Vào ‘thánh địa’ loài sâm quý nhất thế giới
Đến tận nơi kiểm chứng mối quan hệ trân trọng nhau tới mức hiếm thấy giữa doanh nghiệp sở hữu vùng sâm với đồng bào các thôn làng Xê Đăng bản địa dưới đỉnh núi Ngọc Linh, chúng tôi thấm thía ý nghĩa của những từ “ quốc bảo”, “quốc kế dân sinh” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành tặng cho loài sâm Ngọc Linh quý giá.
Độc đạo dốc đứng lên “thánh địa sâm”
Hơn hai thập kỷ trước, khi trở thành phóng viên báo Tiền Phong đầu tiên trên Tây Nguyên, tôi đã được biết tới công dụng tuyệt vời của sâm Ngọc Linh.
Thuở ấy công tác ngang dọc liên tỉnh, thậm chí xuyên Việt bất kể nắng mưa với chiếc xe máy “cánh én” cà tàng, tôi cùng đồng nghiệp thường phóng xe mỗi ngày vài trăm cây số. Lắm khi việc gấp, chỉ cần ngậm một đốt sâm Ngọc Linh đắng, dịu ngọt hậu, là có thể tỉnh táo chạy suốt từ sáng tới chiều không nghỉ, không đói, cũng chẳng mệt mỏi chút nào.
Ngày càng nhiều người biết rõ công dụng đa năng của loài sâm đặc hữu nên ráo riết săn lùng. Sâm Ngọc Linh từ chỗ “nhiều như khoai” trở nên khan hiếm. Mỗi nhóm trai làng cả chục người phải lội bộ cả ngày khắp núi gần rừng xa mới đem về được vài lạng củ. Tuy vậy, dịp công tác “ba bốn cùng” nào về thôn làng vùng sâu, chúng tôi cũng được đồng bào yêu quý dúi cho những củ sâm Ngọc Linh to nặng, mắt dày tới đôi ba chục năm tuổi. “Nhà báo phải đi nhiều, viết nhiều, dùng sâm này ngâm rượu uống thì không sợ đi mỏi cái chân, viết mỏi cái tay nữa”.
Cũng nhờ vậy, mà “hầm rượu” nhà tôi thêm phần “số má”. Anh em bạn bè đồng nghiệp Bắc vào Nam ra ai cũng thích ghé chơi. Cứ tì tì xoay vòng cả chục hũ rượu ngâm các loại, kẻ ngà ngật nào chưa say sẽ được thưởng một, hai ly rượu óng vàng thơm ngát chiết từ bình sâm Ngọc Linh, chiêu vào lại tỉnh như sáo. Ngoài nhiều cuộc rượu lai láng thơ ca, còn có những đêm quây quần nghe mấy cụ về hưu kể chuyện thời kháng chiến kém dinh dưỡng thiếu thuốc men, loại sâm đốt trúc Khu 5 tốt như thần dược này đã cứu mạng biết bao thương binh sức cùng lực kiệt.
Lần nọ nhóm văn thi sĩ Hà thành “đi chơi với gió” khuya lắc khuya lơ lẻn khỏi khách sạn Đam San tới gõ cửa, lấy cớ “kiểm tra” củ sâm Ngọc Linh liệu có thật “danh bất hư truyền”?! Mấy hôm sau báo “Văn nghệ già” xuất hiện một bút ký dài thậm thượt về phép thưởng rượu của Nguyễn Việt Hà – chàng cán bộ ngân hàng tài hoa vừa hiện hình nhà văn lừng danh sau tiểu thuyết “Cơ hội của Chúa”. Trong bút ký, Nguyễn Việt Hà hào hứng luận về tục tửu, tiên tửu, hưng phấn khen ai chưa đến hầm rượu nhà tôi thưởng thức cho được món tiên tửu Ngọc Linh nhớ đời, hẳn chưa hiểu hết Tây Nguyên …
Tiếng lành đồn xa, dân tình ào ào lùng mua sâm Ngọc Linh. Khi đó, giá củ sâm Ngọc Linh vài trăm nghìn đồng một ký phơi khô, đong đầy 1 rổ. Vì nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên tàn lụi, đám lừa đảo cơ hội mọc lên, nên nhiều người chuốc lấy vị đắng không phải từ sâm, mà từ củ Tam thất giả sâm từ bên kia biên giới phía Bắc tràn vào, ai không rành khó phân biệt được. Thậm chí bọn bất lương còn lừa bán cho khách loại sâm Ngọc Linh đã ngâm rút hết tinh chất, trơ “xác không hồn”, luồn thêm đinh sắt vào lõi củ cho nặng.
Hai anh em Hoàn-Hảo chủ vườn sâm Ngọc Linh
Đường lên “thánh địa” vút cao
Video đang HOT
Hiếm người biết vào những năm tháng đó, chàng trai Trần Hoàn quê Hà Nam sinh năm 1975 đã sớm nhìn thấy loài sâm đặc hữu của vùng núi cao này đứng trước mối nguy tuyệt chủng. Anh lặn lội khắp rừng sâu núi thẳm tìm cách nhân giống sâm Ngọc Linh, liên kết với đồng bào tạo dựng vùng sâm nơi phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng. Sau nhiều năm tháng kiên trì gây dựng, tới nay, Trần Hoàn không chỉ trở thành chủ vườn sâm Ngọc Linh lớn nhất nước, mà còn là ân nhân của hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc Xê Đăng nghèo sống quanh rặng núi cao nhất bắc Tây Nguyên, quanh năm mây phủ.
Sau vài lần hẹn sẽ sắp xếp với các báo đài muốn tận mắt chứng kiến vườn sâm, lãnh đạo Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum mới chốt được thời điểm đưa ra lời mời. Sáng Chủ nhật 16/9/2018, hàng chục chiếc ô tô gầm cao biển số nhiều tỉnh thành nối nhau rời phố núi Kon Tum trực chỉ vương quốc sâm Ngọc Linh.
Cách thành phố Kon Tum 110 km, con đường nhựa chạy qua 3 huyện hẹp dần, đa phần lên dốc ngoằn ngoèo chót vót, mỗi lúc một cao hơn. Nắm chắc vô lăng, tài xế Dương Tuấn đến từ Đắk Lắk than chưa từng lái trên chặng đường nào liên tục lên cao, dốc gắt thế này. Đã có chiếc Ranger 2 cầu hụt hơi, hỏng máy, phải bỏ cuộc giữa chừng.
Lên tới bình độ 2.000 mét, khí hậu trở nên mát lạnh, mây xanh thẳm, nắng trong veo. Qua nhiều chốt gác và lớp cổng bảo vệ nghiêm ngặt vườn sâm mới hiện ra trước mắt chúng tôi dưới tán rừng sẫm biếc. Bước qua những bậc thang thô sơ lập tức thấy ngay vườn ươm giống với hàng triệu cây sâm non mơn mởn xếp ken chặt trên giàn. Phủ kín các sườn núi thoai thoải chập chùng, là hàng vạn luống sâm đang vào mùa rụng lá, ngủ yên trong vòm che kỹ lưỡng dưới tán rừng già tĩnh lặng, đi hoài chưa thấy đâu là điểm cuối. Cánh phóng viên ai cũng ngỡ ngàng, trầm trồ trước quy mô đầu tư quá lớn và bài bản của “thánh địa Sâm” độc nhất vô nhị.
Giản dị thư sinh trong màu áo sơ mi chẳng khác gì nhóm phóng viên trẻ, cả hai anh em Trần Hoàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum), và Trần Hảo (Phó tổng giám đốc Công ty) thân chinh dẫn các phóng viên “mục sở thị” vườn sâm “quốc bảo” và cởi mở kể chuyện “cứu Sâm” cho chúng tôi nghe. Chuyện rằng, …
(Còn nữa)
Theo Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)
Cần biến "quốc bảo" sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh
Đo la môt trong nhưng thông điêp ma Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đa nhấn mạnh tại hội nghị "Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác" diên ra ơ Kon Tum ngày 6.9.
Cu thê, tai hôi nghi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "63 tỉnh thành của Việt Nam đều có thể phát triển dược liệu với 5.000 loại cây, con, sinh vật biển, khoáng vật không chỉ để làm thuốc chữa bệnh mà còn làm giàu. Chúng ta đang đứng trên đống thuốc và chung ta tự hào vì điều đó, nên cần vận dụng phát triển Tây y kết hợp với cây dược liệu, đừng để y học cổ truyền mai một - Đây là thông điệp tôi muốn gửi đến ngành dược tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Đặc biệt, cần biến "quốc bảo" sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh".
Biến "quốc bảo" thành quốc kế dân sinh
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết: "Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu - Bộ Y tế về đa dạng sinh học, trên địa bàn tỉnh có khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có 35 loài, thuộc 27 họ thực vật thuộc diện quý hiếm cần được bảo tồn. Đây là tiềm năng và lợi thế vô cùng to lớn tại địa phương".
Xác định được tầm quan trọng, những năm qua công tác bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các loại dược liệu được tỉnh Kon Tum định hình, tập trung trồng nghiên cứu, thực nghiệm, phát triển cây dược liệu thế mạnh. Trọng tâm là địa bàn 3 huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei và Kon Plông, được trồng các loài dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, đảng sâm, đương quy, ngũ vị tử, sa nhân tím, lan kim tuyến...
Đặc biệt, cây sâm Ngọc Linh là cây đặc hữu chỉ có ở Kon Tum và Quảng Nam, co giá trị kinh tế hết sức to lớn. Đến nay, tỉnh đã có 9 xã ở 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh cũng đã được Thủ tướng công nhận sản phâm quốc gia.
Thủ tướng Nguyên Xuân Phuc tham quan khu trưng bày các sản phẩm tư sâm Ngọc Linh.
Theo ông Tuấn, từ những năm 1995 tỉnh Kon Tum đã tổ chức đánh giá về sâm Ngọc Linh, thực hiện công tác bảo tồn trên dãy núi Ngọc Linh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hơn 500ha, dự kiến đên năm 2030 có khoảng 10.000ha sâm Ngọc Linh và 15.000ha dược liệu khác.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tỉnh Kon Tum đã có kế hoạch tổng thể và chi tiết phát triển các loại cây dược liệu trên địa bàn. Thủ tướng rất ấn tượng với tinh Kon Tum khi không chỉ giàu bản sắc văn hóa mà còn giàu tiềm năng cây dược liệu. Đặc biệt là sâm Ngọc Linh, là món quà của núi rừng linh thiêng đã ban tặng cho Kon Tum.
"Nếu nói sức khỏe là vàng thì sâm Ngọc linh còn quý hơn vàng vì ngoài giá trị về sức khỏe, loai sâm nay còn ẩn chứa tiềm năng kinh tế to lớn. Đồng thời là cơ hội khẳng định niềm tự hào dân tộc tương tự như Hàn Quốc đã làm với nhân sâm. Cái quý của sâm Ngọc Linh là cây sâm có rất nhiều hợp chất saponin mà các loại sâm khác trên thế giới không có được", Thủ tướng nói.
Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi đến Kon Tum với niềm tin là chúng ta có thể đưa "quốc bảo" sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh, là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu và thực phẩm chức năng, có thê cạnh tranh với các cường quốc tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Để sâm Ngọc Linh, từ "quốc bảo" quý hiếm đến quốc kế dân sinh cần lưu ý 3 vấn đề: Bảo tồn giữ gìn sự quý hiếm; Tạo ra nhiều sản phẩm, chế phẩm từ sâm Ngọc Linh; Giải quyết nhiều việc làm, nhiều người được hưởng lợi và thu ngân sách cho Nhà nước".
Giải pháp để sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới?
Thời gian qua, có một số dự án di thực cây sâm Ngọc Linh đến nhiều tỉnh thành có khí hậu tương tự để mở rộng mô hình trồng sâm Ngọc Linh, tuy nhiên theo đánh giá chung thì hầu hết không phù hợp. Nếu không thận trọng, thương hiệu sâm Ngọc Linh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa kể tình trạng sâm giả trà trộn với sâm thật "gây đau đầu" các nhà quản lý và người có nhu cầu mua sâm chính hiệu.
Theo ông Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế): "Sâm Ngọc Linh được xác định là sản phẩm quốc gia, tuy nhiên việc bảo tồn và phát triển ở quy mô nhỏ như hiện nay là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của cây đặc hữu. Bên cạnh đó, việc di thực sâm Ngọc Linh cần có nhiều nghiên cứu tránh làm ảnh hưởng đến thương hiệu sâm Ngọc Linh do thay đổi thổ nhưỡng, dẫn đến giảm chất lượng và hàm lượng. Do vậy, cần có cơ chế, chính sách hoàn thiện vừa phát triển sâm ngọc linh, vừa bảo vệ và nâng cao giá trị thương hiệu".
Tỉnh Kon Tum kết ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu.
Bàn về vấn để mở rộng cây sâm Ngọc Linh, ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNN) cho rằng: "Theo quy hoạch vùng sâm Ngọc Linh ở Kon Tum đạt hơn 30.000ha nhưng hiện nay chỉ đạt khoảng 500ha là chưa tương xứng. Để thuận lợi mở rộng diện tích, đề nghị câp trên hỗ trợ về nguồn lực phát triển, có các gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp và người dân đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Mặt khác, đề nghị Chính phủ cho tinh Kon Tum thí điểm đầu tư kinh doanh kết hợp với bảo tồn sâm Ngọc Linh trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh".
Liên quan đến việc bảo hộ sâm Ngọc Linh, TS. Hoàng Hà (Công ty TNHH Nghiên cứu, ứng dụng và quản lý KHCN Trí tuệ Việt Nam) cho rằng: "Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn đại lý sâm Ngọc Linh thì tỉnh Kon Tum cần gấp rút đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Sâm Ngọc Linh Kon Tum". Việc quản lý, sử dụng hiệu quả nhãn hiệu nhằm bảo vệ, phát triển, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sâm Ngọc Linh. Đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, góp phần bảo vệ danh tiếng và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh trong và ngoài nước".
Nói về các giải pháp trước mắt và lâu dài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Trước hết, chung ta cân bảo vệ nguồn gen thuần chủng sâm Ngọc Linh đê chung không bị lai tạp là tối quan trọng. Cần xây dựng, bảo vệ vung trông sâm Ngọc Linh, làm tốt khâu chỉ dẫn địa lý, tránh vàng thau lẫn lộn. Đối với hành vi giả mạo, làm ảnh hưởng đến thương hiệu sâm Ngọc Linh thì cần phải xử lý nghiêm. Để nâng cao giá trị và mở rộng thương hiệu thì cần phải đa dạng hóa sản phẩm, vận dụng cách mạnh công nghệ 4.0 tạo bước đột phá trong ngành dược, thực phẩm chức năng như các nước tiên tiến đã làm".
Sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, là "quốc bảo" Việt Nam.
Theo Thủ tướng, sâm Ngọc Linh có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu quý ở nhiều vùng miền khác để tăng sức cạnh tranh với các nươc lơn về sâm trên thế giới và nước ta hoàn toàn có thể làm tốt điều đó. Mục tiêu của chúng ta không phải thu vài tỷ đồng sau mỗi phiên chợ, mà là thu hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Do vậy cần phải có chiến lược, cách tiếp cận đúng đắn.
Đồng thời, Thủ tướng con khuyến khích 2 tỉnh trông sâm Ngọc Linh là Kon Tum và Quảng Nam cùng cạnh tranh để cùng thắng lợi và sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, quốc tế phát triển sản phẩm sâm Việt Nam vươn ra thế giới. Thủ tướng cũng nhắc nhở, việc di thực sâm Ngọc Linh cần được nghiên cứu kỹ, kiểm soát tránh ảnh hưởng thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh.
Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho tỉnh Kon Tum nghiên cứu, lập đề án hình thành khu công nghiệp sản xuất chế biến dược liệu quy mô lớn và đề nghị các bộ ngành liên quan phối hợp xây dựng. Qua đó, cho phép tỉnh Kon Tum thực hiện thí điểm sử dụng môi trường rừng, đất dưới tán rừng trồng dược liệu, tuy nhiên phải đảm bảo nghiêm ngặt duy trì bảo vệ môi trường rừng. Đồng thời yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại trên phạm vi toàn quốc bộ máy năng lực quản lý nhà nước về dược liệu, y học cổ truyền báo cáo lại Chính phủ để quản lý "tránh người nói Việt Nam đứng trên đống thuốc mà chữa bệnh không đúng cách".
Hơn 22.000 tỷ đồng đầu tư vào sâm Ngọc Linh và cây dược liệu
Tối 6.9, trong khuôn khổ chương trình Hội nghị "Đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác" đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Kon Tum với 5 đơn vị, doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc đầu tư về cây dược liệu và thiết bị y học.
Đồng thời, tỉnh Kon Tum đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án về sản xuất, chế biến dược liệu với tổng vốn đầu tư 1.511 tỷ đồng và trao chủ chương khảo sát đầu tư cho 2 dự án (của Công ty cổ phần về Dự án Đầu tư - Tập đoàn Vingroup và Công ty cổ phần VVINA về quản lý bảo vệ rừng phát triển cây Sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu dưới tán rừng tại huyện Tu Mơ Rông) với vốn đầu tư 10.500 tỷ đồng. Trước đó, tỉnh Kon Tum đã thu hút 17 dụ án có số vốn hơn 11.000 tỷ đồng đầu tư phát triển cây dược liệu.
Cung nhân dip nay, 2 doanh nhiệp là Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô được Sở NN&PTNT Kon Tum trao chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng sâm Ngọc Linh. Đây là 2 đơn vị duy nhất có trồng sâm giống tại Kon Tum nhưng chưa bán giống ra thị trường.
Theo Danviet
Cựu binh 67 tuổi đạp xe qua 25 tỉnh thành, vượt gần 2.300 km Chỉ với chiếc xe đạp cà tàng, hai bộ quần áo, ông Dương Văn Định (Ninh Bình) một mình đạp xe xuyên Việt qua 25 tỉnh thành, từ quê vào đất mũi Cà Mau với quãng đường 2.280 km. 21 ngày rong ruổi mọi miền Tổ quốc với ông là những ngày vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Cách đây hơn một...