Vất vả tìm mộ liệt sĩ vì đội quy tập trót để hài cốt lẫn lộn
Khi cất bốc, di dời mộ liệt sĩ có danh tính, quê quán rõ ràng về nghĩa trang, đội quy tập thuộc Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bất cẩn không ghi chép, đánh dấu, để 3 bộ hài cốt bị lẫn lộn vào nhau.
Thân nhân các liệt sĩ có đơn gửi cơ quan chức trách Hà Tĩnh giúp xác định rõ phần mộ của các liệt sĩ để họ yên tâm hương khói. Tuy nhiên, đề nghị chính đáng đó suốt nhiều năm đã không được giải quyết. Bất bình trước sự chậm trễ của các cơ quan chức năng, gia đình ông Hoàng Đình Hoan,trú tại xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), thân nhân một trong số 3 liệt sĩ, đã gửi đơn tới Báo Dân trí đề nghị được giúp đỡ.
Theo đơn thư của gia đình ông Hoan, liệt sĩ Hoàng Thị Minh,quê quánxã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, hy sinh ngày 6/4/1966 tại cầu Bến Lội, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi liệt sĩ Minh hy sinh, chính quyền địa phương và đồng đội đã chôn cất liệt sĩ tại một ngọn đồi ở xã Kỳ Lâm. Phần mộ của liệt sĩ Minh có ghi rõ danh tính, quê quán rõ ràng.
Năm 1978, gia đình ông Hoan nhận được thông báo của Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh với nội dung, hài cốt liệt sĩ Hoàng Thị Minh đã được phòng quy tập về nghĩa trang Chào của huyện ở xã Kỳ Thọ. Khi gia đình ông Hoan vào thăm viếng thì không thấy phần mộ nào có tên Hoàng Thị Minh. Trực tiếp hỏi Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh, gia đình ông Hoan được biết, quá trình cất bốc, di chuyển về nghĩa trang huyện, đội quy tập đã bất cẩn để lẫn lộn hài cốt của liệt sĩ Minh với hài cốt của 2 liệt sĩ khác là Trần Quang Hợp, quê Kiến Thụy, Hải Phòng và liệt sĩ Phạm Hoàn, công ty xây dựng số 8. Vì không xác định được chính xác danh tính của 3 liệt sĩ nên khi mai táng, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh buộc phải gắn lên các phần mộ tấm bia mộ vô danh.
Quá trình tìm hiểu, gia đình ông Hoan xác định phần mộ của 3 liệt sĩ nêu trên nằm lần lượt ở các vị trí số 7, 451 và 455 thuộc ô số 1 của nghĩa trang huyện. Không được phép tiến hành khai quật mộ lấy mẫu thử ADN, gia đình ông Hoan đã nhờ đến phương pháp ngoại cảm và xác định ngôi mộ số 7 là của liệt sĩ Hoàng Thị Minh.
Gia đình ông Hoan vẫn thường xuyên hương khói cho ngôi mộ này dù mộ ghi “vô danh”
Bất ngờ năm 2008, các phần mộ vô danh nói trên được gắn bia của 3 liệt sĩ khác. Cụ thể, ngôi mộ số 7 là liệt sĩ Lê Đức Lợi, quê Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh; ngôi mộ số 451 là liệt sĩ Chu Văn Thao; ngôi số 455 là liệt sĩ Trần Văn Hỉnh, quê Kỳ Lợi, Kỳ Anh.
Quá sửng sốt, gia đình ông Hoan đã đến từng nhà thân nhân ba liệt sĩ có tên nêu trên để làm sáng tỏ mọi chuyện. Lúc này mộ liệt sĩ Lê Đức Lợi được gia đình công nhận, trong khi hai ngôi mộ còn lại không được thân nhân thừa nhận.
Gia đình ông Hoan vẫn hương khói cho ngôi mộ số 7 nhưng bất ngờ năm 2008, ngôi mộ này được gắn tên liệt sĩ khác.
Hai ngôi mộ này không được thân nhân liệt sĩ công nhận
Gia đình ông Hoan khẳng định, người nằm dưới ngôi mộ số 7 không phải là liệt sĩ Lê Đức Lợi. Cụ thể, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh không lưu bất kỳ hồ sơ nào về việc tiếp nhận hài cốt liệt sĩ Lê Đức Lợi. Việc gia đình Lê Hồng Đức khẳng định đã đưa hài cốt liệt sĩ Lê Đức Lợi từ Campuchia về nước năm 1983, sau đó đưa về quy tập tại nghĩa trang nhà nước huyện Kỳ Anh năm 1988 là không thể; bởi thời điểm năm 1983, chiến tranh tại chiến trường Campuchia đang rất ác liệt, khó có thể đưa hài cốt liệt sĩ về. Còn năm 1988 Bộ LĐ-TB&XH chưa có chủ trương cất bốc, đưa hài cốt liệt sĩ hồi hương.
Theo đơn của gia đình ông Hoàng Đình Hoan, sự bất cẩn của đội quy tập Phòng LĐ-TB&XH Kỳ Anh cùng những tranh chấp phần mộ số 7 khiến gia đình ông phải trải qua chuỗi ngày gian nan đi tìm phần mộ cho người cô ruột. Gia đình ông có nguyện vọng được giám định ADN hài cốt nằm dưới mộ nhưng chưa được giải quyết.
Chậm xử lý vì không được “trao gậy” giải quyết
Sáng ngày 9/4, PV Dân trí đã cùng gia đình ông Hoàng Đình Hoan có mặt tại Hà Tĩnh để tìm hiểu vụ việc. Khi chúng tôi ghé qua nghĩa trang Chào ở xã Kỳ Thọ, phát hiện hai phần mộ số 451 và 455 gắn tên hai liệt sĩ Chu Văn Thao và Trần Văn Hỉnh trước đó đã được gỡ bỏ, thay vào đó lại là liệt sĩ chưa rõ tên tuổi.
Hai phần mộ số 451 và 455 lại là liệt sĩ chưa rõ tên tuổi
.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hảo, quyền Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Anh thừa nhận sai sót của đội quy tập cũng như Phòng LĐ-TB&XH huyện khi bất cẩn để lẫn lộn hài cốt các liệt sĩ. Ông Hảo cũng khẳng định, nguyện vọng xác minh rõ phần mộ của gia đình ông Nguyễn Văn Hoan là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, việc chậm xử lý là do Phòng LĐ-TB&XH huyện không đủ thẩm quyền xử lý vụ việc này.
Ông Nguyễn Văn Hảo trao đổi về vụ việc
“Chúng tôi rất muốn giải quyết dứt điểm để các gia đình yên tâm hương khói. Đã để hai gia đình tranh chấp (liệt sĩ Hoàng Thị Minh và liệt sĩ Lê Đức Lợi) tự thỏa thuận về việc lấy mẫu tro cốt đi xét nghiệm ADN để xác định hài cốt nhưng hai gia đình không thống nhất được. Khi hai gia đình không thống nhất được với nhau thì Phòng không thể giải quyết theo hướng xét nghiệm ADN, bởi cho đến lúc này theo tôi được biết, Bộ chưa có văn bản cho phép lấy mẫu ADN đi xét nghiệm mà chưa có sự đồng ý của các bên liên quan” – ông Hảo cho hay.
Ông Hảo cũng cho biết, vụ việc chậm được xử lý có một phần lỗi của cán bộ đi trước, vì thế ngay sau khi được huyện giao quyền, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện vào tháng 12/2012, ông đã tham mưu cho lãnh đạo huyện có văn bản gửi Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) cho phép huyện tiến hành khai quật các phần nêu trên để giám định ADN.
“Công văn đã được UBND huyện Kỳ Anh gửi ra Bộ LĐTBXH vào đầu tháng 3. Chúng tôi đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc của Bộ”- ông Hảo cho biết thêm.
Lý giải lý do Phòng bất ngờ gỡ bỏ hai tấm bia ghi tên hai liệt sĩ Chu Văn Thao, Trần Văn Hỉnh, ông Hảo thừa nhận có sự sai sót nên Phòng đã gỡ bia để sửa sai.
Theo Dantri
'Rắn thần' hiển linh chỉ kho báu cho dân làng?
Sự xuất hiện của "ông rắn" đã khiến dân làng tin rằng "ông rắn" hiển linh để chỉ chỗ chôn kho báu.
Chúng tôi đến khuôn viên sau chùa Tân Ninh (Tân Sơn, Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang) vào lúc 3 giờ chiều, vẫn còn thấy mấy chục người sì sụp khấn vái, quây quanh khoảnh đất để chờ đợi "ông rắn" hiển linh.
Nơi "rắn thần" ngự là một cái hang nằm trong mảnh đất được quây bởi bức tường gạch xỉ cao quá thắt lưng người. Thấy tôi hí hoáy chụp ảnh, một anh kéo lại bảo: "Chú phải đến đây vào lúc 9 giờ sáng thì mới gặp được ông.
Lúc đó nắng mới lên, ấm áp, ông sẽ bò ra khỏi hang, ngự trên bức tường này, hoặc trèo lên ban thờ phơi nắng. Mỗi ngày ông sưởi nắng khoảng 2 tiếng, rồi lại vào hang trú ẩn".
"Ông rắn" thường bò lên phơi nắng vào lúc 9 giờ sáng
Phân trần rồi, anh chỉ vào góc hang tối. Tôi quan sát kỹ, quả là có đầu con rắn thò ra. Cái đầu nhỏ, có chút sọc đen ở trên đỉnh đầu. "Ông rắn" giữ tư thế đó rất lâu và gần như bất động.
Mấy bà, mấy chị mê tín dị đoan, sau khi đặt tiền, thắp hương, thì cứ chắp tay hướng về phía cái hang lầm rầm: "Ông hiển linh phù hộ cho con thì hãy chui ra khỏi hang để con được chiêm bái". Mấy bà mấy chị thay nhau khấn vái, nhưng "ông rắn" vẫn cứ làm ngơ, bất động trong hang tối.
Đang lăn tăn vì không chụp được ảnh "ông rắn", thì một thanh niên lôi mấy tấm hình bằng bao thuốc lá cho tôi xem. Theo anh ta, đó chính là "ông rắn", mà anh ta chụp bằng điện thoại mấy ngày trước. Anh ta phóng ra vài tấm tặng mọi người, cho mọi người xem nếu đến chiêm bái vào lúc "ông" không ra ngoài phơi nắng.
Cảnh tượng hàng ngàn người cúng bái "thần xà" ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Đó là hình ảnh một con rắn có màu vàng nhạt, thân bằng ngón chân cái người lớn. Một tấm con rắn nằm khoanh tròn trên tường, ngay cạnh mâm lễ và một tấm đang bò trên tường. Qua việc đo mấy viên gạch, có thể tính được độ dài "ông rắn" cỡ 1m.
Nhìn con rắn hiền lành này cũng biết nó là rắn nước, chứ không phải rắn độc, không phải "thần xà" gì gớm ghiếc.
Chuyện "ông rắn" xuất hiện thì bất kỳ ai ở ngôi làng Tân Dĩnh đều biết. Thậm chí, ai đến chiêm bái cũng tỏ tường bởi sự hay chuyện của người dân nơi đây.
Theo đó, "ông rắn" xuất hiện tại địa điểm này vào đúng ngày mùng 1 Tết Quý Tỵ vừa qua. Người đầu tiên vinh dự được thấy "ông" chính là chị T., nhà ngay cạnh nơi "ông" ngự.
Cảnh cúng bò cho "thần xà" ở Vạn Phúc
Vợ chồng chị T. đều là giáo viên. Hồi tháng 7 năm ngoái, lúc chiều tối, hai vợ chồng đi bộ rèn luyện sức khỏe như thường lệ. Về đến nhà, anh chồng ngồi nghỉ, còn chị vợ lôi dây ra nhảy.
Thấy vợ nhảy dây, anh cũng muốn thử. Tuy nhiên, nhảy được mấy cái thì anh kêu mệt. Anh vào tắm, do cảm mạo, nên gục ngay trong nhà tắm. Gia đình đã lập tức đưa anh đi viện, nhưng không cứu được anh. Anh mất khi mới 37 tuổi.
Hôm mùng 1 Tết, chị T. lên gác thắp hương cho chồng. Đây là Tết đầu tiên vắng bóng chồng, chị T. đau buồn khóc lóc gọi tên chồng.
Hương khói xong, chị mở cửa sổ, để khói tỏa ra ngoài, đỡ ngột ngạt. Chị nhìn qua cửa sổ, bỗng thấy một con rắn nằm khoanh tròn trên bức tường gạch xỉ ngay cạnh nhà mình. Điều lạ là cái đầu nó nhìn lên phía chị, cứ gật gù.
Hương khói xin tài lộc từ "ông rắn"
Nghĩ là con rắn bình thường, nên chị T. cũng không để ý. Thế nhưng, lát sau, chị ngó ra cửa sổ nhìn tiếp, thì thấy con rắn vẫn nằm phơi nắng, mặc người qua lại ầm ầm.
Thấy sự lạ, chị T. gọi mọi người ra xem sự thể thế nào. Mấy thanh niên bạo dạn thử lại gần, cầm que chọc vào con rắn. Theo lẽ thường, khi gặp người, loài rắn sẽ bỏ chạy thoát thân, thế nhưng, con rắn này cứ nằm im, cái đầu cứ gật gù nhìn chị T.
Thậm chí, mấy thanh niên còn nghịch ngợm vuốt lưng con rắn, bế nó lên, rồi lại đặt xuống. Con rắn cứ mặc kệ mọi người trêu ghẹo, nó cứ bình thản như không. Lúc này, chị T. chợt hoảng, nghĩ rằng chồng mình đã hiển linh thành con rắn, tìm về gặp vợ.
Hang ổ nơi "ông rắn" trú ngụ
Nghĩ thế, chị chạy về nhà gọi bố chồng ra. Ông bố chồng xem xét qua con rắn và bảo đó là rắn nước bình thường, chứ không thể là... con ông được. Nói rồi ông bỏ về. Mọi người cũng giải tán.
Điều lạ lùng là những ngày sau đó, cứ đến 9 giờ, trời có chút ánh nắng le lói, là con rắn này lại bò lên tường nằm khoanh tròn trước con mắt tò mò của nhiều người. Đến tầm 10h30 hoặc 11 giờ, nó lại rời tường chui vào hang.
Nhiều thanh niên còn ngịch ngợm bằng cách bế con rắn đặt ra chỗ khác. Tuy nhiên, khi phơi nắng đã đủ, nó lại bò đúng vào cái hang đó.
Mọi chuyện về con rắn có lẽ sẽ không náo loạn, khi vào ngày mùng 7 Tết, không có chuyện anh Hải tự dưng run lẩy bẩy không xúc nổi cát ở cạnh chỗ "ông rắn" ngự.
Thầy cúng cũng được thuê tới để cúng bái "ông rắn"
Anh Hải là người trong làng, có chiếc công nông nhỏ, chở thuê cát đá cho dân làng. Nơi "ông rắn" ngự là đất của chùa. Cũng trong khuôn viên chùa có một khoảnh đất nhà chùa cho dân mượn để đổ cát đá.
Hôm đó, anh Hải xúc cát ở ngay cạnh chỗ "ông rắn" ngự. Dù hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, nhưng không hiểu sao hôm đó, anh cứ run lẩy bẩy, xúc mãi mà không được tý cát nào. Chiếc xẻng rõ ràng xúc được cát, nhưng chưa đưa lên xe đã đổ tuột sạch sẽ.
Nghĩ sức khỏe có vấn đề, anh Hải không xúc cát nữa, mà nổ máy về. Tuy nhiên, anh vật lộn mãi mà máy không nổ. Anh chợt nhìn sang bức tường ngay cạnh, thấy "ông rắn" đang phơi nắng, đầu ngóc nhìn mình. Anh Hải bỗng lạnh sống lưng.
Bàn thờ "ông rắn" lúc nào cũng ăm ắp lễ vật, tiền vàng
Không hiểu sao lúc đó, anh Hải lại chạy vào chùa, kể lể sự lạ với mấy bà sãi. Nghĩ con rắn này là rắn thiêng, nên mấy bà sãi sắm lễ, bê ra đặt cạnh con rắn, rồi khấn vái. Khấn xong, anh Hải thấy người tỉnh táo hẳn. Anh xúc cát phăm phăm, rồi nổ máy chạy rầm rầm.
Chẳng biết chuyện anh Hải thực hư thế nào, nhưng chuyện ấy được thêm mắm dặm muối rồi lan nhanh ra khắp làng. Cũng từ đó, tất thảy mọi người nghĩ con rắn này là rắn thần và cả làng kéo ra hương khói.
Rồi cũng không biết từ đâu, mà tin đồn "rắn thần" hiển linh để chỉ kho báu cho dân làng. Theo đó, thời xa xưa, người Tàu sang đây cướp bóc, nhưng không mang được vàng bạc về nước, nên đã chôn thành 3 điểm bí mật ở làng Tân Dĩnh.
Hồi đầu thế kỷ, mấy người Tàu đã mang bản đồ sang đây đào bới và đem đi 2 kho báu. Họ tìm kiếm nhiều ngày, nhưng vẫn không thấy kho báu còn lại đâu, nên bỏ về nước.
Hóa vàng sau khi cầu khấn "ông rắn"
Sự xuất hiện của "ông rắn" đã khiến dân làng tin rằng "ông rắn" hiển linh để chỉ chỗ chôn kho báu còn lại của người Tàu. Chính vì sự tin tưởng mê muội đó, mà nhiều người cúng lễ chu đáo, hương khói ngày đêm, rồi ngồi nhắm mắt ngất ngư những mong "xà thần" nhập vào người để chỉ chỗ chôn kho báu.
Nhiều người còn tung tin rằng, phải xây miếu thờ "ông", thì "ông" mới chỉ cho chỗ chôn kho báu. Khi đã tìm được kho báu rồi, thì có xây cả trăm ngôi miếu cũng được. Không biết đây là sự thật, hay do một số người bịa chuyện tung tin, cốt để đạt mục đích xây ngôi miếu ở địa điểm này.
Có một điều mà chúng tôi tìm hiểu, là làng Tân Dĩnh đã có đình, có chùa, nhưng lại chưa có miếu. Trong khi đó, những ngôi làng bên cạnh đều đã có miếu cả.
Kho báu người Tàu thì chưa thấy đâu, song số tiền dân thập phương cúng tiến cho "ông rắn" đã đủ để xây ngôi miếu khang trang.
Còn tiếp...
Theo soha
Cả làng náo loạn với 'rắn thần' ở Bắc Giang "Ông rắn thiêng lắm, là thần tiên giáng trần chứ không phải rắn thường đâu nhé...". Kỳ 1: Đủ thứ đồn đại về "ông rắn" Đầu năm Tỵ, cả nước được dịp xôn xao với "thần xà" (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) liên tiếp "nhập" vào người, đòi cúng một cặp bò, rồi được đà lấn tới, tiếp tục đòi cúng... giếng...