Vào tù vì “vướng lưới tình” trẻ vị thành niên (P.2)
Trẻ yêu sớm là tình trạng chung đáng lo ngại hiện nay nhưng khi chuyện đó xảy ra, chỉ người con trai là phải vào tù. Trước tình trạng này, nhiều phụ huynh cho rằng, thời bây giờ nhà có con trai còn đáng lo hơn con gái, sơ sểnh một chút con vào tù như chơi. Con trai thành… bom nổ chậm trong nhà!
2. Con trai thành… bom nổ chậm
Trẻ vị thành niên cần được trang bị kiến thức để tránh vào vòng lao lý. Ảnh: T.L
Đứa con hiếu thảo dính án hiếp dâm
Video đang HOT
Câu chuyện của cậu thanh niên tên là Tuấn ở Bình Dương là một ví dụ điển hình cho hậu quả không đáng có này. Tuấn dính án hiếp dâm khi quan hệ với một cô bé gần nhà mới 13 tuổi tên là Hải Âu. Cô bé Hải Âu mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng cơ thể phổng phao và yêu sớm.
Nhà Âu mở quán cà phê bán tại nhà. Cô bé thường phụ mẹ bán hàng. Khách hàng đến quán cà phê này khá đông, chủ yếu là học sinh sinh viên.Trong số khách hàng thường xuyên đến quán cà phê của gia đình Âu có Tuấn.
Tuấn là một chàng trai 20 tuổi, đang là sinh viên một trường trung cấp nghề đóng ở gần nhà Âu. Tuấn rất đẹp trai nên bị cô bé Hải Âu đang tuổi lớn đem lòng mê mẩn. Mặc dù trước đó cô bé đã “yêu” một anh lớp 9 cùng trường nhưng khi gặp Tuấn, cô bé đã “đá” cậu chàng kia. Cô bé này cũng có thân hình rất đẹp, vòng 1 và vòng 3 nảy nở như người trưởng thành. Do tâm lý lứa tuổi, bố mẹ lại khá thoải mái trong lối sống và sinh hoạt nên Hải Âu có cách ăn mặc rất thoải mái. Đi học mặc đồng phục màu trắng nhưng cô bé toàn mặc đồ lót màu đen. Ở nhà bán cà phê chỉ mặc quần sort và áo hai dây cũn cỡn.
Bị cô bé tán tỉnh, Tuấn cũng rất thích nên thường xuyên đến nhà Hải Âu uống nước. Một lần Hải Âu rủ Tuấn đi Vũng Tàu chơi. Trong lần đi chơi này, Tuấn đã được cô bé yêu nồng nhiệt và muốn Tuấn làm “chuyện ấy”. Biết con gái đi Vũng Tàu với Tuấn và đã có quan hệ tình dục nên gia đình bé Hải Âu gửi đơn kiện lên cơ quan công an.
Khi bị gia đình Hải Âu tố cáo Tuấn hiếp dâm con gái họ, cả gia đình Tuấn bị sốc nặng. Đến khi bình tĩnh hỏi rõ chuyện thì mới hay con trai mình được cô bé “yêu” nên đã “yêu” lại. Thấy mình bị tố một cách vô lý nên bố mẹ Tuấn đã đi gõ cửa các văn phòng luật sư. Lúc này cả Tuấn và bố mẹ Tuấn mới biết rằng, Tuấn yêu trẻ em như vậy là vi phạm pháp luật và bị xử rất nặng. Mẹ Tuấn nói rằng, dù gia đình không khá giả gì nhưng sẽ thuê luật sư cãi cho con mình, cho dù có phải bán nhà đi mà cứu được con thì vẫn bán. Nói là làm, bà kêu người bán đi một mảnh đất để lo cho Tuấn. Tuấn nói với mẹ là đừng bán, vì nhà còn hai đứa em đang tuổi ăn học. Nhưng mẹ Tuấn thì vẫn nhất quyết tìm mọi cách để cứu con.
Trước ngày bán đất một ngày, biết ngày mai khách sẽ qua nhà mình để đặt cọc tiền mua đất, tối hôm đó Tuấn đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Sau khi Tuấn chết, bà con chòm xóm và bạn bè quen biết Tuấn ai cũng xót thương cho cậu ta. Bởi Tuấn vốn là một thanh niên hiền lành, biết thương em, thương ba mẹ, không quậy phá hư hỏng gì. Chỉ vì yêu không hiểu biết mà cuối cùng cậu ta đã phải chọn một cái kết đầy bi ai và đớn đau như vậy.
Trước thực tế nhiều thanh thiếu niên vào tù vì yêu trẻ em mà không lường được hậu quả phải vào tù, chuyên gia tư vấn ThS Nguyễn Hồng Lê (Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN – thanh niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cho rằng, đã đến lúc phải gióng tiếng chuông báo động cho các bậc cha mẹ có con trai về vấn đề này. Quan niệm “nhà có con gái như có quả bom nổ chậm trong nhà” xem ra cần phải thay đổi. Trong xã hội hiện đại, con trai lại ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn. Yêu sớm là tình trạng chung nhưng chỉ con trai là phải vào tù. Đó là pháp luật và ai cũng phải tuân thủ.
Tháo ngòi “bom nổ chậm”
Cũng như bố mẹ Tuấn, nhiều bậc làm cha làm mẹ mặc dù có thể hy sinh cả cuộc đời mình để lo cho con nhưng lại mù mờ trong cách dạy con. Đây chính là điều đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Nhiều bậc cha mẹ dường như chỉ biết nuôi dạy con theo bản năng và những kiến thức được trao truyền từ ông bà, cha mẹ chứ không được học một cách bài bản hay chí ít là tự tìm hiểu, học hỏi qua các kênh thông tin đa dạng hiện nay.
Chính vì cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con nên mặc dù xã hội hiện đại với rất nhiều cám dỗ đối với trẻ nhưng khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) vẫn lơ ngơ không hiểu gì về cuộc sống. Những kiến thức tối thiểu về tình yêu, tình dục an toàn, pháp luật… những thứ chi phối và ràng buộc với chính sinh mạng của trẻ nhưng chúng không hề hay biết. Chỉ đến khi sự việc xảy ra, phải đối mặt với những bản án nặng nề thì trẻ và gia đình trẻ mới vỡ ra “à, hóa ra làm như vậy là vi phạm pháp luật”. Nhưng biết lúc này thì đã muộn, các con của họ đã rẽ sang một lối rẽ hoàn toàn khác, lối rẽ mà ngay chính những người làm cha làm mẹ chưa bao giờ mường tượng và nghĩ đến…
Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con là hết sức báo động nhưng hiện nay, không chỉ trong gia đình mà ngay cả xã hội cũng khá thờ ơ về vấn đề này. Rất hiếm những cuộc điều tra nghiên cứu làm tiền đề cho những hành động mang tính quốc gia. Duy chỉ có một con số được đưa ra cách đây 3 năm do Viện Nghiên cứu thanh niên, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lí và Viện Tâm lí và giáo dục pháp luật tiến hành khảo sát. Tìm hiểu về vấn đề nhận thức pháp luật trong thanh, thiếu niên tại một số tỉnh, thành trên cả nước cho thấy, có đến gần 50% số người được hỏi nói rằng không hề hiểu biết rõ pháp luật; 71,5% có ý thức pháp luật bình thường và chưa tốt. Ngay cả Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em mà trẻ cũng không hề hay biết (50% trên 300 ý kiến không quan tâm gì đến đạo luật này).
Trong khi tình trạng nhận thức pháp luật của giới trẻ Việt Nam yếu kém như vậy thì ở các nước, trẻ được trang bị rất tốt về vấn đề này ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vậy khi trẻ đến 18 tuổi, các em đã có đủ kiến thức và sự tự tin để bước vào đời. Ví dụ ở Mỹ, khi trẻ 18 tuổi, các em được bố mẹ “thả tự do” để bước vào đời, chúng tự lập cuộc sống và tự chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình. Bố mẹ không can thiệp, ngay cả chuyện tình yêu và lựa chọn bạn đời.
Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ mười ba tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. (Theo Khoản 4 Điều 112 – BLHS).
(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Theo Ngân Khánh (Gia đình & Xã hội)