Vào viện tâm thần vì ‘cơn điên’ của vàng
Giá vàng “điên loạn”, giảm sâu xuống dưới ngưỡng 34 triệu đồng/lượng lại bật nhanh lên trên 36 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư, cả chuyên gia “sốc toàn tập”.
Diễn biến tâm lý trái ngược nơi kim tiền
Mới vài tuần trước, giá vàng còn ở ngưỡng cao khá ổn định 45-46 triệu đồng/lượng, thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mở các phiên đấu thầu vàng. Và cho đến thời điểm này, giá vàng đã giảm sâu nhất trong nhiều năm gần đây với mức giá 34-35 và 36 triệu đồng/lượng, rồi bất ngờ tăng trở lại 36 triệu đồng/lượng và chốt tuần giao dịch giá vàng gần tìm lại mức giá 38 triệu đồng/lượng bất chấp giá vàng thế giới vẫn đang tiếp tục giảm. Giá vàng đỏng đảnh, điên loạn và mọi diễn biến của nó đang làm đau đầu những người quan tâm đến vàng.
Vào viện tâm thần vì ‘cơn điên’ của vàng
Ngày cuối tuần, có mặt tại các công ty vàng, chúng tôi đã chứng kiến sự sôi động, rất nhiều người dân đã đến nghe ngóng và có quyết định khác nhau theo diễn biến của bảng điện tử hiển thị giá vàng.
Đầu giờ sáng, chứng kiến phiên lao dốc tưởng như không phanh của giá vàng, vàng giảm 2 triệu đồng/lượng, không ít người lo ngại vàng sẽ giảm sâu hơn nữa nên ôm vàng đã mua ở thời điểm giá 40-41 triệu đồng/lượng đi bán cắt lỗ. Anh Nguyễn Tiến Mạnh (Đống Đa- Hà Nội) cho biết: “Tôi gom tiền mua được 10 cây vàng, chờ thời gian nữa mua nhà thì bán đi. Bởi lẽ gửi tiết kiệm lãi suất 6%/năm chẳng được bao lâu. Tôi mới mua vàng cách đây 3 tuần với giá 41 triệu đồng/lượng, tưởng đã là không thể có giá thấp hơn nữa. Nào ngờ, hôm nay, giá vàng chỉ còn 34 triệu đồng/lượng, tôi vội vàng ôm vàng đến bán và dự tính nếu giá xuống nữa lại mua vào”.
Nghỉ việc cơ quan nửa ngày, anh Mạnh ôm vàng đến cửa hàng để bán khi giá vàng quanh mốc 34 triệu đồng/lượng. Anh bảo, nghe thông tin vàng còn hạ nữa xuống 32 triệu đồng/lượng hoặc còn xuống thấp nữa nên anh quyết định… cắt lỗ. Ai ngờ, vừa bán dứt tay, giá vàng bập bùng rồi tăng lên 35,45 triệu đồng/lượng và bán ra là 36,05 triệu đồng/lượng.
Vừa thua keo trước 70 triệu đồng, anh Mạnh luống cuống lo vàng lại tăng theo chiều thẳng đứng nên gọi vợ rút tiền ngân hàng, bù thêm 20 triệu đồng để mua lại 10 cây vàng vừa bán. Chị vợ mang tiền đến đưa cho chồng trong nỗi bức xúc vì quyết định thiếu chính xác nên đã to tiếng với nhau. Vậy là, tiền công chức tích góp bao nhiêu lâu dành dụm mua nhà, chỉ trong vài tuần một “canh bạc” vàng anh đã thua đứt gần 100 triệu đồng.
Video đang HOT
Trái ngược với tâm lý bán cắt lỗ của những người như anh Mạnh, nhiều người khi giá vàng bật tăng 1 triệu đồng đã vội vàng xếp hàng đi mua vàng. Tuy nhiên, đến trưa thời điểm giá vàng vẫn trong xu hướng tăng thì nhân viên của Bảo Tín Minh Châu đã trả lời khách hàng: “Hết vàng để bán, khách mua phải chờ đến chiều”. Vậy là không ít người lại ôm tiền phấp phỏng nhìn bảng điện tử chờ đợi qua giờ nghỉ trưa, hy vọng mua được vàng trước khi giá tăng cao trở lại?.
Trao đổi với PV, một chuyên gia (đề nghị giấu tên), ông vốn làm kinh doanh vàng nhiều năm mới chuyển qua lĩnh vực ngân hàng cho rằng: “Doanh nghiệp vàng đã trúng thầu tại thời điểm giá cao, thì không bao giờ bán vàng ra nhiều tại thời điểm giá xuống thấp. Như vậy người muốn mua vàng không mua được, còn doanh nghiệp lại không dám bán. Vì nếu bán ra thì doanh nghiệp lại phải mua vào ở mức giá cao nếu sau đó giá tăng.
Giá vàng làm nhiều người điêu đứng
Đứng về góc độ kinh doanh, người bán hàng có quyền làm như thế. Tuy nhiên, vàng lại là hàng hoá đặc biệt nên phải chịu tác động của giá vàng thế giới, chứ không thể một mình một chợ được. Nếu không chịu bán vàng ra khi giá thấp là doanh nghiệp “chơi bẩn” không sòng phẳng với người tiêu dùng”.
Mắc bệnh tâm thần vì “cơn điên” của giá vàng
Nghe tin bố cô bạn thân đột quỵ cấp cứu ở bệnh viện E, tôi tất tả đến thăm. Ông không còn nhận ra được những người thân yêu quanh mình. Gặp tôi, bà Liên, mẹ cô bạn kể lể qua nước mắt: “Đã thua lỗ vì chạy theo vàng, nay ông ấy lại đổ bệnh. Tôi ân hận quá!”.
Số là, ông bà tiết kiệm được 500 triệu đồng, cộng với tiền của anh Hùng (anh trai bạn tôi-PV) gửi 1,5 tỷ chuẩn bị mua nhà lấy vợ. Thấy vàng giảm về mốc 40 triệu đồng/lượng cho rằng không thể giảm hơn nữa, sốt ruột nên ông bà rút tiền ra mua vàng.
Vừa mới mua vàng được hơn 1 tuần thì vàng lao dốc không có điểm dừng. Nghe tin mỗi lượng vàng mất gần 6 triệu đồng (so với lúc mua), bà Liên đứng ngồi không yên nhưng cũng không dám gọi điện chia sẻ với chồng vì ông vốn bị cao huyết áp.
Hôm ấy, ông Liên đi họp Chi bộ, trong khi ngồi trà thuốc với mấy ông trong tổ hưu cùng nghe đài có nói đến giá vàng giảm mạnh hai ngày gần 6 triệu đồng/lượng và có khả năng giảm tiếp vì không có thông tin hỗ trợ cho sự tăng giá. Mấy ông ở tổ hưu thấy ông Liên lặng người dần, rồi đổ vào thành ghế. Mọi người gọi bà Liên đến, gọi xe cấp cứu đưa ông vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê.
Con trai, con gái đều ra sức động viên mẹ không suy nghĩ nữa, nhưng cứ nhìn thấy ông đang cấp cứu bà Liên lại khóc. Ai cũng khuyên tiền vẫn còn chứ có mất hết đâu, sức khoẻ mới là quan trọng. Bà Liên dằn vặt: “Một ngày mất hơn 300 triệu đồng, tiếc đứt ruột thêm ông ấy đổ bệnh, tôi cũng chẳng còn tha thiết gì cả. Ông ấy có mệnh hệ gì thân già này cũng chẳng thiết sống nữa”.
Giá vàng điên loạn
Cuộc đời, ai học được chữ ngờ đâu. Chỉ vì lo cho con, muốn giữ tiền, kiếm tiền cho con mà ông già 69 tuổi đầu tư vàng chớm thua lỗ đã đột quỵ. Sự sống- cái chết, ranh giới mong manh chỉ vì thua lỗ gần 300 triệu đồng”. “Bão” vàng, điên loạn giá vàng… giờ đã trở thành cơn “bão lòng” trong gia đình bà Liên!
Không đến nỗi nằm viện thở ô-xy, nhưng ở viện Sức khoẻ tâm thần đã có những bệnh nhân bị stress, khủng hoảng tâm lý phải điều trị vì đầu tư vàng. Đến viện này, chúng tôi bắt gặp những con người ngây dại, đôi mắt thất thần, nhìn nơi vô định. Đó là những người điên điều trị tâm lý do đầu tư thua lỗ vào các hạng mục “nhanh giàu, dễ nghèo” như chứng khoán, bất động sản và gần đây là vàng.
Một bệnh nhân, đang ngồi thất thần bỗng nghe đến từ “giá vàng” bỗng thay đổi nét mặt: “Nhà đất, tiền, vàng… chị khối. Không phải nghĩ, mai lên chị bán trả đầy đủ…”. Nghe thật xót xa, hệ lụy của những khát vọng giàu nhanh, bốc tiền của thiên hạ về xây “nhà bếp” của mình là thế đây.
Khôn ngoan không lại với vàng
Khôn ngoan cũng không tính được sự đỏng đảnh của giá vàng. Dự định ôm quả lớn, trúng đậm, chị Phương tính nếu ôm vàng khi giá thấp sau đó nếu vàng tăng giá (theo như mọi năm tháng 8 vàng tăng đột biến) mỗi phiên 1,5 triệu đồng/lượng (cao điểm có lúc vàng tăng hơn 2 triệu đồng một phiên) thì vay lãi ngày đầu tư vàng vẫn thắng lớn.
Vậy là chị vay được 2,5 tỷ đồng với lãi suất 12,5 triệu/ngày cộng với tiền của nhà và vay bạn bè mua được 100 lượng vàng. Nhưng chỉ vài ngày giá vàng giảm với mức kinh khủng. Tính cả tiền trả lãi, tiền lỗ chị mất 400 triệu đồng/ngày.
Chị Phương bị thua lỗ nặng lại thêm chủ nợ đòi tiền, không có cơ hội “cá gỡ” nên lúc nào cũng vò đầu, bứt tai. Cơm không buồn ăn, cả ngày chẳng nói một câu ngày ngồi bên cửa sổ, mắt trâng trâng nhìn điện thoại nhắn tin nhận giá vàng.
Thấy dấu hiệu khủng hoảng tâm lý nặng nề, lo sợ chị Phương làm điều dại dột, người nhà đã quyết định tư vấn với bác sỹ tâm lý tại viện Sức khoẻ tâm thần. Chị Phương được đưa đến viện thăm khám và nhận phác đồ điều trị tại nhà.
Theo NTD
Kịch bản "bắt tay" đấu thầu vàng?
Phiên đấu thầu vàng miếng tiếp theo dự kiến sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức trong tuần này. Liệu diễn biến và kết quả có thay đổi so với phiên mở đầu?
Lúc này hẳn cả Ngân hàng Nhà nước lẫn các thành viên tham gia đều đang định hình những kịch bản cho phiên đấu thầu sắp tới, sau sự khởi đầu có nhiều ý kiến trái chiều.
Về phiên khởi đầu, có một điều rút ra là: dường như cả "hai phía" là Ngân hàng Nhà nước và các đầu mối đều còn phòng thủ và thăm dò nhau, giữa họ chưa có tiếng nói chung.
Chung quy, cũng là vì lợi ích của các bên. Với Ngân hàng Nhà nước, theo thông tin họ lý giải, là tránh thiệt hại tài sản Nhà nước - dự trữ ngoại hối, không để bù lỗ cho đối tượng nào. Với các đầu mối là lợi nhuận trong kinh doanh, không thể mua cao hơn giá thị trường đang thấp, hoặc tìm cách để mua được mức giá có lợi hơn.
Đáng tiếc là hai phía đều chưa hướng đến cùng một lợi ích: lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân qua việc cùng bắt tay tạo ổn định thị trường, mà mỗi bên đều có vai trò và trách nhiệm.
Thực tế trước và sau phiên đấu thầu đầu tiên, có nhiều xáo trộn trên thị trường, cả về diễn biến giao dịch lẫn tâm lý, dư luận. Rõ ràng, với kiểu rơi giá gần 500 nghìn đồng/lượng chỉ trong khoảng một giờ đồng hồ, rồi đến cú đảo chiều nới rộng chênh lệch giá với thế giới từ 2,7 triệu đồng lên 3,1 triệu đồng/lượng, thị trường vận động không được bình thường.
Có thể có những nguyên do theo các góc nhìn khác nhau. Dù thế nào, trong một thị trường vận động không được bình thường, người dân và nhà đầu tư mới chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, cả về lợi ích và niềm tin.
Có lẽ, tiếng nói chung, hay cái bắt tay hài hòa giữa nhà tổ chức và các thành viên tham gia là điểm được chờ đợi hơn, thay vì những biến động bất thường và khó lường vừa qua.
Không rõ sau phiên đó, Ngân hàng Nhà nước và các thành viên dự thầu có cùng ngồi lại để cùng thảo luận thêm hay không, thậm chí là cùng cởi mở để tìm tiếng nói chung.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng, cả Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị tham gia đấu thầu nên cùng nhìn về một mục đích: ổn định thị trường.
"Ở đây cần có một cái bắt tay hài hòa lợi ích, cùng có lợi cho nước cho dân. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bình ổn đã đành, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng là thành viên của thị trường thì cũng có trách nhiệm vì ổn định chung. Kinh doanh đương nhiên phải tính toán đến lợi nhuận, nhưng lợi nhuận hợp lý. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần chia sẻ lợi ích, các đầu mối cũng cần chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, vì mục tiêu chung để phối hợp nhịp nhàng", ông Phước nêu quan điểm.
Theo đó, đại diện thành viên tham gia đấu thầu này cho rằng, những phiên sắp tới, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét mức giá chào bán thấp hơn giá thị trường một mức vừa phải; các doanh nghiệp trúng thầu khi bán ra cũng xem xét có chênh lệch vừa phải.
Giả sử giá thị trường ở khoảng 43,80 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước hạ thấp một chút xuống 43,75 triệu đồng/lượng, các đầu mối trúng thầu bán ra 43,85 triệu đồng/lượng. Các bên cùng chia sẻ như vậy, qua các phiên, nhu cầu của thị trường dần được đáp ứng, lực cầu đẩy giá sẽ giảm đi và giá trong nước sẽ từng bước về gần hơn giá thế giới.
"Nếu có sự phối hợp hài hòa như vậy, thị trường cũng hạn chế đi những biến động bất thường hay những xáo trộn xoay quanh các phiên đấu thầu. Cái chính là Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra một kênh để điều tiết cung - cầu, các đầu mối có một cơ sở để cân đối trong kinh doanh để hướng tới một thị trường ổn định hơn", ông Phước nói.
Hiện chưa có các thông tin cụ thể về kế hoạch tổ chức của phiên sắp tới. Chưa rõ phương thức tổ chức có thay đổi hay không, bởi ở phiên đầu chỉ có giá sàn mà không có giá trần...
Tuy nhiên, đó chỉ là những điểm kỹ thuật. Có lẽ, tiếng nói chung, hay cái bắt tay hài hòa giữa nhà tổ chức và các thành viên tham gia là điểm được chờ đợi hơn, thay vì những biến động bất thường và khó lường vừa qua.
Theo 24h
'24.000 lượng vàng ế vì giá quá cao' Nhiều đơn vị dự thầu bỏ phiếu trắng và cho biết giá sàn quá cao so với thị trường khiến 24.000 lượng vàng bị ế trong phiên đấu thầu đầu tiên được tổ chức sáng nay. Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên diễn ra sáng nay khá nghiêm ngặt. Đại diện của 21 đơn vị có mặt, trên tổng số 26 doanh...