Vật cầu Kim Sơn, lễ hội hào sảng miền duyên hải
Kiến Thụy (Hải Phòng) từ lâu vốn được các nhà phong thủy thừa nhận là vùng đất “đẹp” cả về hình thế và vị trí. Nơi đây có núi, có đồi, có sông Đa Độ (con sông đẹp có tiếng, nơi cung cấp nước ngọt cho Hải Phòng), có cửa biển, giáp Đồ Sơn và hướng Đông, hướng Nam – hướng ra biển.
Nơi đây, vào mỗi độ Tết đến, Xuân về cũng có những lễ hội thật ý nghĩa vào hào sảng, đúng cái chất “ăn sóng, nói gió” của người duyên hải. Một trong những lễ hội từ ngàn xưa còn lưu truyền lại đó là Hội vật cầu Kim Sơn.
Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sỹ. Sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, Phạm Ngũ Lão đã cùng quân sĩ dùng củ chuối hột làm quả cầu và chơi trò vật cầu để rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai. Và từ đó, dân làng lấy trò chơi này để đưa vào trò chơi đầu năm, đón Xuân mới. Lâu ngày trở thành lễ hội vật cầu truyền thống của Kim Sơn và thường tổ chức vào ngày mùng 6 Tết tại sân đình.
Ngay từ sáng ngày 30 Tết, nhân dân trong làng đã nô nức chuẩn bị làm cổng chào. Cổng chào được làm bằng tre quấn rơm và viết câu đối “Kiến như đại tân, anh hùng trần lực, vật ngã giai xuân” (tạm dịch: Ngày gặp gỡ lớn, toàn sức vật cầu, quyết giành phần thắng). Tối 30 Tết, cả làng ra đình làng để tế thành hoàng làng.
Trong làng có 24 dòng họ chính từ lâu đời, được chia làm 3 giáp: Giáp Đượng, giáp Nam và giáp Bắc, mỗi giáp 8 dòng họ. Mỗi giáp phải chọn cho giáp mình 6 người, trong đó có 1 ông làm tổng cờ mặc võ phục đầu chít khăn, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ đuôi nheo chỉ huy giành giật cầu và 5 đô vật. Đô vật phải là những thanh niên khoẻ mạnh và chưa lập gia đình. Mỗi một giáp phải dựng 1 cổng chào biểu tượng cho giáp của mình (giáp áo đỏ, giáp áo vàng, giáp áo xanh)
Quả cầu được làm bằng củ chuối hột nặng 20 kg, củ chuối hột phải già và lâu năm và phải do ông trưởng làng đi tìm, đào mang về: đảm bảo tươi, nhẵn, trơn, cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính 30 – 40cm). Quả cầu được bọc giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng. Sau khi trang trí xong thì được đặt trên mâm bồng trong kiệu để ở án thờ trong đình làng. Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn bằng cát đen. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính rốn con nhạn có đường kính khoảng 1 m, sâu chừng 0,7m, ba góc sân có 3 lỗ cầu quân nhỏ hơn.
Chiều mùng 5 Tết, người dân tổ chức tế Thành hoàng và tế quả cầu. Sáng mùng 6, từ sớm, người già trong làng đã tổ chức làm lễ rước cầu từ trong đình ra ngoài sân và ban lộc cho các giai vật cầu. Đúng giờ Thìn, người ta rước kiệu ra đình…
Quả cầu được đặt vào lỗ cái. Sau tiếng “cắc” trống vang lên, cuộc vật bắt đầu. Vào cuộc, giai cầu nhảy xuống lỗ cầu cái tung lên, quả cầu tròn nhẵn lại rắn, nặng khó bấu khiến các đội tranh giành rất hào hứng. Có lúc cầu được cả 30 chục cánh tay dâng lên cao, khi lại lăn lông lốc kéo cả 15 giai cầu đổ xuống. Cả chục chàng trai lăn xả vào quả cầu tranh giành, mong đưa về được sân nhà. Nắng Xuân hanh vàng. Mưa Xuân lất phất. Quả cầu trơn đẫm nước, đẫm nhựa và tắm bùn. Còn các chàng trai thì nhễ nhại mồ hôi, cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Tất cả chìm trong tiếng trống thúc, tiếng người hò reo không ngớt…
Thi vật gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Khi giáp nào thắng cuộc (đưa được nhiều số lần quả cầu về sân mình nhất), tiếng hò reo lại vang dậy như sấm. Kết hội, quả cầu được ném xuống hồ bán nguyệt trước cửa đình. Người dự hội thường ào xuống tranh giành lấy một miếng về ăn lấy “phước” của thần làng. Vật cầu Kim Sơn quả là một lễ hội đặc sắc, mỗi năm lôi cuốn hàng ngàn du khách vào cuộc vui.
Hotline : 0966.43.45.46
Theo Thanh Tân
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Video đang HOT
Gặp lại người từng đề xuất gộp Tết âm với Tết dương
10 năm tính từ khi đưa ra đề xuất đón Tết cổ truyền theo lịch dương, GS.TSKH Võ Tòng Xuân vẫn bảo lưu quan điểm của mình.
Bản sắc chỉ nên giữ tinh hoa
Cách đây đúng 10 năm, Giáo sư từng khơi nguồn cho những tranh luận với đề xuất gộp Tết Nguyên đán vào Tết dương lịch và đón Tết theo lịch dương. Bây giờ, ông còn bảo lưu quan điểm này không?
- GS.TSKH Võ Tòng Xuân: Tôi vẫn bảo lưu quan điểm ấy. Hồi tôi công khai đề xuất trên báo chí vào năm 2006, số người không đồng tình chiếm khoảng 70% nhưng càng về sau này số người ủng hộ đã tăng lên ngang ngửa với lượng người phản đối.
Điều đáng mừng là những người ủng hộ phần lớn đều thuộc thành phần trí thức, có công ăn việc làm ổn định, sự nghiệp thành đạt. Đa số họ đều thấy việc ăn chơi, nghỉ ngơi cả tháng vào Tết cổ truyền sẽ gây thiệt thòi cho công việc, gián đoạn những mối quan hệ giao tiếp với đối tác... Còn những người không đồng tình, phần lớn họ không có công ăn việc làm, hoặc đã nghỉ hưu, hoặc là học sinh sinh viên thích nghỉ lâu dài.
Ngoài ra, cũng có những ý kiến cho rằng, đón Tết Nguyên đán vào thời điểm Tết dương lịch thì không "hợp tiết" cho lắm nhưng tôi có một quan sát thế này: Hoa mai, hoa đào nở trong Tết dương nhiều. Thậm chí các nhà vườn còn âu lo tìm cách hãm lại chờ Tết âm lịch.
Thời tiết trong giai đoạn biến đổi khí hậu cái gì cũng có thể xảy ra. Ngay cả ăn Tết cổ truyền mà trời nắng chang chang cũng rất bình thường. Tôi thấy điều này không đáng bận tâm.
Nhà vườn lao đao lo hãm đào chờ Tết cổ truyền
Đối tượng không đồng tình với đề xuất của ông có thể còn là những người cao tuổi dịp Tết đến xuân về thường hồi nhớ kí ức, mong con cháu sum vầy? Vậy làm sao để thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của họ?
- Tôi nghĩ đối tượng người cao tuổi cũng có những người đổi mới tư duy. Ví dụ, ngày xưa dịp lễ Tết các cụ diện khăn đóng áo dài, bây giờ toàn comple cà-vạt, sành điệu lắm chứ! Còn về chuyện đón Tết cổ truyền theo lịch dương đơn giản chỉ là thay đổi thời điểm, thói quen chứ bản chất sự việc chẳng có gì khác nhau.
Các bậc bô lão thay vì chờ đợi, gọi con mình về giáp Tết âm lịch thì giờ gọi vào Tết dương lịch. Mọi lễ nghi, thủ tục như cúng tổ tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi người lớn, lì xì trẻ con... vẫn diễn ra bình thường.
Cảm xúc của con người phụ thuộc ở cách họ đón nhận, tương tác lẫn nhau. Làm sao để nghĩ rằng đó là mồng một Tết chứ đừng có phân biệt Tết dương lịch hay âm lịch nữa.
Tết Nguyên đán có nhiều lễ nghi như: Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy hoặc cúng ông Táo, rước-tiễn ông bà tổ tiên... nếu đón Tết theo lịch dương với thời gian có hạn theo ông những phong tục này vẫn giữ nguyên hay cần giản lược?
- Bên cạnh những người tin tưởng vào lễ nghi, phong tục vẫn muốn duy trì thì cũng có những người hiện đại, có lối sống mới họ sẽ không màng lắm. Chưa kể, ở đất nước ta, mỗi vùng miền sẽ có phong tục riêng, bản sắc riêng nên những thủ tục cúng lễ có thể đúng hay quan trọng với vùng này mà lại không cần thiết với vùng kia.
Quan điểm của cá nhân tôi mọi thứ nên vừa phải, đừng to tát quá. Một ví dụ khác, ở ta mỗi khi dựng vợ gả chồng cho con cháu thì xem ngày, xem tuổi nhưng phương Tây họ có thế đâu mà vẫn hạnh phúc, giàu có. Bản sắc, phong tục cũng cần được chắt lọc, giữ lại tinh hoa chứ ôm đồm giữ hết tất cả thì không hợp lý.
Có những duy trì mang lại thiệt thòi
Giáo sư đã đưa ra những đề xuất đón Tết gây xôn xao dư luận vậy gia đình ông đã thực hiện việc đón Tết theo lịch dương hay chưa?
- Tết Dương lịch gia đình tôi thường tổ chức lớn. Tôi có một trường mẫu giáo tư thục cũng đón Tết theo lịch dương, cũng làm cỗ tất niên, các cháu rộn ràng nhảy múa, nhận lì xì...
Các con tôi đều đã trưởng thành, sống xa cha mẹ nên Tết đến, xuân về thường đoàn tụ ở bên gia đình mình chứ không nhất thiết phải sum vầy bên cha mẹ.
Tết cổ truyền năm nay tôi vẫn làm việc như thường. Vì có chuyến công tác ở nước ngoài nên 29 Tết tôi lên máy bay qua Nigeria.
Có khi nào ông nghĩ đề xuất của mình sẽ thành hiện thực?
- Dĩ nhiên bản sắc dân tộc phải gìn giữ, phát huy nhưng giữ ở mức độ nào đó thôi chứ nguyên xi thì sẽ không thể hội nhập được. Năm 2016, nước ta đã chào năm mới vào dịp Tết dương lịch khá tưng bừng. Tại TP Hà Nội và TP HCM có nhiều điểm bắn pháo hoa, đếm ngược đồng hồ đợi khoảnh khắc giao thừa.
Đó là những thay đổi mới mà trước đây chưa có. Tôi nghĩ, dù chưa được công bố bằng chủ trương, quy định nhưng khuynh hướng đón Tết theo lịch dương đang xích lại gần và như thế cũng phù hợp.
Tết Nguyên đán, quy định được nghỉ 9 ngày nhưng kiểu gì cũng kéo dài cả tháng. Cứ tiếp tục duy trì như vậy, chỉ có thiệt thòi thôi!
Biển người mùa lễ hội khiến lực lượng an ninh phải làm việc hết công suất
Sau Tết cổ truyền sẽ bước vào mùa lễ hội. Những năm gần đây, dư luận từng tranh cãi gay gắt về dạng lễ hội như đâm trâu, chém lợn. Quan điểm của ông thế nào?
- Trước hết, quan điểm của tôi về lễ hội là nên gói gọn, không rườm rà, không ảnh hưởng đến kinh tế và bản sắc văn hóa. Ở Nhật Bản, vào mùa lễ hội, bên cạnh việc tổ chức phần lễ thì hoạt động giao thương, buôn bán rất được chú trọng.
Các cửa hiệu bán đồ lưu niệm, thực phẩm nổi tiếng... làm không hết việc. Khách du lịch, người dân khắp nơi sau giờ làm đổ về vui chơi, ăn uống. Họ vừa được hưởng thụ vừa có doanh thu, vừa duy trì được phong tục.
Ở ta, khâu tổ chức thường rườm rà. Nhiều lễ hội còn lợi dụng quyên tiền của khách thập phương dẫn đến tốn kém, mất trật tự an ninh, méo mó giá trị. Điều đó chỉ gây mất thì giờ, tiền bạc và ngày càng đi xa phong tục tập quán của dân tộc.
Về tục đâm trâu, chém lợn... trước hết đó là tục lệ có từ ngàn xưa gắn với những câu chuyện lưu truyền nhưng các bô lão cũng nên suy nghĩ xem làm như thế có tàn ác quá không?
Dĩ nhiên bình thường mọi người vẫn ăn thịt động vật từ lò mổ ra nhưng đó là khuất mắt còn đằng này lộ liễu quá, các cháu nhỏ chứng kiến cảnh sát sinh, không biết gì cũng reo hò cổ vũ... Tôi nghĩ nên từ từ bớt dần.
Mỗi dịp lễ hội, ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa còn là cơ hội để phát triển kinh tế, du lịch nên cần chọn lọc làm sao vẫn duy trì được tinh hoa dân tộc mà không tràn lan, kéo dài. Khách du lịch họ cần sự độc đáo, văn minh chứ không cần những gì ngược lại.
Để các phong tục lễ Tết, hội hè được diễn ra gọn ghẽ, văn minh theo ông cần hơn về cơ chế quản lý nhà nước hay ý thức từ người dân?
Tôi nghĩ là cả hai phải song hành, hòa quyện vào nhau nhưng đầu tiên phải là cơ chế quản lý nhà nước để mọi người phải theo.
Cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện này!
Theo_Eva
Hàng loạt hội chọi trâu bị đình chỉ Các hội, lễ hội chọi trâu mới được tổ chức vài năm gần đây ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai) đều bị Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) yêu cầu không cấp phép tổ chức. Ngày 30/1, Cục trưởng Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao...