Vào thế giới “Tây đen”…
Nhiều người nước ngoài gốc Phi (thường gọi là Tây đen) sang Việt Nam thông qua đường xuất khẩu lao động hay vượt biên trái phép để làm những công việc không giống ai
Chung cư Khang Gia ( quận Gò Vấp), khu chợ Cầu (quận 12), phố Bùi Viện (quận 1),… là những địa chỉ mà “Tây đen” tụ tập nhiều ở TP HCM. Họ không nghề nghiệp, suốt ngày ngồi hàng quán chứ không hề ở công xưởng như lời kê khai thủ tục lúc nhập cảnh. Điều gì đang diễn ra?
Trai bao…
Sau vụ công an bất ngờ kiểm tra hành chính người gốc Phi lưu trú bất hợp pháp hôm 29-12-2015 vừa qua, không khí về đêm tại khu vực chung cư Khang Gia (đường Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp) có trầm lặng đi đôi chút. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít gã “Tây đen” trong vòng tay ôm ấp của những phụ nữ sồn sồn.
Hai gã gốc Phi đứng đường đợi “khách” Ảnh: LÊ PHONG
Trong các đêm từ 1 đến 3-1, nhiều người gốc Phi vẫn tụ tập ở các quán cà phê, quán nhậu gần chung cư Khang Gia. Họ đa phần đều ăn mặc bảnh bao, sử dụng những chiếc xe tay ga đắt tiền, ánh mắt láo liên nhìn ra bên ngoài. “Trước đây, họ thường gây sự rồi đánh nhau ì xèo, giờ thì đỡ hơn rồi. Mấy ngày nay, tôi chỉ thấy một số người da đen chở các bà sồn sồn đi chơi thâu đêm suốt sáng rồi lại về chung cư nghỉ. Tôi thấy kỳ quá, những bà đó có gia đình hết rồi, không hiểu sao lại đi cặp kè với mấy người da đen…” – ông H., ngụ chung cư Khang Gia, ái ngại.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số người gốc Phi không giấy tờ tùy thân, sau kiểm tra hành chính vẫn có mặt tại chung cư Khang Gia là nhờ được các “quý bà” bảo lãnh. Trường hợp Alex S. (39 tuổi, quốc tịch Nigeria) là một điển hình.
S. cho biết anh ta được bạn bè giới thiệu và đi theo đường xuất khẩu lao động sang Việt Nam hơn 1 năm nay. S. đang ở với 3 người bạn tại một căn hộ chung cư trên địa bàn quận Gò Vấp. Khi sang
TP HCM, S. đi phụ bán hàng cho một người bạn tại shop thời trang trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp. S. kể vì nhà ở Nigeria nghèo nên khi được bạn rủ sang Việt Nam, anh ta đã làm thủ tục đi theo. Hiện S. có một mối tình “già nhân ngãi non vợ chồng” với một phụ nữ ở khu vực chung cư Khang Gia nên “mọi thứ nói chung là tốt” – như lời anh ta thừa nhận.
S. còn khoe có người đồng hương tên tiếng Việt là Phi. Phi có một bạn gái tên M. (khoảng 46 tuổi). Hai người thường chở nhau đi chơi, đến sáng mới về chung cư. Từ giới thiệu của S., chúng tôi đã tiếp cận và trò chuyện với bà M. Bà M. thừa nhận Phi chính là tình nhân của bà. Theo bà M., sau khi ly dị chồng, bà tình cờ quen biết rồi kết bạn với Phi. Tên Phi là do bà đặt cho gã tình nhân da đen này “để tiện xưng hô”.
Video đang HOT
… và đứng đường!
Theo bà M., không chỉ bà mà nhiều phụ nữ trạc tuổi 45-50 khác cũng tìm đến những người gốc Phi để mua vui. Nhiều người đã không ngần ngại bỏ tiền ra mở nhà hàng, quán cà phê… cho tình nhân làm ăn.
“Một số người gốc Phi khi sang đây không có chỗ ăn, chỗ ở nên chỉ còn cách gia nhập đường dây mại dâm nam để kiếm tiền sống qua ngày. Người nào cặp kè với các bà lắm tiền thì có cuộc sống khá hơn, thậm chí may mắn thì được tình nhân mở cho cái quán cà phê, shop quần áo…” – bà M. cho biết.
Đúng như lời bà M, theo quan sát của chúng tôi, lúc 1 giờ ngày 4-1, tại các nhà nghỉ trên đường Phan Huy Ích, Quang Trung (quận Gò Vấp), các “quý bà” cùng những gã gốc Phi ra vào tấp nập. Quản lý một khách sạn trên đường Phan Huy Ích cho hay họ đều là khách hàng quen thuộc của khách sạn này ít nhất từ một năm nay. “Họ vào đây thường xuyên đến mức chủ khách sạn cho “quy chế” 4 tháng mới thanh toán tiền phòng một lần” – người quản lý này tiết lộ.
Trong nhiều ngày có mặt tại phố Tây Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), chúng tôi nhận thấy không ít người gốc Phi thường rảo qua, rảo lại những nhà hàng, quán bia có nhiều khách là phụ nữ đứng tuổi. Người dân sống ở đây khẳng định họ biết rõ công việc của các gã “Tây đen” này. Bà Hoa (ngụ ở khu Bùi Viện) quả quyết: “Họ là “phi công trẻ” đi tìm “máy bay bà già” đó. Mấy cha “Tây đen” này có làm ăn gì đâu, tối ngày vui chơi rồi tìm những bà lớn tuổi gạ đi khách!”.
Để chứng minh, bà Hoa đã cho chúng tôi số điện thoại của một người gốc Phi có tên tiếng Việt là Tùng và bảo hãy tìm hiểu. Sau vài tin nhắn, Tùng đồng ý gặp trực tiếp chúng tôi. Đúng hẹn, một người đàn ông cao to, da đen bóng và đầu trọc đến quán bia bệt ở khu Bùi Viện. Chúng tôi gợi chuyện: “Chị chủ công ty chúng tôi đang cần tìm một người như anh để đi chơi, chăm sóc…”. Chưa nghe hết câu, gã “Tây đen” tên Tùng nhanh nhảu: “Một chuyến thì 20 USD, qua đêm 45 USD”.
Nghe chúng tôi chê mắc, Tùng phân bua: “Tụi tôi đáp ứng hết mà. Giá vậy là hữu nghị. Một đêm bình thường với tụi tôi lên đến vài triệu đồng. Có người cặp bồ luôn, mấy cô còn cho nhà, cho mặt bằng để làm ăn nữa kìa”.
Dù ra giá cao là vậy nhưng Tùng lại hiện nguyên hình là gã trai đứng đường khi thừa nhận: “Lúc không có khách, bọn tôi thường đi lang thang từ Bùi Viện ra Công viên 23-9 để tìm. Mấy bà muốn tìm người qua đêm hay ra khu vực này để lựa hàng. Đứng ở đó gần như đêm nào cũng có khách” – Tùng nói.
Tùng cho rằng nhiều phụ nữ đứng tuổi hiện nay có xu hướng “nghiện” trai da đen. Vì thế, anh ta và nhiều người gốc Phi kéo nhau qua đây kinh doanh “vốn tự có”.
Nghi ngờ liên quan đến các đường dây lừa đảo, ma túy…
Ngày 4-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP HCM, cho biết liên quan đến đợt kiểm tra hành chính ở chung cư Khang Gia, đơn vị này còn đang phối hợp với lực lượng chức năng để làm rõ có hay không hành vi phạm pháp của một số “Tây đen” bị tạm giữ hôm đó.
“Chúng tôi nghi ngờ một số người liên quan đến các đường dây lừa đảo, ma túy, mại dâm nam…” – ông Tiến nói.
SỸ HƯNG – LÊ PHONG
Theo_Người lao động
Tranh cãi gay gắt về lăng mộ vua Quang Trung
Các nhà nghiên cứu mới đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau về lăng mộ vua Quang Trung tại hội thảo khoa học Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế.
Tại hội thảo khoa học "Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế" các nhà nghiên cứu đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau: Một nhóm tác giả cho rằng có cung điện Đan Dương tại Huế- sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác đã phản bác điều này.
Hội thảo do Sở VHTTDL và Hội Khoa học lịch sử (KHLS) Thừa Thiên- Huế tổ chức vào chiều 30.10. Đây là hoạt động nhằm đánh dấu chặng đường nghiên cứu về một di tích quan trọng thời Tây Sơn có liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung.
Các nhà nghiên cứu khảo sát những dấu tích cung điện Đan Dương sáng 30/10. Ảnh An Sơn.
Lăng vua Quang Trung ở Huế?
Trong số 9 nhà nghiên cứu viết bài tham luận tại hội thảo, có 5 người cho rằng có cung điện Đan Dương- sơn lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung tại Huế và đề xuất hướng bảo tồn, phát triển du lịch. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Hội KHLS Thừa Thiên- Huế) dựa trên tài liệu của một số nhân chứng phương Tây cho rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát có xây cung điện ở Nam sông Hương, tức phủ Dương Xuân. Trên cơ sở đó, cùng với tư liệu trong nước, ông Xuân khẳng định, cung điện này nằm gần chùa Thiền Lâm (150 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP.Huế).
Ngoài ra, từ một chú thích trong bài thơ "Cảm Hoài" của Ngô Thời Nhậm cho biết là "Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta", ông Xuân nói Đan Dương là tên của một cung điện tương ứng với cung điện trên. Mặt khác, theo ông Xuân, thượng thư thời Cảnh Thịnh của vương triều Tây Sơn là Phan Huy Ích trong một bài thơ cho biết, quân quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên chiếm chùa Thiền Lâm làm dinh cơ có chú thích "Lúc bấy giờ bọn tiểu giám giữ lăng thường đến hầu". Với thông tin này, ông Xuân khẳng định, lăng được triều đình cử người canh giữ đó là lăng của hoàng đế Quang Trung, có địa chỉ rất gần với chùa Thiền Lâm.
Kết nối từ những bí ẩn của lịch sử, ông Xuân cho biết, phủ Dương Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát qua thời "binh loạn" bị "mất tích" là vì Tây Sơn chọn làm cung điện đặt tên là Đan Dương và sau khi vua Quang Trung qua đời, cung điện này là nơi an táng nhà vua.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định cung điện Đan Dương là nơi chôn cất Hoàng đế Quang Trung. Ảnh An Sơn.
Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh (Hội KHLS Thừa Thiên- Huế) cho rằng, ngoài bài thơ Cảm Hoài của Ngô Thời Nhậm có chú thích "Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta", thì trong bài "Văn tế vua Quang Trung", hoàng hậu Ngọc Hân cũng nhắc đến điện Đan Dương (Cung Đỏ): "Sương pha Cung Đỏ, hoen phấn mờ sương". Ngô Thời Nhậm trong bài thơ "Đạo ý" cũng có viết ba chữ "Vọng Đan Dương" như là một danh từ riêng, nên ông Vĩnh cho rằng Phú Xuân- Huế có tồn tại một cung điện Đan Dương.
TS. Nguyễn Nhã (Hội KHLS Việt Nam) cũng tán thành kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đắc Xuân và đề xuất giải pháp phát triển du lịch ở vùng cố đô Phú Xuân của vương triều Quang Trung.
Chưa đủ chứng cứ khoa học
Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy (Hội KHLS Thừa Thiên- Huế) đã rất công phu trong việc khảo tả các văn bản chữ Hán của Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích cùng một số trước tác khác có đề cập về hai chữ "Đan Dương" và đã đưa ra kiến giải khác. Tác giả này cho rằng, cả 2 bài thơ của Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích đều là văn bản không chuẩn. Câu thơ quan trọng nhất được nhiều người trích dẫn là "Đan Dương cung điện phụng ngã (2 chữ để trống) tiên hoàng tàng bảo y chi sơn...", chữ "ngã" tự dạng rất giống chữ "vũ". Nếu có bản gốc đầy đủ số chữ và chính xác từng chữ thì không thể dịch là "Cung điện Đan Dương là sơn lăng kính giữ bảo y tiên hoàng ta".
Về nguyên tác của Phan Huy Ích, ông Huy cho biết, có chữ "Nghi" do viết nhầm nên bị gạch và viết thêm chữ "Tuyên" (Bùi Đắc Tuyên). Ông Huy nói, văn bản này do người đời sau chép và chú giải thêm vì thơ xưa không có chú thích. Tác giả này cũng khẳng định hai chữ "binh loạn" được ghi trong sách "Đại Nam nhất thống chí" là để chỉ sự kiện quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân đầu năm 1775, còn về Tây Sơn sử sách triều Nguyễn đều gọi là "ngụy". Cũng theo ông Huy, chùa Thiền Lâm vào đầu thế kỷ XIX được trùng tu khang trang, nên những di vật của ngôi chùa cổ này la liệt khắp nơi là do chùa bị phá vào cuối thế kỷ XIX khi mở Nam Giao tân lộ (nay là đường Điện Biên Phủ, TP.Huế). Về chữ "Tiên" xuất hiện tại khu vực này không đủ cơ sở để kết luận có liên quan đến công chúa Ngọc Hân.
Nhà nghiên cứu Võ Vinh Quang (Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) đã công phu khảo sát các văn bản chữ Hán để tìm ra giá trị đích thực của các bài thơ Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích liên quan đến cung điện Đan Dương. Theo ông Quang, các văn bản này đều do người đời sau sao chép, phần lớn là từ thời Tự Đức về sau nên độ tin cậy không cao. Tác giả đã đưa ra 5 văn bản có chữ "Đan Dương" và chứng minh "Đan Dương" hoặc "Đan Lăng" là danh từ chung, là nhằm chỉ lăng tẩm của bậc đại vương chứ không phải tên ngôi lăng của vua Quang Trung. Nếu "đan" là chỉ màu son đỏ, thì ngôi điện, ngôi lăng ở đây chỉ về màu sắc chứ không có ý đề cập đến khu di tích thuộc về hoàng đế Quang Trung.
Theo PGS.TS Đỗ Bang (Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam), nhóm thừa nhận cung điện Đan Dương và lăng Đan Dương tuy đã trưng dẫn nhiều tư liệu quan trọng và lý giải theo hướng chứng minh nhưng vẫn chưa đủ chứng cứ để xác lập tuyến di tích kết nối theo dòng lịch sử từ phủ Dương Xuân thời chúa Nguyễn đến cung điện Đan Dương và lăng Đan Dương thời Tây Sơn. "Việc phá hủy các công trình kiến trúc ở khu vực ấp Bình An cho là diễn ra sau khi triều Tây Sơn sụp đổ (1801) là chưa thuyết phục. Những di vật, văn bản sưu tầm tại địa phương cùng địa danh và truyền thuyết ở vùng đất này để lại chưa thể xác lập về một khu di tích thời Tây Sơn. Vấn đề tiếp cận văn bản Hán Nôm có liên quan đến Đan Dương còn hạn chế và có phần sai sót nên khẳng định về cung điện Đan Dương là hơi sớm"- ông Bang khẳng định.
Theo An Sơn/Dân Việt
Đường phố Sài Gòn "chìm" sâu sau mưa lớn Cơn mưa lớn kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM bị ngập chìm trong biển nước, xe chết máy hàng loạt. Hàng ngàn người không dám vượt qua nước ngập phải đưa xe lên vỉa hè đợi nước rút, một số người thì quay đầu xe tìm hướng đi khác. Ghi nhận của PV...