Vật vã nhiều đêm ròng, tôi mới thoát khỏi người chồng đại gia
Hàng tối, sau khi hoàn tất mọi việc nhà, khi trở về phòng, tôi lại quỳ dưới chân giường, nước mắt ngắn dài xin anh tha cho tôi, để tôi được trở về nhà mẹ đẻ sống
Dù đã rời khỏi nhà chồng được 1 tuần nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên cảm giác ám ảnh với những bữa cơm tối và các hóa đơn chi tiêu chất chồng. Tôi không thể tin được một người giàu có như anh mà lại tính toán vụn vặt đến từng đồng bạc lẻ với vợ và lợi dụng gia đình vợ trơ trẽn đến như vậy.
Chồng không phải là mối tình đầu của tôi nhưng đây là người mà tôi đã ngưỡng mộ và rất kỳ vọng. Nói như bạn bè “anh ấy hơn đứt” tôi về mọi mặt. Anh là đại gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của huyện tôi ở, lại cao to, đẹp trai, và khá trẻ (chỉ hơn tôi 4 tuổi).
Trong khi đó, tôi chỉ là một nhân viên kế toán làm trong một doanh nghiệp nhỏ, hình thức chỉ ở mức trên trung bình và xuất thân trong gia đình tứ đời làm nghề nông, không quá nghèo khó nhưng cũng chẳng dư dả gì.
Tôi dằn vặt vô cùng, phải chăng vì ham giàu, bỏ người yêu nghèo để lấy anh mà tôi bị trời đày đọa? Phải chăng, vì miễn cưỡng phải cưới tôi nên anh đã cư xử tệ với tôi như vậy?. Ảnh minh họa.
Ngày gặp anh, tôi đã có bạn trai. Nhưng thú thực trước sức hút của một người đàn ông từng trải và hơn hết là khao khát thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh, tôi quyết định chia tay người yêu và tìm mọi cách để “tấn công” anh bằng được.
Sau khoảng 5 tháng kiên trì theo đuổi và cần mẫn chăm sóc, tôi đã lấy được sự cảm mến của anh và chúng tôi bắt đầu có những buổi gặp gỡ riêng. Nhân cơ hội này, học theo chiêu bài của nhiều cô gái khác, tôi cũng cố tình bày đặt “ chuyện ấy” với anh và tôi có bầu không lâu sau đó.
Khi thấy tôi có bầu, sau nhiều băn khoăn, cuối cùng anh cũng đã quyết định cưới tôi làm vợ. Còn tôi thì cũng tin rằng bằng sự khéo léo và hết mực yêu thương gia đình, về sống cùng nhau tôi sẽ dần lấy được tình yêu và sự tin tưởng của anh.
Ngày chuẩn bị đám cưới, mẹ tôi cũng đôi lần tỏ ra lo lắng rằng gia thế hai nhà khác nhau không biết tôi có thích nghi được hay không. Nhưng tôi thì vẫn rất vui vì tôi tin rằng ít nhất tôi sẽ thoát khỏi cảnh chạy ăn từng bữa như đám bạn lấy chồng nghèo khó khác.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó, hơn ai hết tôi hiểu những thiệt thòi của một đứa trẻ lớn lên trong gia đình nghèo. Vậy nên tôi muốn con mình sau này sẽ không phải chịu cảnh như tôi từng trải qua. Tôi bước vào đám cưới với niềm phấn trấn vô cùng dù thực tế chưa mấy hiểu về anh (Số lần chúng tôi đi chơi riêng đếm được trên đầu ngón tay và hầu hết cũng là đi thăm bạn bè, họ hàng của hai người nên không có nhiều sự va chạm).
Video đang HOT
Ấy vậy nhưng, cuộc sống đúng là không ai đoán được chữ ngờ. Mọi sự diễn ra hoàn toàn không như tôi nghĩ.
Buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, trong ngôi nhà sang trọng, vừa tỉnh dậy, tôi đã phải ngập đầu vào một đống việc từ chuyện phơi quần áo, lau dọn nhà cửa cho đến việc nấu ăn cho cả hơn chục người ăn. Chẳng hề có người giúp việc nào như tôi từng tưởng tượng.
Dẫu vậy, là con nhà nghèo, từng phải lao động chân tay nhiều nên tôi chẳng mấy xem đây là điều quá nghiêm trọng.
Sau đám cưới, tôi cũng bất ngờ khi nghe chồng nói sẽ không có tuần trăng mật nào cả. Trong khi trước khi cưới, gặp bạn bè nào anh cũng bảo chúng tôi sẽ đi du lịch Hàn Quốc 10 ngày.
Nhưng điều tôi sốc nhất có lẽ là chuyện anh ép tôi phải lo toàn bộ sinh hoạt phí từ tiền điện, tiền nước và ăn uống hàng ngày. Anh bảo gia đình anh xưa nay là vậy, mẹ luôn phải lo tiền sinh hoạt còn bố thì lo những việc lớn như mua nhà, mua đất. Anh muốn lặp lại truyền thống này.
Không chỉ bắt tôi lo liệu tiền bạc, anh còn ép tôi phải làm hết mọi việc nhà như một người giúp việc thực sự. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, đối với tôi, điều này là quá khó, lương của tôi chỉ có vài triệu đồng, trong khi nhà anh có tới 6 người, lại đòi hỏi chế độ ăn uống, sinh hoạt rất cao.
Bữa ăn nào nhà anh cũng đòi hỏi phải có đủ 4 món, một món luộc, hai món xào, một món rán và canh. Thức ăn lại phải thay đổi liên tục, không để lặp lại. Mà cũng đâu chỉ có mỗi bữa tối, dù đi làm nhưng tôi vẫn phải chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà và đồ ăn buổi trưa trong tủ lạnh.
Vậy nên mới một tuần đầu tiên về làm dâu nhà anh mà tôi đã tiêu tốn tới gần 1/3 tháng lương.
Đã thế nhà anh lại hay bày đặt tiệc tùng, gần như cuối tuần nào cũng có cơm khách. Tôi là người nấu nướng, và hiển nhiên tôi cũng phải là người chi tiền toàn bộ. Có hôm vì thiếu tiền, khi tôi vừa ngỏ ý bảo anh đưa tiền anh đã sỗ sàng: “Tiền anh còn phải lo việc lớn nên anh gửi hết rồi, em về vay vay tạm bố mẹ đến kỳ lương thì trả”.
Nghe anh nói mà tôi tủi thân đến phát khóc. Lấy chồng giàu có, những tưởng sẽ được bao bọc trong nhung lụa, gấm vóc, ai đời lại phải về nhà vay tiền bố mẹ bao giờ. Ấy thế nhưng không có cách nào khác, tôi vẫn phải về nhà và viện ra vài cớ để vay bố mẹ tiền. Và trong khoảng 3 tháng chung sống, tôi đã có hơn chục lần phải về nhà vay những đồng tiền lẻ cóp nhặt của bố mẹ để mua những món ăn đắt đỏ cho cả nhà chồng. Nghĩ mà tủi cực vô cùng.
Không chỉ bắt tôi lo liệu tiền bạc, anh còn ép tôi phải làm hết mọi việc nhà như một người giúp việc thực sự. Trong khi anh đi nhậu nhẹt, gặp gỡ bạn bè và tham dự những bữa tiệc xa hoa thì tôi phải cắm đầu vào cả đống việc nhà. Phần vì làm việc quá sức, phần vì tinh thần mệt mỏi, tôi bị sảy thai.
Quá đau buồn vì mất con, thêm những uất ức từ cuộc sống chung, tôi rơi vào trạng thái trầm cảm. Tôi nhiều lần định xin về nhà ngoại chơi vài ngày cho khuây khỏa nhưng anh trơ trẽn bảo tôi về lấy ai là người lo cơm nước cho nhà anh.
Nửa năm sau khi kết hôn, tôi thấy sức chịu đựng của mình đã vượt quá giới hạn. Tôi đề cập chuyện ly hôn nhưng vừa nghe tôi nói anh đã chửi tôi thậm tệ kèm theo lời đe dọa rằng đừng nghĩ thích bỏ anh là bỏ được, anh thừa công cụ để phá nát cuộc đời tôi và gia đình tôi nếu tôi cố tình làm trái ý anh.
Tôi biết tính anh, nói là làm, nên muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân địa ngục này, tôi chỉ còn cách cầu xin anh. Và thế là, từ đấy, hàng tối, sau khi hoàn tất mọi việc nhà, khi trở về phòng, tôi lại quỳ dưới chân giường, nước mắt ngắn dài xin anh tha cho tôi, để tôi được trở về nhà mẹ đẻ sống.
Và mặc cho anh chửi mắng, nguồn rủa thế nào, tôi cũng vẫn quỳ xin anh suốt nhiều ngày. Có những hôm tôi thức cả đêm để quỳ dưới chân giường nhưng anh mặc kệ.
Chỉ đến một hôm, thức giấc giữa đêm, anh bắt gặp tôi nằm phủ phục dưới đất, mắt thẫn thờ như người mất hồn, chân tay lạnh toát, anh dường như mới giật mình lo sợ và sau đó cho phép tôi được trở về nhà mẹ đẻ.
Giờ đây, tôi đã được về nhà bố mẹ, đã được tự do trong mái nhà êm ấm của mình nhưng lòng tôi vẫn đầy giông bão. Tôi dằn vặt vô cùng, phải chăng vì ham giàu, bỏ người yêu nghèo để lấy anh mà tôi bị trời đày đọa? Phải chăng, vì miễn cưỡng phải cưới tôi nên anh đã cư xử tệ với tôi như vậy?
Theo Nguoiduatin
'Biết thế này, cưỡi máy bay bà già từ lâu rồi'
Mỗi khi sánh bước bên vợ, Hải thấy mình tự dưng biến thành ...trang quân tử. Thằng bạn thân nhìn anh đầy ghen tị còn anh mặt ngẩng cao. Làm phi công trẻ quả sướng!
Việc cưới một phụ nữ hơn tuổi về làm vợ, với hầu hết đàn ông không giản đơn chỉ là câu chuyện của sự lựa chọn cá nhân. Sẽ có vô vàn những rào cản từ người thân ruột thịt cho đến bè bạn, thậm chí cả người mới gặp lần đầu.
Mỗi người đều có một lý riêng để ngăn cản. Mẹ bảo vợ nhiều tuổi hơn chồng sau này già thì tâm sinh lý sẽ ra sao . Bố bảo đàn ông trẻ dai, đã vậy vợ còn hơn tuổi nữa, lấy nhau vài năm, lúc ấy mà chán nhau thì khổ bọn trẻ.
Còn đám bạn bè thì có đủ lý do để "tấn công" nào là cả bọn đồng loạt gọi vợ bạn là chị trong khi vẫn "cậu, tớ" với bạn, nào là ra đường cẩn thận họ nhầm chị em. Và quả thật sau này lấy nhau rồi, nhiều cặp phi công, máy bay cũng gặp rắc rối ngay từ màn chào hỏi.
Nhưng dẫu vậy, mấy lý do trên chỉ là chuyện hình thức vặt vãnh. "Nỗi nhục" lớn nhất của gã đàn ông khi quyết lấy người hơn tuổi mình làm vợ là ở nỗi oan... ham giàu, ham chức. Chẳng thế mà, người đời khi nhìn thấy chàng nào lấy vợ hơn tuổi thì câu cửa miệng của những người xung quanh bao giờ cũng là: Chắc cô kia giàu hoặc làm sếp.
Vậy nhưng khi lấy nhau về rồi, hóa ra cuộc sống thật tuyệt.
Vì các nàng khi đã quyết định làm máy bay thường ý thức rất rõ rằng việc trẻ hóa bản thân là điểm mấu chốt. Từ đó họ chăm chỉ làm đẹp, sắm sang quần áo, váy vóc và họ cũng chịu khó dành thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về thời trang của các cô gái trẻ. Vậy nên thành ra, họ trẻ thật.
Những "máy bay" đặc biệt chú ý đến hình thức mỗi khi sánh đôi cùng chồng. Mỗi khi bước chân ra khỏi nhà, họ nghiên cứu kỹ lưỡng mình sẽ mặc bộ gì, trang điểm ra sao cho đồng bộ với chồng và nhất định trông chồng phải... già hơn họ.
Cũng vì có cái ưu thế trẻ hơn vợ nên các ông chồng tự nhiên lại không trở thành đối tượng để các bà vợ là "máy bay" nói xấu.
Khi quyết lấy phi công trẻ, cô vợ nào chả tỉnh táo, chẳng dại gì chê chồng bởi họ biết lộ ra một câu bất mãn là đám bạn sẽ xâu xé "bình loạn" trăm người mười ý nhưng chung kết đều mang hàm ý "lấy chồng trẻ con thì kêu ca gì!?"
Các bà vợ "máy bay" rất giữ kẽ trong chuyện này. Thậm chí, ngay cả mỗi khi về nhà mẹ, có giận chồng đến đâu cũng tịnh không dám kêu ca phàn nàn mà lẳng lặng biết điều "tự làm tự chịu".
Mấy cái lỗi ở bẩn, lười làm việc nhà, vô tâm... mẹ hay rầy la, thì đến khi ở với vợ lớn hơn tuổi tự nhiên bay sạch. Vợ nếu không lẳng lặng làm hộ, thì cũng nhẹ nhàng nhắc nhở, họ chẳng dại gì làm lớn chuyện bởi "xấu chàng thì hổ ai".
Phụ nữ nhiều tuổi hơn chồng cũng biết rằng nhược điểm lớn nhất của họ là già dặn hơn nên bao giờ họ cũng cố... cưa sừng làm nghé cả trong hình thức lẫn lối ăn nói. Vậy nên sánh bước bên nàng, các ông chồng tự dưng biến thành... trang quân tử.
Theo Blogtamsu
'Biết thế này,làm phi công trẻ từ lâu rồi' Mỗi khi sánh bước bên vợ, Hải thấy mình tự dưng biến thành ...trang quân tử. Thằng bạn thân nhìn anh đầy ghen tị còn anh mặt ngẩng cao. Làm phi công trẻ quả sướng! Việc cưới một phụ nữ hơn tuổi về làm vợ, với hầu hết đàn ông không giản đơn chỉ là câu chuyện của sự lựa chọn cá nhân....