Vào viện vì bụng to bất thường, bé 12 tuổi được chẩn đoán… ung thư gan
Bé được gia đình đưa vào viện khám vì bụng to bất thường, khối u chiếm gần hết vùng bụng.
Thông tin từ Khoa Phẫu thuật Gan mật tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khoa vừa tiếp nhận 1 bệnh nhi 12 tuổi, nhập viện vì bụng to bất thường và có khối u gan to chiếm gần hết vùng bụng.
Bệnh nhi đã được phẫu thuật cắt phần gan phải có chứa khối u. Kết quả giải phẫu bệnh là u nguyên bào gan.
Ở trẻ em, ung thư gan hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% tổng số ung thư trẻ em. Chỉ có khoảng 1,5 ca ung thư gan trên 1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.
Theo các bác sĩ, ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường gặp nhất là u nguyên bào gan, u có dạng một khối u đơn độc, khoảng 70% có khả năng mổ được. Đặc biệt, bệnh nhạy với thuốc hóa trị nên điều trị kết hợp mổ cắt bỏ u và hóa trị cho kết quả tốt. Có khoảng 80% trường hợp sống thêm 5 năm sau điều trị.
Ở trẻ em hơn 11 tuổi, thường gặp là dạng carcinoma tế bào gan. Đây là dạng ung thư gan thường phát triển đa ổ, xâm lấn rất mạnh và không nhạy với thuốc hóa trị. Bệnh thường có diễn tiến xấu tương tự ung thư gan nguyên phát ở người lớn. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân sống được thêm 5 năm sau điều trị.
Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường và có u, sờ được trong bụng. Khối u ở vị trí vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả 1/2 bên phải bụng.
Video đang HOT
Phương pháp điều trị ung thư gan ở trẻ em
Đối với nhóm ung thư gan giai đoạn sớm, khối u gan đơn độc, chưa có tổn thương di căn, thầy thuốc sẽ mổ cắt bỏ các phần gan có chứa khối u, kết hợp hóa trị bổ túc sau mổ.
Đối với nhóm ung thư gan kích thước quá lớn, đe dọa suy gan sau mổ hoặc liên quan trực tiếp với các mạch máu lớn, không thể mổ ngay được hoặc đã có di căn xa và dạng bướu nguyên bào gan, thầy thuốc sẽ hóa trị trước mổ (2 – 4 chu kỳ) để làm khối u thu nhỏ lại, thuận lợi cho việc mổ cắt bỏ u gan.
Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, trên 90% trường hợp trẻ mắc bệnh có nhiều cơ may khỏi bệnh. Trường hợp u nguyên bào gan được phát hiện muộn, khối u to không thể mổ cắt được hoặc có di căn xa, kết quả điều trị thấp hơn. Vì vậy, khi phát hiện có khối u trong ổ bụng, người nhà nên đưa trẻ nhập viện sớm để việc điều trị được tiến hành kịp thời.
Ai cần tầm soát sớm ung thư gan?
Nhiều bệnh nhân mắc ung thư gan đến viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn.
Bác sĩ Lê Trung Hiếu, khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy, Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, bệnh có xu hướng gia tăng. Bệnh không khó phát hiện nhưng người dân thường đến khám khi đã ở giai đoạn muộn.
Đáng lưu ý, đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu cho cả hai giới. Thời gian sống trung bình của bệnh nhân không quá một năm. 60% người dân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển, tỷ lệ được phát hiện sớm rất thấp.
Theo bác sĩ Hiếu, bệnh nhân mắc ung thư gan có thể được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cách chữa trị như phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan, nút mạch gan bằng hóa chất, xạ trị, hóa trị...
Tại sao nên tầm soát ung thư gan?
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới, trong 100.000 người có khoảng 23-24 trường hợp mắc bệnh. Tình trạng này xảy ra do phát hiện quá muộn, bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Lúc này, việc điều trị khó khăn, tỷ lệ bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ rất thấp.
Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới. Ảnh: Pazienti.
Bác sĩ Hiếu cho hay tầm soát ung thư gan giúp chúng ta phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ở giai đoạn sớm, bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ khối u, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Phẫu thuật ở giai đoạn này còn giúp ngăn chặn khối u di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.
"Việc phát hiện sớm và điều trị cũng giúp bệnh nhân không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Ngoài ra, điều trị sớm sẽ không gây tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Do đó, việc tầm soát ung thư gan sớm là điều nên làm với những người có nguy cơ cao mắc bệnh", bác sĩ Lê Trung Hiếu nói.
Hai nhóm có khả năng mắc ung thư gan cao cần tầm soát. Đó là những người đang nhiễm virus và các bệnh liên quan đến gan gồm tiền sử gia đình có người bị ung thư gan; lây nhiễm virus viêm gan B và C; viêm gan do tự miễn, có thể đi kèm bệnh khác như đái tháo đường type I, basedow, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ; gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nhóm còn lại là những người mắc các bệnh khác nhưng có nguy cơ bị ung thư gan bao gồm béo phì, tiểu đường; xơ gan do sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều.
Ngoài ra, khi có những biểu hiện như thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, xuất huyết dưới da, người dân nên thăm khám thường xuyên.
Việc phát hiện sớm và điều trị giúp bệnh nhân không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Ảnh: Sabah.
Các phương pháp tầm soát ung thư gan
Hiện nay, 2 phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến nhất là xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP và siêu âm.
AFP là protein có trong thai nhi. Sau khi trưởng thành, tỷ lệ AFP trong máu rất thấp. Bệnh nhân mắc ung thư gan có chỉ số AFP tăng lên bất thường. Tuy nhiên, xét nghiệm bước đầu chỉ số AFP tăng không có nghĩa là bạn mắc bệnh ung thư.
Chỉ số AFP tăng là biểu hiện nghi ngờ ung thư gan, người dân nên thực hiện các phương pháp tầm soát khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để kết luận chắc chắn.
Trong giai đoạn điều trị ung thư gan, chỉ số AFP có tác dụng theo dõi tiến trình chữa bệnh, kiểm tra khả năng di căn của khối u.
Bác sĩ Hiếu cho biết siêu âm gan cũng giúp bạn phát hiện sớm bệnh ung thư. Phương pháp này có thể phát hiện được khối u nhỏ hơn một cm với chi phí tiết kiệm và không ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra, siêu âm này còn giúp phát hiện xơ gan và một số bệnh khác.
Kết hợp siêu âm gan với xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn việc thực hiện riêng lẻ từng phương pháp.
Phương pháp phân tử mới giúp bất hoạt "lá chắn" của ung thư gan Ở giai đoạn muộn, ung thư gan có thể kháng với gần như tất cả các liệu pháp hóa trị. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho căn bệnh này. Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ tư trên thế giới. Điều đáng chú ý là số...