Vào rừng săn loài chuột nạc thịt, ăn tre, nứa như ranh
Con dúi còn gọi là chuột núi, chuột nứa – thuộc loài gặm nhấm sinh sống ở vùng cao tỉnh Quảng Nam được người bản địa dân vào rừng săn bắt.
Anh Hồ Đức Huy chặt cây lau lách dọn đường tìm hang cúi núi ở.
Loài này sống trong tự nhiên ăn cây đót, rễ tre nứa và mía, sắn, khoai… nên thịt thơm ngon nên được ưa chuộng.
Cuối năm, sau những trận mưa rừng trút xuống, anh Hồ Đức Huy, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cùng anh Hồ Văn Hiếu rời nhà từ sớm lên núi đào dúi. Hai người mang theo con rựa và ba lô chứa lương thực, thực phẩm tìm đến những nương rẫy của người dân bỏ hoang trên núi nhiều năm không canh tác. Ở đó có nhiều bụi cây lau, đót phát triển thành quần thể san sát.
Đến nơi, hai người dùng rựa chặt cây làm lối đi tìm những đống đất mới nổi lên. Giải thích cho việc làm này, anh Huy cho hay, tiếng phổ thông người ta gọi con dúi nhưng người dân Nam Trà My gọi cúi núi. Loại này giống như chuột sống trong hang đất hay khoét sâu dưới những bụi rậm, ngách đá trú ẩn.
“Hồi nhỏ tôi được người lớn dạy cho cách đào nên có chút kinh nghiệm. Cả khu rừng rộng lớn nhưng chúng tôi chỉ ngắm đến bụi lau lách có cây chết ngả sang màu vàng héo thì tìm đến. Nơi đó, cúi núi sinh sống vì chúng tìm thân, rễ cây ăn”, người đàn ông 31 tuổi cho biết.
Cành cây được vót nhọn làm dụng cụ đào đất.
Sau 10 phút dọn cây lấy lối đi, anh Huy phát hiện trong gốc cây lau lách có một đống đất vừa đùn lên dấu vết còn mới. Lúc này, anh dùng tay gạt ra thì thấy một hang to bằng cổ chân lộ thiên và khẳng định có cúi núi ở trong.
“Đặc điểm của loài gặm nhấm này là thường xuyên sống di cư, những hang có đất bịt phía ngoài cửa thì chắc chắn cúi núi nằm ở trong”, anh Huy lý giải và cho hay, cúi núi có đặc điểm đi ăn ban đêm, ban ngày chúng ủi đất bít cửa hang trú ẩn. Việc này để lại dấu vết nên thợ săn dễ nhận biết.
Việc đào hang để bắt được cúi núi khá gian nan, vì hang ổ cúi núi nằm dưới bụi cây và có rất nhiều ngõ ngách nên phải xác định được ngách nào là nơi chúng đang sống mới có thể đào bắt. Lúc này anh Huy và Hiếu dùng rựa chặt cây đót chẻ làm hai đưa vào phía trong để xác định hướng đi của hang. Đồng thời chặt hai cành cây to hơn cổ tay vót nhọn hoắt. “Khu vực cúi núi ở có rễ cây vây quanh nên không dùng cuốc xẻng đào được, do đó phải dùng cành cây để đào đất”, anh nói và cho hay cách làm này xới tung được những bụi cây lau lách.
Hơn 10 năm đào bắt cúi núi, anh Huy, anh Hiếu rút ra rất nhiều kinh nghiệm trong việc đào hang. Đó chính là kỹ thuật đào đón đầu, nghĩa là mỗi hang cúi núi có độ dài từ 3 – 5m, nếu đào men theo sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt khi hang ổ bị động, cúi núi cũng sẽ đào hang sâu xuống lòng đất thoát thân.
Anh Hồ Đức Huy cùng Hồ Văn Hiếu đào bới những gốc lau lạch để bắt cúi núi ở phía trong.
Video đang HOT
Dựa vào thân cây đót đưa vào hang sẽ xác định được hướng và đào đón đầu. Cách làm này được anh Huy và Hiếu thực hiện đào một đoạn thì bỏ một đoạn để rút ngắn khoảng cách và dễ dàng bắt được chúng. Tuy nhiên với những hang cắm sâu thẳng đứng hoặc gặp phải đá tảng thì không thể nào đào tiếp. Để hóa giải cách này, những người thợ săn dùng cách khác. Họ lấy can đi lấy nước về đổ vào khiến cúi núi ở trong ngạt thở buộc phải ngoi ra.
Sau một giờ thực hiện, hai người đào đến tận cùng hàng cúi núi ở và phát hiện có một con nằm phía trong. Anh Huy dùng một tay nắm chặt ngay phần cổ và đưa ra ngoài. Thân hình cúi núi có bộ lông màu vàng nâu, dài hơn 20 cm, nặng khoảng 0,7 kg.
“Khi bắt chúng phải biết cách xử lý nếu không bị cắn thì đứt lìa ngón tay, vì chúng có bộ răng sắc nhọn”, anh Huy nói và cho biết như hang này không gặp đá nên đào dễ, còn mà gặp chứng ngại vật thì lâu hơn. Tuy công việc đào bới rất vất vả nhưng khi bắt được một con cầm trên tay thì mọi mệt nhọc đều tan biến ngay.
Trung bình một con cúi núi trưởng thành nặng từ 0,5 đến 1,2 kg. Chúng bắt về được dùng chế biến nhiều món ăn như nướng, nấu giả cầy… Thịt của chúng phần lớn là nạc, rất săn chắc, thơm ngon. Khi ăn sẽ có vị ngọt, thớ thịt dai, giòn và rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
“Ngày bắt được ít thì đem về làm món ăn cho cả gia đình, hôm bắt được nhiều thì đem bán. Vì loại này sống ngoài thiên nhiên hoang dã, ngon hơn cúi núi nuôi và được thương lái thu mua cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu với giá trên 300.000 đồng một kg”, anh Huy cho hay.
Hết địa điểm này, anh Huy và Hiếu tìm đến địa điểm khác và công đoạn đào bắt được cúi núi được lặp lại như trên. “Ngày nhiều hai người bắt được khoảng 6 con, bữa ít thì một vài con. Nghề này chỉ tốn sức chứ không phải đầu tư mua dụng cụ gì đắt tiền”, anh Huy tâm sự.
Sau hơn một giờ đào hang, anh Huy bắt được một con cúi núi nặng gần 1 kg.
Ở huyện Nam Trà My hầu như cánh rừng nào cũng đều có cúi núi sinh sống và tập trung nhiều nhất tại những khu vực có nhiều cây nứa, đót, lau. Theo anh Huy không phải mình anh đào bắt loài gặm nhấm này mà có rất nhiều người dân ở địa phương săn bắt.
Anh Huy tiết lộ, trong một năm mùa săn bắt cúi bắt đầu từ tháng 11 đến hết mùa hè năm sau. Thời gian còn lại là lúc cúi núi sinh sản nên dân làng không đi bắt mà để cho cúi núi đẻ con, tăng đàn.
“Khi gặp cúi núi đẻ con hay còn nhỏ thì không bắt, chỉ bắt những con lớn. Đây là một quy định của người xưa để lại nên ai cũng phải tuân thủ”, anh Huy nói.
Ngoài luật tục thì đối với loại động vật sống hoang dã này được người dân coi trọng từ yếu tố tâm linh. Đơn cử như việc khi ra đường nếu gặp người lạ hỏi đi đâu thì các thành viên đi săn chỉ nói là vào rừng.
Nếu nói là đi đào cúi núi thì thần linh biết được và giấu, nếu việc này xảy ra thì hôm đó sẽ trắng tay.
Và, để tỏ lòng biết ơn sự ưu đãi của thiên nhiên, cánh thợ săn cúi huyện Nam Trà My không một ai dám bỏ qua đó là nghi thức cúng thần linh.
Cúi núi có bộ răng sắc nhọn.
Sau mỗi mùa săn bắt, những người đào cúi núi phải sắm lễ vật gồm một thanh cây nhỏ tượng trưng cho cây nêu và một ít trầu cau, bánh kẹo đưa vào những khu rừng bắt được cúi núi cúng. Họ cho rằng chính nhờ các thần núi đã che chở, nuôi dưỡng cho loài cúi núi mập tròn, thơm ngon nên phải tạ ơn, nếu không lần sau sẽ không bao giờ bắt được nữa.
Dúi còn gọi chuột núi là một họ trong bộ gặm nhấm, mỗi năm đẻ 4 lứa, mỗi lứa 3 đến 6 con. Sau khi sinh sản, dúi cái thường đuổi dúi đực đi và đẻ một mình nuôi con. Một con dúi trưởng thành có chiều dài thân từ 25cm – 35cm và trọng lượng từ 0,5kg – 1,5 kg/con. Ở nước ta, hiện nay có nhiều người nuôi dúi bán làm món ăn, vì có nhiều chất dinh dưỡng.
Theo Lộc Hà (Kiến thức gia đình)
Nhóm bạn trẻ băng sông, vượt hàng trăm cây số dựng trường cho học sinh vùng cao Quảng Nam
Từ Đà Nẵng, nhóm bạn trẻ trong câu lạc bộ Bạn Thương Nhau nhiều năm qua vượt hàng trăm cây số lên huyện vùng cao Quảng Nam dựng lên cả chục điểm trường.
Băng sông xóa điểm trường tạm
Tháng 10, nước sông Tranh cuộn trào những con sóng dập dềnh. Tự bao đời, khúc sông uốn một đường vòng cung vẫn dùng dằng "cô lập" dân làng Tắc Rối. Để qua trung tâm xã, 41 hộ dân Tắc Rối chỉ có một cách duy nhất là sang sông thì phải lụy đò.
Đường sá gian nan lại "gánh" thêm nỗi lo "núi đè", cách đây không lâu, đồng bào Ca Dong nơi đây đành khăn gói thực hiện cuộc di dân.
Làng mới cách làng cũ tầm 2 cây số giúp bà con quẳng đi nỗi lo sạt lở núi. Nhưng khúc sông Tranh chia cắt Tắc Rối vẫn còn đó, như sợi dây quấn riết lấy cái nghèo, cái khó.
Sông Tranh chia cắt làng Tắc Rối.
"Thương nhất là lũ trẻ. Khi chuyển về làng mới, các em phải học tạm bợ ở nhà dân. Không có điện, việc dạy và học thậm chí phụ thuộc vào thời tiết. Khi có sương mù hay mưa xuống thì việc học của các em bị gián đoạn", thầy Nguyễn Bảo Toàn (giáo viên tiểu học tại điểm trường Tắc Rối) chia sẻ.
Cảm thương hoàn cảnh trên của các em nhỏ, tháng 8 vừa qua, từ TP Đà Nẵng, hàng chục thành viên trong câu lạc bộ Bạn Thương Nhau lặn lội vượt hàng trăm cây số lên huyện miền núi Nam Trà My.
Chỉ vài ngày sau chuyến tiền trạm, các bạn trẻ bao năm trời theo đuổi con đường thiện nguyện quyết định thuê xe vận chuyển hàng tấn vật liệu xây dựng.
Điểm dừng của chuyến xe chở đầy ắp tình yêu thương này không nơi nào khác là Tắc Rối xa xôi hẻo lánh.
Điểm trường Tắc Rối được xây dựng khang trang.
Nhắc đến câu chuyện dựng điểm trường ở Tắc Rối, anh Nguyễn Bình Nam (chủ nhiệm câu lạc bộ Bạn Thương Nhau) cho hay, sau khi vận động kinh phí được 470 triệu đồng, câu lạc bộ quyết định đầu tư xây 2 phòng học, nhà ở giáo viên, phòng bếp và một số công trình phụ trợ khác.
Điểm trường mới vừa khánh thành vào đầu tháng 10 vừa qua giúp 39 em học sinh cấp mẫu giáo và tiểu học ở Tắc Rối có điều kiện học tập tốt hơn.
6 năm, chung tay dựng xây 12 điểm trường
Trường Tắc Rối khánh thành trong niềm vui khôn xiết của thầy và trò. Lúc này ở một xã khác của huyện Nam Trà My, câu lạc bộ Bạn Thương Nhau cũng đang dốc sức hoàn thành một điểm trường khác.
Đó là điểm trường Măng Lùng (xã Trà Linh). Dự kiến, điểm trường tọa lạc tận độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển này sẽ được bàn giao trong tháng 11 tới.
6 năm qua, câu lạc bộ Bạn Thương Nhau chung tay xây dựng 12 điểm trường ở Nam Trà My.
"Thủ lĩnh" câu lạc bộ Bạn Thương Nhau nhẩm tính, ngoài 2 điểm trường vừa và sắp khánh thành nêu trên, 6 năm qua, nhóm thiện nguyện ở Đà Nẵng chung tay dựng 10 điểm trường khác ở huyện miền núi Nam Trà My.
"Tình cờ trong một chuyến phát quà từ thiện, câu lạc bộ biết đến điểm trường Nước Ui (trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai). Lúc ấy, các phòng học xập xệ và bàn ghế cũng rệu rã.
Về dưới xuôi, hàng chục thành viên trong câu lạc bộ bàn bạc và chung sức kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ xây trường. Năm 2013, chúng tôi khởi công xây dựng điểm trường này và sứ mệnh xóa điểm trường tạm như một tôn chỉ hoạt động của câu lạc bộ", anh Nam vui vẻ nói.
Ông Võ Đăng Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My cho biết rất cảm kích trước tấm lòng của các thành viên trong câu lạc bộ Bạn Thương Nhau. Nhờ sự chung tay, góp sức của các bạn mà địa phương dần xóa bỏ những điểm trường tạm và dựng lên các mái trường kiên cố.
Theo VTC
Kỳ công bảo tồn "quốc bảo" sâm Ngọc Linh trên đỉnh mây mù Giữa núi rừng Ngọc Linh hùng vĩ, nhiều lúc cái lạnh giá như thấu buốt vào tim can, những chàng trai Xê Đăng vẫn miệt mài bám núi, bám rừng vun trồng, chăm sóc, tuần tra, bảo vệ. Họ ăn, ngủ cùng rừng để bảo tồn giống sâm "quốc bảo" của Việt Nam. Nhân giống cây sâm Cách trung tâm hành chính huyện...