Vào tận khu nội soi của bệnh viện chèo kéo người bệnh mua thuốc ‘lạ’
Nhiều đối tượng vào các khu vực phòng khám, nội soi dạ dày của BV Trung ương Quân đội 108 sau đó chèo kéo bệnh nhân mua thuốc trị viêm dạ dày, trào ngược thực quản.
Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận thông tin có một nhóm đối tượng lừa đảo tổ chức ‘dàn cảnh’ để mồi chài người bệnh đang chờ khám bệnh đến địa điểm giao dịch, tiến hành mua bán loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Sáng 07/6, chị A. trú tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội cùng gia đình đi khám bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 . Trong quá trình chờ vào phòng nội soi dạ dày (Trung tâm Khám bệnh đa khoa và điều trị theo yêu cầu), chị bị một người tự xưng là “bệnh nhân cũng đến khám” giới thiệu về loại thuốc có thể chữa dứt điểm bệnh dạ dày. Đang trong tâm thế lo lắng, mệt mỏi, cộng thêm lời nói và cách ăn mặc “chân chất” chị đã tin tưởng và đi theo đến địa điểm mua thuốc tại cổng Nhà tang lễ quốc gia.
Các đối tượng bán thuốc ngay trong bệnh viện.
Theo lời kể của chị A. đối tượng khẳng định uống thuốc do bác sĩ kê đơn chỉ có thể giảm tình trạng bệnh đau dạ dày tức thời, phải uống “ Tam thất nam chữa trào ngược dạ dày” của một chị bán hàng ở cổng sau Bệnh viện mới chữa được dứt điểm bệnh này. Vì tin rằng đối phương cũng là người bệnh giống mình, đã uống thuốc trên và đỡ bệnh nên mặc dù có lăn tăn suy nghĩ nhưng vẫn quyết định mua thuốc.
Cũng trong sáng cùng ngày và trước cửa phòng nội soi dạ dày, bệnh nhân D. bị đối tượng dẫn dắt giống hệt trường hợp chị A. Ông D. mô tả thêm, chỗ bán thuốc không cố định, chỉ có 1-2 người bán hàng cùng chiếc xe máy “màu đỏ” xách túi đen đựng thuốc bên trong. Sau mỗi đợt lừa đảo và mua bán thành công, nhóm này di chuyển đến nơi khác, do đó bệnh nhân sau khi nhận ra mình đã bị lừa không thể trả lại thuốc và lấy lại tiền.
“Tam thất nam chữa trào ngược dạ dày” mà nhóm đối tượng trên bán đựng trong túi bóng kính và buộc dây chun sơ sài, không có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng. Mỗi gói bán với giá khoảng 1 triệu đồng. Vì thủ đoạn lừa đảo tinh vi, có tổ chức của nhóm đối tượng cũng như phút mất cảnh giác mà chị A, chú D và có thể nhiều người bệnh đã mất số tiền lớn.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cảnh báo nhân dân đến khám bệnh tại Bệnh viện lưu ý cần tỉnh táo để không bị lừa đảo, thiệt hại về tài sản cũng như sức khỏe: không tin lời mời chào mua thuốc của những người không phải cán bộ, nhân viên của Bệnh viện. Người bệnh chỉ nên mua thuốc khi có đơn kê của bác sĩ, thuốc chỉ được bán tại các nhà thuốc của Bệnh viện nằm trong khuôn viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 , tại Số 1, đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Những ai không nên uống cà phê?
Cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với một số người, thức uống này lại gây ra tác dụng phụ.
Video đang HOT
Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, cải thiện hiệu suất tập luyện và giúp bạn giảm cân, nhưng uống quá nhiều sẽ tàn phá cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Annamaria Louloudis cho biết: "Khả năng dung nạp caffeine của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn nên theo dõi các triệu chứng liên quan đến việc dung nạp cà phê".
Theo chuyên gia Kylie Ivanir, người lớn nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ tối đa khoảng 400 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 3 - 5 tách cà phê pha. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc thêm đường, kem và siro vào cà phê vì chúng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
(Ảnh: Shutterstock)
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra cảnh báo cho những nhóm người sau đây nên hạn chế hoặc thậm chí tránh uống cà phê hoàn toàn.
Người bị huyết áp cao
Nhà dinh dưỡng Sandy Younan Brikho cảnh báo những người bị huyết áp cao nên ngừng uống cà phê càng sớm càng tốt vì caffeine trong cà phê làm tăng huyết áp.
Một nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng huyết áp liên quan đến tuổi tác ở những người đàn ông uống nhiều cà phê. Trong khi đó, nghiên cứu khác cho thấy uống nhiều cà phê ở những người chuyển hóa cà phê chậm gây tăng huyết áp.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Caffeine làm giãn cơ vòng thực quản dưới - van giữa thực quản và dạ dày, gây kích hoạt các triệu chứng trào ngược axit. Do đó, uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống có chứa caffein) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Người bị chứng mất ngủ
Do hàm lượng caffein cao, uống cà phê 6 giờ hoặc ít hơn trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn đến giấc ngủ và tăng chứng mất ngủ. Nếu không thể bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê, bạn nên chuyển sang thời điểm sớm hơn trong ngày và cắt giảm lượng cà phê nạp vào.
Người bị rối loạn lo âu
Uống quá nhiều cà phê cũng dễ gây ra các triệu chứng lo lắng bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ. Do đó, nếu bạn thường xuyên trải qua lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn cần cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffein.
(Ảnh: Shutterstock)
Người đang tăng cân
Chuyên gia Younan Brikho giải thích: "Uống cà phê gây ra cảm giác no, dễ khiến bạn bỏ bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Một khi cảm giác no này biến mất, dạ dày của bạn trống rỗng và đôi khi sẽ bị đói. Điều này khiến nhiều người có xu hướng ăn nhiều vào bữa ăn tiếp theo vì họ quá đói".
Phụ nữ bị mất kinh
Một số người uống cà phê thay cho bữa ăn như một cách không lành mạnh để giảm cân và điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Abby Vichill, một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê là kinh nguyệt không đều.
Người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim
Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên những ai có tiền sử bệnh tim nên nói chuyện với bác sĩ để biết lượng cà phê an toàn mà họ nên uống.
Người đang cho con bú
Caffein là một chất kích thích và lợi tiểu, nên bà mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước.
Hiệp hội Mang thai Mỹ khuyến nghị các mẹ nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Người bị tiêu chảy
Một số người lầm tưởng rằng uống một tách cà phê buổi sáng làm cho ruột hoạt động hiệu quả, nhưng tác dụng này sẽ không xảy ra nếu bạn đang bị bệnh tiêu chảy do caffein kích thích đi tiểu nhiều, gây mất nước.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Trẻ em uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo âu, khó tập trung và đau bụng. Ở trẻ mới biết đi, cà phê có thể che dấu cảm giác đói, vì vậy trẻ sẽ không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.
Ngoài ra, cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.
Bác sĩ chỉ 7 nguyên nhân gây ung thư thực quản và dấu hiệu không thể chủ quan 7 nguyên nhân gây ung thư thực quản và dấu hiệu không nên bỏ qua. Theo thống kê của Hiệp hội ung thư thế giới, trong năm 2020, có hơn 3.200 người dân Việt Nam được chẩn đoán Ung thư thực quản, và hơn 3.000 người bệnh tử vong vì căn bệnh này, xếp thứ 9 về số tử vong do bệnh ung...