Vật thể nắm giữ bí mật Trái Đất bất ngờ tỏa cực quang tím huyền bí
Rosetta, một sao chổi được cho rằng hình thành từ trước khi có Trái Đất, vừa tỏa ra cực quang tím độc nhất vô nhị khiến giới khoa học ngỡ ngàng.
Những hình ảnh độc đáo đã được truyền về Trái Đất thông qua tàu vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), con tàu mà 6 năm trước đã phải bay vòng qua Sao Hỏa để “lấy đà” tiến tới vật thể không gian thuộc hàng bí ẩn nhất vũ trụ này.
Hình ảnh cận cảnh về sao chổi Rosetta – ảnh: ESA
Sao chổi Rosetta, với tên khoa học đầy đủ là 67P/Churyumov-Gerasimenko, nổi tiếng với hình dáng giống như con vịt cao su, từng đến gần Trái Đất trong khoảng cách chỉ 490 triệu km vào “điểm cận nhật” năm 2015. Được cho là hình thành từ băng giá và các vật liệu sơ khai của Hệ Mặt Trời, nó trở thành mục tiêu nghiên cứu lớn của các cơ quan không gian, bởi lẽ có thể chứa đựng nhiều bí mật về cách mà Trái Đất và câu hỏi mà loài người luôn trăn trở: chúng ta đến từ đâu?
Video đang HOT
Đồ họa mô tả cách cực quang tím hình thành – ảnh: ESA
Cực quang là hiện tượng xuất hiện ở nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời, ở Trái Đất chính là thứ “ánh sáng phương Bắc” – dải băng huyền ảo màu xanh lục, trắng và đỏ thỉnh thoảng vắt ngang bầu trời đêm ở những quốc gia gần Bắc Cực.
Thế nhưng, theo tiến sĩ Marina Galand, từ Đại học Hoàng gia London (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu Rosetta, cực quang tím bao quanh sao chổi này là độc nhất vô nhị. Các dữ liệu cho thấy một hiện tượng kỳ thú, hiếm thấy trong vụ trụ: nhờ bay gần Mặt Trời, sao chổi đã được “hưởng” sự bao vây của các hạt điện tử trong gió Mặt Trời, tạo nên vầng cực quang tuyệt đẹp.
Ảnh: ESA
Hiện tượng phát xạ độc đáo này còn có sự cộng hưởng với các khí trong “coma”, tức lớp vỏ bọc mờ xung quanh sao chổi, phá vỡ nước và các phân tử khác.
Phát hiện trên không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về vật thể có thể đang nắm giữ bí mật của Trái Đất, mà còn giúp họ tìm hiểu về các hạt trong gió Mặt Trời, từ đó có phương án tối ưu để bảo vệ các phi hành gia và tàu vũ trụ, vệ tinh trong các nhiệm vụ không gian tương lai.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Astronomy.
Tiểu hành tinh 'thăm' Trái đất ngay trước ngày bầu cử Mỹ
Theo Trung tâm Nghiên cứu Các vật thể gần Trái đất của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ NASA, tiểu hành tinh có tên 2018VP1 sẽ tiến sát Trái đất vào ngày 2/11.
Ảnh minh họa: Real Talk Time
Đường kính của tiểu hành tinh là 2m, theo dữ liệu của NASA. 2018VP1 được xác định lần đầu tiên tại đài thiên văn Palomar (bang California, Mỹ) hồi năm 2018.
Dự kiến, tiểu hành tinh sẽ tiến sát Trái đất vào ngày 2/11, ngay trước ngày bầu cử Mỹ (3/11).
Theo NASA, có 3 khả năng va chạm được vạch ra, tuy nhiên, dựa trên 21 lần quan sát kéo dài 12,968 ngày, thì có khả năng tiểu hành tinh này sẽ không va chạm với Trái đất.
Khả năng va chạm, theo số liệu tính toán, chỉ là 0,41%.
Vì có kích thước khá nhỏ, nên 2018VP1 không được coi là "vật thể nguy hiểm tiềm ăn".
Trên thực tế, các vật thể nguy hiểm tiềm ẩn (tiểu hành tinh hoặc sao chổi) là những vật thể có quỹ đạo có thể đưa chúng đến gần Trái đất, và có kích thước đủ lớn để gây ra thiệt hại đáng kể nếu xảy ra va chạm. Hồi đầu tuần này, một tiểu hành tinh đã bay sượt qua Ấn Độ Dương và chỉ cách đại dương này 1.830 dặm, tương đương 2.950km, khoảng cách gần nhất từng được ghi nhận.
Thiên thể này mang tên tiểu hành tinh 2020 GC, được phát hiện bởi Zwicky Transient Facility (một camera robot quét bầu trời) và được cho là có kích thước gần bằng một chiếc ô tô lớn.
Với kích thước này, tiểu hành tinh 2020 GC không gây ra nhiều mối đe dọa cho Trái đất vì nó có khả năng bị vỡ ra trong bầu khí quyển nó va chạm trực tiếp.
Hai thiên thạch khổng lồ bay về phía Trái Đất Hai thiên thạch lớn sẽ bay qua Trái Đất trong hai tuần tới với đường kính 130 m và 200 m, tương đương Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập cổ đại (138 m). Mô phỏng thiên thạch bay qua gần Trái Đất. Ảnh: Sun. Thiên thạch đầu tiên nhỏ hơn sẽ lướt qua Trái Đất hôm 25/9 ở khoảng cách 5,8...