Vào viện vì sưng đau vú, cô gái phát hiện nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”
Sau 18 ngày bị sưng đau vú phải, sốt cao liên tục 40-41 độ C, khó thở, cô gái 27 tuổi ( Tuyên Quang) vào viện thì phát hiện mắc bệnh Whitmore.
Các ổ áp xe lớn nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
“Vi khuẩn ăn thịt người” hay Whitmore là bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và nguy cơ tử vong cao lên tới 40-50%.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây tiếp nhận một trường hợp nhiễm vi khuẩn Whitmore. Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị Th. (27 tuổi), nghề nghiệp làm ruộng ở Yên Sơn, Tuyên Quang.
18 ngày trước khi vào viện, chị bị sưng đau vú phải, sốt cao liên tục 40-41 độ, khó thở. Chị đã điều trị ở bệnh viện gần nhà nhưng không đỡ nên gia đình xin chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Hình ảnh tổn thương phổi, tổn thương phần mềm của bệnh nhân trước điều trị (Ảnh: BVCC).
Video đang HOT
Theo bác sĩ, bệnh nhân nhập viện tình trạng tình chậm, thể trạng nhiễm trùng nặng, sốt cao liên tục 40 độ C, khó thở nhiều, thiếu máu, thể trạng suy kiệt, nhiều ổ áp xe lớn nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Whitmore. Các bác sĩ đã tiến hành cấy đờm, cấy máu, cấy dịch ổ áp xe tại tuyến vú và chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết, điều trị kháng sinh theo phác đồ nhiễm Whitmore.
Sau 5 ngày điều trị tích cực, dẫn lưu các ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm, bệnh nhân đã cắt sốt, các triệu chứng nhiễm trùng giảm nhiều. Sau 3 tuần điều trị, các ổ áp xe đã biến mất, các xét nghiệm đã trở về giới hạn bình thường. Bệnh nhân được ra viện tiếp tục điều trị theo phác đồ duy trì và hẹn tái khám.
Kết quả cấy máu, cấy dịch mủ đều cho thấy bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei đúng như chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Đây là một vi khuẩn gram âm gây bệnh Whitmore.
Nguồn truyền nhiễm của bệnh tồn tại trong tự nhiên. Vi khuẩn có trong đất, nước ô nhiễm, bụi trong không khí. Bệnh lây chủ yếu qua đường da, niêm mạc xây xát khi tiếp xúc với vi khuẩn có trong đất, nước, chất bẩn khi tiếp xúc mà không có phương tiện bảo hộ.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh cần được phát hiện và điều trị rất sớm vì ngay cả chẩn đoán đúng, tỷ lệ tử vong còn cao . Để phòng bệnh, người dân cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ngoài môi trường. Người làm việc tiếp xúc với đất và nước ô nhiễm trong môi trường phải mang thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng.
Trong trường hợp bị thương có nhiễm đất hoặc nước ngoài môi trường, hãy ngay lập tức rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Che vết thương hở và tránh tiếp xúc với đất hoặc nước cho tới khi lành hẳn.
Lưu ý, không được thoa thảo mộc hay các chất khác lên vết thương. Đảm bảo vệ sinh, ăn uống sạch sẽ. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4 người bị vi khuẩn Whitmore tấn công
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ghi nhận liên tiếp 4 người bị sốt, chẩn đoán mắc Whitmore, trong đó có hai ca nặng, chỉ trong vòng một tuần qua.
Đại diện bệnh viện ngày 24/9 cho biết Các bệnh nhân ở tuổi trung niên, cư ngụ huyện Tân Yên, Yên Dũng... Trước khi nhập viện, họ bị sốt trong thời gian dài, sốt cao, rét run. Trong hai ca nặng, có một ca rất nặng, đã rơi vào trạng thái sốc, phải điều trị hồi sức tích cực ngay khi nhập viện.
Bệnh viện đã xét nghiệm sàng lọc để loại trừ khả năng sốt do Covid-19, sau đó thăm khám cho người bệnh như chụp phổi, siêu âm. Kết quả cấy máu cho thấy các người bệnh nhiễm vi khuẩn B.pseudomallei gây bệnh Whitmore.
Theo các bác sĩ, số lượng ca Whitmore nhập viện tăng cao đột ngột trong tuần này. Trong khi đó, từ tháng một đến tháng 8, bệnh viện chỉ ghi nhận một ca Whitmore.
Hiện chưa rõ nguyên nhân số lượng người bệnh tăng đột ngột. Hàng chục năm qua, bệnh Whitmore gần như biến mất, xuất hiện lại trong vài năm gần đây.
Whitmore còn gọi bệnh Melioidosis , là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh sống trong đất. Đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất hoặc nước có vi khuẩn, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn.
Bệnh nhân Whitmore biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng. Người bệnh thường có tổn thương đa cơ quan như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tản mạn, nhiễm khuẩn khu trú như áp xe cơ, áp xe phần mềm, áp xe gan,viêm hạch, viêm xương... Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động chống bệnh Whitmore bằng cách ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ở những nơi ô nhiễm nặng, khi cần tiếp xúc cần sử dụng đồ bảo hộ ví dụ găng tay, ủng... Không nên tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễn dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần vào viện để khám, điều trị kịp thời.
Bệnh nhân Whitmore, 50 tuổi, cùng bác sĩ điều trị hôm 23/9. Ảnh : Bệnh viện cung cấp
Cô gái bị áp xe vú do vi khuẩn Whitmore Cô gái 27 tuổi nhập viện do sốt cao liên tục, khó thở nhiều, thể trạng suy kiệt, nhiều ổ áp xe lớn nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhân được lấy dịch ổ áp xe ở vú để nuôi cấy vi khuẩn, phát hiện có vi khuẩn Whitmore. Sau...