe của BTC và những điểm trông giữ xe của lễ hội bởi giá vé thu cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường.
Phản ánh tới PV Dân Việt, anh Nguyễn Đức Hiếu (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, năm nào anh cũng đi hội chùa Hương và nhận thấy mỗi năm BTC lại làm tốt hơn nhưng năm nay, "khoản" chèo kéo khách dọc đường từ xa cả chục cây số, giá vận chuyển không như niêm yết vẫn còn tiếp diễn. Đặc biệt, giá trông giữ xe luôn làm anh và nhiều người dân bức xúc. "Chúng tôi phải trả 20.000 đồng cho mỗi chiếc xe máy khi gửi xe tại điểm trông xe của ban tổ chức. Không thể chấp nhận được".
Nhiều du khách trẩy hội chùa Hương phản ánh giá trông giữ xe tại đây cao hơn so với quy định của TP.Hà Nội. Ảnh: T.A
Theo khảo sát của PV, tại nhiều điểm gửi xe quanh khu vực chùa Hương như hai bên Bến Đục, cạnh đền Trình, những người trông xe "hét giá" vé gửi xe máy trong ngày là 20.000 đồng/xe, 50.000 đồng/xe ô tô. Những người trông xe cho hay, đây là mức giá chung, gửi xe chỗ nào cũng đồng giá.
Bên cạnh việc du khách "méo mặt" vì giá gửi xe, bị hét giá lên đò, thuyền, nhiều bất cập khác cũng đang tồn tại ở Chùa Hương. Đơn cử như việc xả rác ra Suối Yến, dọc đường và cả khuôn viên vào đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích vẫn còn diễn ra nhiều. Rác chất đống ở các gốc cây, cột đèn, rác nổi trôi dọc dòng suối Yến.
Mặc dù BTC Lễ hội chùa Hương có thông báo và có quầy bán vé, niêm yết giá vé nhưng nhiều người dân "không biết" nên phải mua vé đò và vãn cảnh cao hơn so với quy định.
Tại khu vực đền Trình nhiều quán nước, hàng ăn bày bán tràn ra sân đình dù có biển cấm. Ảnh: T.A
Hàng quán bày la liệt ngay gốc cây...
... nhưng không bị lực lượng chức năng xử lý. Ảnh: T.A
Khu khách nhét tiền lẻ vào đầu rồng tại Lễ hội chùa Hương năm 2018. Ảnh: T.A
"Tiền lẻ" được thả xuống giếng ngay trước đền Trình. Ảnh: T.A
Mặc dù đã bố trí nhiều sọt rác nhưng vẫn có một lượng rác quá lớn chất đống xung quanh các gốc cây, cột đèn đường lên Chùa Thiên Trù, Động Hương Tích. Ảnh: T.A
Khu vực lên chùa Thiên Trù và Động Hương Tích rất ít chỗ nghỉ chân cho du khách. Ảnh: T.A
Theo Danviet
Đi lễ đi hội mà tội mà buồn Với gần 8.000 lễ hội, bình quân, mỗi ngày, có 22 và mỗi giờ có 1 lễ hội, chúng ta đã để lễ hội tràn lan, nhàm chán, thậm chí cả đua tranh. Tôi rất kính trọng, tôn trọng các di tích có giá trị lịch sử văn hóa thực sự, các lễ hội có truyền thống lâu đời và được tổ chức...