“Vật thể lạ” dưới chân cầu Long Biên chính xác là bom
Sáng nay (26/11), Bộ tư lệnh Công binh đã cử lực lượng người nhái lặn xuống dòng sông Hồng ở khu vực chân cầu Long Biên (Hà Nội) để xác minh một vật thể lạ nghi là bom. Sau khi kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng, đơn vị này cho biết, đó chính xác là quả bom còn sót lại từ thời chiến tranh chống Mỹ.
Cầu Long Biên – nơi phát hiện quả bom. (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Trước đó, theo Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc, ngày 16/11, khi nhận được tin báo của người dân phát hiện vật thể lạ nghi là bom, Chi cục đã phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra hiện trường khu vực luồng (Tứ Liên – Trung Hà) nơi có vật chướng ngại gần trụ P13 cầu Long Biên – sông Hồng.
Ông Nguyễn Văn Bán – Phó Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa – cho biết, địa điểm phát hiện vật chướng ngại là Km183 000 sông Hồng, luồng bên phải, cách trụ P13 cầu Long Biên khoảng 5m, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội. Vật chướng ngại có đường kính từ 0.5 – 0.6m, chiều dài hơn 2m, cao trình -4.0m.
Liên quan đến sự việc trên, chiều 26/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, một lãnh đạo của Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, sáng cùng ngày, Bộ tư lệnh Công binh đã cử lực lượng người nhái lặn xuống dòng sông Hồng ở khu vực trên để giám định vật thể lạ nghi là bom được phát hiện trước đó. Sau khi kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng, đơn vị này cho biết đó chính xác là quả bom còn sót lại từ thời chiến tranh chống Mỹ.
“Công tác đo đạc ở dưới nước chưa được chính xác lắm, nhưng quả bom này có chiều dài từ 2-2,25m, đường kính khoảng 55-60cm. Quả bom này nằm sâu khoảng 6m tính từ mặt nước xuống. Hiện các đơn vị chức năng cũng đang tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương và xin ý kiến của Bộ Quốc phòng để xử lý quả bom” – vị lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên cho biết.
Cũng theo vị lãnh đạo trên, hiện lực lượng chức năng đã khoanh vùng, phối hợp với đơn vị quản lý đường sông để hướng dẫn tàu thuyền đi lại qua khu vực này một cách an toàn.
Theo Nguyễn Dương (Dân trí)
Video đang HOT
Sáu công trình kiến trúc Pháp trăm tuổi tại Hà Nội xưa và nay
Sáu công trình kiến trúc tiêu biểu của Pháp có tuổi thọ 100 năm vẫn đang được sử dụng tại thủ đô.
Sở Bưu điện Hà Nội gồm tòa nhà hướng ra phố Đinh Tiên Hoàng và Lê Thạch (xây dựng vào các năm 1893-1899) và tòa nhà ở góc phố Đinh Tiên Hoàng và Đinh Lễ (xây dựng vào năm 1942). Công trình được người Pháp cho xây dựng kể từ khi Hà Nội được quy hoạch và mở rộng với việc lấy khu vực Hồ Gươm làm trung tâm.
Ngày nay, hai tòa nhà của Sở Bưu điện Hà Nội do Bưu điện thành phố quản lý và sử dụng.
Bảo tàng Louis Finot, ban đầu có tên là Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Công trình đại diện cho phong cách kiến trúc Đông Dương, kết hợp với các giá trị kiến trúc Pháp và bản địa.
Hiện, công trình Bảo tàng Louis Finot trở thành trụ sở chính của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1 Tràng Tiền.
Nha Tài chính Đông Dương được thi công năm 1925 và nghiệm thu năm 1928. Đây là một trong những công trình đầu tiên thể nghiệm phong cách kiến trúc Đông Dương, do kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp Ernest Hébrard thiết kế.
Hiện, công trình Nha Tài chính Đông Dương được dùng làm trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm.
Đại học Đông Dương nằm trên phố Lê Thánh Tông ngày nay, được hoàn thành năm 1927. Công trình đánh dấu sự trỗi dậy của nghệ thuật pha trộn giữa phương Tây và phương Đông.
Đến nay, Đại học Đông Dương vẫn được coi là công trình có giá trị lớn về mỹ thuật và kỹ thuật theo lối kiến trúc hiện đại. Công trình hiện được Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội quản lý và sử dụng.
Nhà hát Lớn thành phố được khởi công vào ngày 7/6/1901 nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của giới chức Pháp tại Hà Nội. Công trình do hai kiến trúc sư Harley và Broyer thiết kế, được hoàn thành năm 1911.
Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường 19/8 ngày nay là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, là minh chứng cho sự phát triển văn hóa - xã hội của Hà Nội và Việt Nam qua các thời kỳ.
Cầu Doumer (cầu Long Biên ngày nay) là cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, khánh thành năm 1902 với chiều dài 1.682 m, tiêu tốn 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cầu được coi là công trình kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á.
Cầu Long Biên nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên.
70 phiên bản tài liệu hành chính, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật... về các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I giới thiệu tại Nhà hát lớn Hà Nội từ ngày 9/9 đến 27/10/2017.
Ngọc Thành - Dương Tâm
Theo VNE
Công nhân đạp rác giải cứu chân cầu Long Biên Lo ngại rác dồn lại chân cầu đang sửa chữa có thể gây nguy hiểm, nhiều công nhân ra sức đạp, khơi thông dòng chảy. Hồ Hòa Bình xả lũ, nước sông Hồng tại Hà Nội chiều nay đạt đỉnh 8,9 m, dưới báo động 1 là 0,6 m. Từ thượng nguồn, nước lũ mang theo rác, nổi dày đặc mặt sông đoạn...