Vật chứng vụ án Hồ Duy Hải được mua ngoài chợ
Công an tỉnh Long An thừa nhận thiếu sót khi không thu được công cụ gây án trong vụ án Hồ Duy Hải, nhờ nhân chứng mua dao và thớt để nhận dạng.
Ngày 7/5, trong phiên giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải (35 tuổi) kêu oan, TAND Tối cao và VKSND Tối cao tiếp tục chất vấn điều tra viên để làm rõ những sai sót liên quan đến các vật chứng như dao, thớt, đống tro thu được…
Theo kháng nghị của VKSND Tối cao, cáo trạng xác định khoảng 20h30 ngày 13/1/2008, Hải dùng thớt đánh vào mặt, dùng dao và ghế giết các nạn nhân. Đây là những vật chứng quan trọng, mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh những vật chứng này nhưng không được thu giữ. Cơ quan điều tra sau đó cho người mua những vật chứng này để bổ sung, đưa vào hồ sơ vụ án.
Thành viên Hội đồng thẩm phán hỏi: “Có tài liệu nào khẳng định thớt, dao mua ở chợ là công cụ phạm tội không? Luật có cho phép không?”.
Điều tra viên vụ án cho biết, yêu cầu nhân chứng mua dao, thớt không phải xác định công cụ gây án mà mua để làm công cụ nhận dạng. Cơ quan điều tra không coi đây là công cụ gây án.
Điều tra viên trả lời chất vấn của Hội đồng thẩm phán. Ảnh: Báo Công lý.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói đó là vật chứng quan trọng. “Vì sao cơ quan điều tra lại không thu được dao thớt?”, ông hỏi.
Điều tra viên giải thích, khám nghiệm cũng nhận định thớt và ghế là hung khí gây án, không xác định thớt và dao. Vì thế khi khám nghiệm hiện trường chỉ ghi nhận, không thu giữ. Tổ khám nghiệm cũng đi tìm dao nhưng không thấy. Sau khi Hải khai “gây án xong đem dao đi rửa sạch, nhét vào ngách tường”, các nhân chứng dọn dẹp hiện trường đã tìm được, nhưng dao đã sạch sẽ, không có dấu vết nên cơ quan điều tra không thu giữ. Con dao này về sau bị đem đi tiêu huỷ.
Video đang HOT
Đại diện cơ quan điều tra nói rằng, lời khai của nhân chứng chứng minh Hải trực tiếp có mặt tại hiện trường. Và Hải nếu không phải người gây án không thể biết được chi tiết này. Đây là nguồn chứng cứ quan trọng kết luận Hải phạm tội.
Về cái thớt, điều tra viên cho rằng, khi đó tập trung truy tìm vật sắc nhọn do nạn nhân có vết thương ở cổ, nên không để ý tới thớt, ghế.
Thẩm phán hỏi: “Khi khám nghiệm hiện trường chưa biết hung khí, khi Hải khai mới biết thớt, dao. Vậy sao không yêu cầu Hải vẽ mô phỏng?”.
Đại diện cơ quan điều tra cho biết, khi phát hiện con dao, nhân chứng nghĩ dao không liên quan vụ án thì đốt bỏ. Khi Hải khai thì thớt, dao đã bị đốt bỏ. “Đây là sơ suất của cơ quan điều tra”, đại diện Công an tỉnh Long An nói.
Giải thích về việc lời khai con dao lúc ngắn lúc dài, thớt lúc mỏng lúc dày, điều tra viên cho rằng “do diễn biến tâm lý bị can lúc khai thế này, lúc thế khác nên cơ quan điều tra mới đưa ra nhận dạng khác nhau”.
Đại diện VKSND Tối cao tại phiên giám đốc thẩm. Ảnh: Báo Công lý.
Liên quan đến vật chứng là đống tro thu giữ (Hải đốt quần áo mặc khi gây án), kết luận điều tra xác định, sau khi Hải khai ra việc này, cảnh sát đi thu giữ (một tuần sau khi án mạng xảy ra). Tuy nhiên trong hồ sơ thể hiện, 18h30 ngày 21/3/2008 khi cơ quan điều tra đến khám xét nhà Hải có thu giữ đống tro này. Còn lời khai đầu tiên của Hải lại được lấy vào 19h30 ngày 21/3/2008 – tức sau khi thu nhận đống tro, chứ không phải do Hải khai cơ quan điều tra mới thu giữ được. Do đó, đại diện VKS cho rằng, đống tro thu giữ không có giá trị chứng minh.
Chủ tọa hỏi đại diện VKSND Tối cao: “Vậy Hải đốt có giá trị chứng minh tội phạm không? Có bằng chứng nào chứng minh Hải không đốt?”.
Theo VKS, tro này tìm thấy ở khu vực liên thông giữa nhà Hải và nhà dì. “Tàn tro là có thật nhưng chúng ta chưa xác định liên quan, nên giá trị chứng minh không có. Kết luận nêu rõ, cáo trạng viện dẫn chỉ một chiều… không đủ yếu tố kết luận thành phần này nằm trong quần áo mà Hải mặc khi gây án”, đại diện VKS nói và cho biết, có tình tiết người nhà Hải khai anh ta có thói quen đốt quần áo cũ. Nếu Hải đốt cũng phải chứng minh tình tiết liên quan.
Chủ toạ nói: “Về khoa học, bị can giết người xong, khi về sợ ám ảnh nên đem đốt đi. Nếu anh nói không có giá trị chứng minh thì tôi cũng hơi bất ngờ. Bản thân ông khám nghiệm, ông chỉ mô tả hiện trường thôi chứ không làm được cái gì khác”.
Đại diện VKS đáp: “Chúng tôi thừa nhận có việc Hải khai đốt quần áo, thu được đống tro. Nhưng ở đây đánh giá tính liên quan giữa đống tro và lời khai Hải để nói nên tính liên quan với vụ án. Tôi chỉ nói có vấn đề ở mẫu tàn tro”.
Đại diện Công an tỉnh Long An phản bác quan điểm của VKS. Người này cho biết, sau khi Hải khai về việc đốt quần áo đã phân công tổ công tác xuống hiện trường. Khám xét mở rộng, cơ quan điều tra phát hiện hai đống tàn tro, có vật dụng còn cháy dở.
“Kết quả giám định trong tàn tro có thành phần vải và nhựa, nên có giá trị chứng minh phần nào chứ nói ‘không có giá trị chứng minh’ thì tôi không đồng tình”, điều tra viên nói và cho biết, Hải đã xác nhận đoạn cháy dở là dây thắt lưng anh ta đeo; phần vải cháy dở màu đen là của chiếc quần vải; một mảnh khác là vải áo thun mặc gây án màu xanh đậm và mảnh màu sáng là phần áo ở ngực.
Theo bản án đã có hiệu lực đang bị xem xét giám đốc thẩm, tối 13/1/2008 Hải đến Bưu điện Cầu Voi nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và cô em họ (21 tuổi) làm việc để chơi. Do nảy sinh ý định quan hệ tình dụng với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên anh ta đoạt mạng cô và người em. Cuối năm 2008, Hải bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt mức án tử hình. TAND Tối cao tại TP HCM mấy tháng sau đã bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Hải y án sơ thẩm.
Hải sau đó xin Chủ tịch nước ân giảm nhưng không được chấp nhận. Anh ta và gia đình đã làm đơn kêu oan gửi tới nhiều cơ quan. Đến 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị, chỉ ra loạt sai phạm, bất thường trong vụ án và đề nghị Hội đồng thẩm phán hủy hai bản án trước đó để điều tra lại.
Vì sao Hội đồng giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải có tới 17 thành viên?
Theo ông Nguyễn Sơn và Trung tướng Trần Văn Độ (2 nguyên Phó Chánh án Tòa TAND Tối cao), đối với những phiên giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của TAND Tối cao tùy theo tính chất vụ án, Hội đồng xét xử có thể 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử là toàn thể Thẩm phán TAND Tối cao.
Phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải được xử bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán TAND Tối cao (ảnh TTXVN).
Theo ông Nguyễn Sơn, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Thẩm phán của TAND Tối cao là Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của Chánh án TAND Tối cao, sau khi Quốc hội có nghị quyết về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao bổ sung, theo quy định của luật hiện nay Tòa án có 4 cấp (TAND cấp huyện; TAND cấp tỉnh; TAND Cấp cao; TAND Tối cao). Thẩm phán của TAND Tối cao đều là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Trở lại với vụ án Hồ Duy Hải đang được TAND Tối cao xử giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm là toàn thể Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao (17 người), do Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.
Tại sao toàn thể Hội đồng thẩm phán có 17 người, theo Nguyễn Sơn, Luật tổ chức Tòa án quy định: Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án TAND Tối cao là Thẩm phán TAND Tối cao và các Thẩm phán TAND Tối cao.
Đối với vụ Hồ Duy Hải đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, được dư luận xã hội rất quan tâm nên TAND Tối cao đã xét xử giám đốc thẩm bằng toàn thể Thẩm phán TAND Tối cao, để xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
Theo Trung tướng Trần Văn Độ, đối với những phiên giám đốc thẩm vụ án không có tính chất quá phức tạp, có thể chỉ cần Hội đồng xét xử 5 Thẩm phán; trường hợp không giải quyết được sẽ đưa ra Hội đồng toàn thể Thẩm phán TAND Tối cao.
Về vụ án Hồ Duy Hải, hôm nay (8/5), bước sang ngày thứ 3 của phiên giám đốc thẩm, dự kiến chiều nay Hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra phán quyết.
Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Công bố các tài liệu quan trọng Chiều 7/5, Hội đồng Thẩm phán tiếp tục làm rõ các vấn đề liên quan nêu trong kháng nghị và công bố các tài liệu quan trong khác có liên quan. Ngày 7/5, phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (35 tuổi) kêu oan về cáo buộc giết hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện...