Vào tù vì đánh chết người nghi là kẻ trộm
Nghi ngờ thanh niên đi bộ giữa đêm khuya là kẻ trộm, một nhóm người đã đuổi theo khống chế, đánh chết anh N.Đ.H (SN 1992, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).
Theo cáo trạng, khoảng 1 giờ sáng 17/1/2021, ông Phan Hồng Thái (SN 1947) và con rể là Đinh Trung Vũ (SN 1978, cùng trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) thấy anh N.Đ.H đi bộ đến gần chiếc xe ôtô để gần nhà. Nghi người thanh niên lạ mặt này là kẻ trộm, Vũ cùng ông Thái truy hô và đuổi theo. Lúc này, hàng xóm của Vũ là ông Lê Đức Tơ và và con trai là Lê Đức Dũng (SN 1984) cũng hô hoán, đuổi theo anh H.
Các bị cáo tại phiên xét xử chiều 1/4.
Chạy được một đoạn, anh H bị Lê Đức Dũng đuổi kịp, vật ngã xuống đường và đánh liên tiếp vào đầu. Ông Lê Đức Tơ chạy đến sau đã cầm giữ tay chân của H. Sau đó, ông Thái cùng Đinh Trung Vũ và một hàng xóm khác là Lê Đức Hùng (SN 1986) cũng chạy đến tham gia đè giữ, trói tay chân và đánh khiến H tử vong tại chỗ. Kết quả khám nghiệm cho thấy, anh H chết do chấn thương sọ não.
Video đang HOT
Ngày 1/4/2022, TAND TP Đà Nẵng đã mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Hùng, Dũng, Thái, Vũ từ 3 năm 6 tháng đến 10 năm 6 tháng tù về tội giết người. Riêng ông Lê Đức Tơ được tại ngoại trong quá trình điều tra và đã chết do bị ung thư phổi nên Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra đối với bị can này.
Khởi tố cựu Chủ tịch HĐQT và cựu Tổng Giám đốc VEAM
Cựu Chủ tịch HĐQT và cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) bị khởi tố để điều tra về sai phạm trong việc sử dụng khu đất gần 9.000 m2.
Chiều 18/2, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) đang thụ lý điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị thành viên.
Căn cứ kết quả điều tra, làm rõ dấu hiệu sai phạm tại các dự án sử dụng đất, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Lâm Chí Quang - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM, Nguyễn Thanh Giang - nguyên Tổng Giám đốc VEAM và Đào Huấn Ngữ - nguyên Giám đốc Công ty Đúc số 1, đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất diện tích 8.930,9 m2 tại địa chỉ số 220 đường Bình Thới, phường 14, Quận 11, TPHCM, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của nhà nước.
Bị can Lâm Chí Quang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM. (Ảnh: Cơ quan công an cung cấp).
Ngày 14/2/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 3 đối tượng trên cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định, lệnh nêu trên theo đúng quy định pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát cho nhà nước.
Trước đó, tháng 10/2021, cơ quan điều tra đã ban hành kết luận điều tra bổ sung, đồng thời đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố các bị can gồm: Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc VEAM về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí". Cùng vụ án này, C03 cũng đề nghị truy tố hơn 10 người khác.
Theo kết luận điều tra, trong giai đoạn 2011 - 2014, ông Trần Ngọc Hà giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, từ 2015 - 2019 giữ chức vụ Tổng Giám đốc VEAM, là người giữ vai trò chính, quyết định các công việc điều hành của VEAM. Tuy nhiên, ông Hà đã thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ được giao, buông lỏng quản lý, quyết định những chủ trương, chiến lược hoạt động của VEAM không đúng các quy định pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước.
Từ năm 2007 đến 2013, tổng Giám đốc VEAM qua các thời kỳ đã có 7 lần bảo lãnh cho Công ty cổ phần thương mại vận tải VEAM (Vetranco) vay tiền tại các ngân hàng, ký hợp đồng thương mại và cho Vetranco vay tiền theo hạn mức trái quy định để ký các hợp đồng kinh doanh mua bán hàng hóa.
Theo kết luận, tổng giá trị bảo lãnh được tính tại các văn bản là 193 tỷ đồng. Việc bảo lãnh cho công ty con vay ngân hàng trái quy định của VEAM đã gây thiệt hại hơn 75 tỷ đồng.
Lãnh đạo của VEAM còn bị cáo buộc phê duyệt dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung và ký một số hợp đồng khác có nhiều sai phạm, gây thất thoát hơn 56 tỷ đồng; quyết định chủ trương đầu tư số tiền 400.000 USD để phát triển sản phẩm mới không đúng quy định pháp luật gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng.
Hàng trăm người sập bẫy khi đổ tiền vào dự án "ma" Theo cơ quan điều tra, tính đến thời điểm hiện tại đã có 397 người ký hợp đồng với nhóm do Phạm Thị Tuyết Nhung cầm đầu. Theo đó, đã thanh toán 534 tỷ đồng, để mua đất nền của các dự án "ma" ở TPHCM. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề...