Vào TPP – cơ hội vàng cho chăn nuôi
Trong khi nhiều nhận định cho rằng, khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi, nhưng trao đổi với Dân Việt, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng: Vào TPP là cơ hội không thể tốt hơn để chúng ta đổi mới triệt để ngành chăn nuôi trong nước.
Ông Vân cho biết: Câu chuyện hội nhập đã được xác định từ lâu và đây cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới. Riêng “sân chơi” TPP chúng ta đã chính thức bước vào, nhưng nhiều lĩnh vực vẫn có thời hạn để giúp cho doanh nghiệp và người dân “làm quen” đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi luôn được xác định là lĩnh vực dễ tổn thương nhất, nhiều mặt hàng mức thuế cũng có lộ trình chứ không phải về 0% ngay lập tức. Về cơ hội, khi tham gia vào “sân chơi” chung này, Việt Nam sẽ dễ tiếp cận được với khoa học công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới cũng như làn sóng đầu tư của các nước vào ngành chăn nuôi.
Nếu nắm bắt được cơ hội, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ sớm hội nhập và cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm tiên tiến của thế giới. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã sang tham qua và có ý định đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.
Bên cạnh những cơ hội mở ra, nhiều chuyên gia đều nhận định chăn nuôi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất, ông có thể cho biết khi tham gia TPP chăn nuôi sẽ có những thách thức gì?
Công nhân chăm sóc gà giống lai chọi tại trang trại chăn nuôi của anh Phạm Đình Dừa ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương. ảnh:Trần Quang
- Đúng là ngoài những cơ hội, khi hội nhập TPP cũng mang đến rất nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam khi mà cả chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình thức sản phẩm của chúng ta đang thua kém so với nước ngoài. Hiện nay, phần lớn giá thành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là điều bất lợi khi chúng ta cạnh tranh tại một “sân chơi” chung. Mặt khác, công nghệ chế biến, đặc biệt là chế biến sâu trong lĩnh vực chăn nuôi còn rất yếu kém.
Như vậy là ngành chăn nuôi vẫn còn rất nhiều tồn tại nhưng theo ông đâu là điểm yếu nhất?
Video đang HOT
Cục Chăn nuôi xác định, thịt lợn vẫn là chính, nhưng thời gian tới sẽ giảm cơ cấu xuống còn 60 – 62% (hiện tại vẫn chiếm hơn 70%). Đồng thời, tăng cơ cấu sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm nhưng vẫn phải phụ thuộc vào thị trường. Một giải pháp quan trọng nữa là chúng ta sẽ hạn chế tăng về số lượng vật nuôi, mà tập trung vào chất lượng bao gồm chất lượng sản phẩm và cả con giống. Ông Hoàng Thanh Vân
- Tôi cho rằng, điểm yếu nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là giá thành sản xuất còn cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nếu nói về chi phí kỹ thuật so với các nước, Việt Nam có thể cạnh tranh được, thậm chí có những trang trại lớn đã ngang ngửa với các nước tiến tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, yếu tố làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi cao chính là quá nhiều khâu trung gian trong quy trình sản xuất, từ khâu trung gian của con giống đến thức ăn, thuốc thú y, giết mổ, cho tới lưu thông, phân phối…
Trong khi đó, sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, chưa theo chuỗi giá trị mà bị cắt khúc, mỗi công đoạn người sản xuất lại phải tính toán để có một lợi nhuận nhất định nên buộc phải đẩy giá thành lên cao với mức chi phí cho khâu trung gian luôn dao động ở mức trên dưới 20%.
Vậy theo ông, khi bước vào “sân chơi” lớn TPP, chúng ta cần phải có giải pháp gì để đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước phát triển?
- Trong năm 2014, Bộ NNPTNT đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dù mới triển khai được một thời gian ngắn, nhưng đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cho ngành chăn nuôi, thể hiện ở số lượng, sản lượng vật nuôi đều tăng và việc áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi đang được quan tâm.
Tuy nhiên, thách thức của ngành chăn nuôi còn rất lớn, nên để ngành chăn nuôi phát triển bền vững khi tham gia TPP, tôi cho rằng việc quan trọng nhất là phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong 4 nhóm giải pháp lớn đặt ra của mục tiêu tái cơ cấu ngành chăn nuôi là phải rà soát, tính toán lại cơ cấu sản phẩm để cân đối chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò… cho hợp lý và phát huy lợi thế của từng khu vực. Một “khe cửa hẹp” khi tham gia TPP được nhiều người nhắc tới là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, hướng tới các loại vật nuôi đặc sản, vật nuôi có lợi thế và hướng tới các sản phẩm tươi sống…
Theo ông, xu thế chăn nuôi tới đây, cần hướng tới những xu thế nào để vừa đảm bảo sức cạnh tranh, vừa phát triển bền vững, tạo thu nhập tốt cho người chăn nuôi?
- Chúng tôi cũng xác định năm 2016 là năm đầy thách thức khi hội nhập quốc tế. Sẽ có rất nhiều sản phẩm chăn nuôi của nước ngoài vào Việt Nam và rất nhiều sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh về mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm… kinh nghiệm này đối với ngành chăn nuôi của chúng ta chưa có nhiều.
Để giải quyết được vấn đề này, mấu chốt là phải nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm khi triển khai tái cơ cấu. Ngoài ra, cần phải tổ chức lại sản xuất để vừa hạ giá thành sản phẩm, vừa đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến tới loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi. Mặt khác, cũng cần tiếp cận khoa học công nghệ mới để chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Thịt gà ngoại giá rẻ gấp 4 lần gà nội
Theo khảo sát của phóng viên, tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, thịt gà ngoại đang có giá rể gấp 4 lần so với gà trong nước.
Thịt đông lạnh nhập khẩu không còn là "của hiếm" trên thị trường. Người tiêu dùng có thể vào bất kỳ siêu thị nào trên địa bàn TP là mua được các loại thịt đông lạnh ngoại như bò Úc, bò Mỹ, gà Hàn Quốc, gà Mỹ, gà Brazil... Điều đáng nói, gà đông lạnh nhập khẩu thường nhập riêng từng bộ phận như chân, cánh, đùi... nên người mua rất dễ lựa chọn để chế biến món ăn tùy thích. Cũng bởi vậy, lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu bán ra thậm chí còn cao hơn lượng gà trong nước.
Thịt gà nhập khẩu bày bán tràn lan tại siêu thị với mức giá rẻ hơn nhiều lần gà nội
Tại các siêu thị, giá gà nhập khẩu trong siêu thị rất rẻ dao động mức 30.000 - 50.000 đồng/kg. Mặt hàng gà nhập ngoại trong Siêu thị cũng hết sức đa dạng và phong phú từ cả con gà tới đùi, cánh, xương... So với gà công nghiệp Việt Nam gà "nhập" rẻ hơn 2 lần. Gà công nghiệp Việt Nam giá từ 50.000 đồng tới 80.000 đồng.
Các sản phẩm gà quay nguyên con, đùi gà rán cũng rất được ưa chuông giá thành thấp, dao động từ 50.000 tới 120.000 đồng/con. So với "gà chạy bộ" thì giá gà nhập khẩu Mỹ rẻ hơn gần 4 lần.Theo khảo sát tại một số chợ bán gà tươi sống trên địa bàn Hà Nội.
Khảo sát cho thấy, giá gà tại các trang trại phía Bắc ở mức 22.000-25.000 đồng/kg, phía Nam 21.000-22.000 đồng/kg. Theo một người bán hàng tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Gà vườn bán mức giá từ 100. 000 - 130.000/ kg. Còn gà đồi, gà nhà... (gà ngon) giá giao động từ 150.000 - 200.000 đồng/ kg".
Nhiều người tiêu dùng cho rằng thay vì đi mua gà nhập khẩu tại các siêu thị tôi thích ra chợ mua gà vì gà tươi, sống, ngon, thịt dai, ngọt, còn gà trong siêu thị không biết đã nhập về từ bao lâu, chất lượng ra sao? Đầu vào khó tin tưởng?
Việc thịt ngoại tràn ngập thị trường đã khiến giá các sản phẩm chăn nuôi trong nước liên tục giảm sâu. Gà lông màu, gà Tam hoàng vốn được xem là thế mạnh của ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đang bị "cơn bão" gà ngoại "đè bẹp", rớt giá thê thảm chỉ còn từ 48.000 đồng/kg hiện chỉ còn 38.000 đồng/kg.
Theo các nhà nhập khẩu, sở dĩ giá thịt ngoại rẻ hơn thịt nội là do các sản phẩm như đùi gà, cánh gà, chân gà hay tim, phín, lưỡi bò... là phụ phẩm ở nước ngoài, nhưng lại là những sản phẩm "đặc sản" đối với người dân Việt Nam.
Dù cơ quan chức năng khẳng định, đã kiểm soát tốt, kiểm soát chặt việc nhập khẩu thịt đông lạnh từ các nước, nhưng với mức giá rẻ bất ngờ cùng sự yếu kém về hàng rào kỹ thuật như hiện nay, nhiều đối tượng vẫn lợi dụng kẽ hở để tuồn những lô hàng thực phẩm "bẩn" về nước tiêu thụ. Bằng chứng là lực lượng chức năng đã bắt nhiều lô chân gà đông lạnh Trung Quốc, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Theo Người tiêu dùng
Nuôi gà đồi cho lợi nhuận cao Với 1.000 con gà nuôi thả đồi, nếu thuận lợi và không bị dịch bệnh mức lợi nhuận có thể đạt khoảng 60 triệu đồng sau 4 tháng nuôi. Với lợi thế đồi rừng, bãi chăn thả rộng, hộ gia đình anh Vũ Hùng Phương, thôn Hoa Sơn, xã Nam Sơn (Sóc Sơn) đã chú trọng phát triển chăn nuôi gà đồi theo...