Vào Pù Hoạt thăm các “cụ” sa mu
Nằm giáp ranh biên giới Việt – Lào, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt ( Quế Phong, Nghệ An) có một quần thể cây sa mu dầu cổ thụ khổng lồ, kỳ vĩ. Loại cây này nằm trong Sách đỏ thuộc loài quý hiếm của thế giới, cần được bảo tồn. Năm 2016, 56 cây sa mu dầu nằm trong quần thể này đã được công nhận cây di sản Việt Nam.
Sững sờ chiêm ngưỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt là nơi còn lưu giữ được diện tích rừng nguyên sinh lớn của Việt Nam, với mức độ đa dạng sinh học cao, là vùng trọng điểm với hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu vùng Tây Bắc Nghệ An và dải Bắc Trường Sơn. Khu BTTN Pù Hoạt có hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt ở đây có quần thể cây sa mu dầu độc đáo, quý hiếm cần được bảo vệ, nhân giống.
Một cây sa mu dầu có đường kính thân hơn 3m. Ảnh: C.T
Cây sa mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata, thuộc họ hoàng đàn (Cupressaceae); người Thái miền Tây xứ Nghệ gọi là cây lông lênh. Quần thể cây sa mu dầu phân bố trong những cánh rừng tự nhiên hùng vĩ chạy dọc biên giới Việt – Lào, thuộc sinh cảnh rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim. Tại các khu vực rừng giàu vùng giáp biên giới Việt Nam – Lào, trên địa bàn 3 xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), sa mu xuất hiện trên những đai cao so với mặt nước biển từ 1.200-1.800m. Số lượng quần thể sa mu dầu phân bố tại đây được chia thành 7 khu vực với số lượng cây lên đến hàng nghìn cây, trong đó có những cây đường kính lên tới 3,7m, chiều cao 50-60m.
Video đang HOT
Những cây sa mu dầu cao vút, sừng sững trên đỉnh Trường Sơn. Ảnh: C.T
Trong tổng số cây 56 cây vừa mới được công nhận là cây di sản, cây có đường kính lớn nhất là 3,7m, cây có đường kính nhỏ nhất là 1,5m, đường kính bình quân chung là 2,01m; chiều cao vút ngọn của những cây cao nhất là 60m, thấp nhất là 40m, chiều cao vút ngọn bình quân chung là 46,25m. Các cây nói trên nằm hoàn toàn ở xã Hạnh Dịch.
Mê hoặc đế vương…
Sa mu dầu phân bố ở những vị trí địa hình hiểm trở, xa xôi nên vấn đề thu hái và gieo ươm cây con để thực hiện việc phát triển loài rất khó khăn. Hiện nay việc nhân giống gieo ươm loài cây này mức độ thành công thấp.
Được biết loại cây sa mu dầu là một loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công, có thớ gỗ dọc và đặc biệt gỗ có khả năng chịu nắng mưa rất tốt, để ngoài trời hàng trăm năm không hỏng. Gỗ sa mua dầu toát ra mùi thơm dìu dịu, có tính năng xua đuổi ruồi muỗi… Những điều đặc biệt ấy khiến nó trở thành thứ gỗ quý. Tương truyền, sa mu dầu (ngọc am) là loài gỗ quý, xưa kia chỉ có bậc đế vương mới được sử dụng. Hương ngọc am quyện vào làn da cung tần mỹ nữ khiến các bậc đế vương say đắm. Nhỏ vài giọt tinh dầu ngọc am vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ xưa kia.
Sa mu dầu là loài cây gắn liền với đời sống đồng bào miền núi và nét văn hóa của người dân vùng cao nơi đây. Người Thái sử dụng gỗ sa mu với nhiều công dụng hơn, ngoài lợp mái, ván thưng nhà như đồng bào Mông thì họ còn dùng để đóng đồ gia dụng như giường tủ, bàn ghế, bộ ván ngựa… Hiện nay, gỗ sa mu dầu được sử dụng nhiều hơn vào việc làm nhà như cột, văng, xà, làm đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, tranh, lộc bình, trần gỗ, lan ri, ốp tường…
Theo Danviet
Cổ thụ bật gốc đè 2 nhà ở Sài Gòn
Công nhân đang đào đương thi cây da to lớn ở gần đấy từ từ nghiêng, kêu "răc, răc" rôi đô âp xuông 2 căn nha.
Cây da cô thu bât gôc đe nha dân trên đương Nơ Trang Long. Anh: Sơn Hoa
Rang sáng 1/11, một số công nhân đang đào đương Nơ Trang Long (quân Binh Thanh, TP HCM) để ngầm hóa dây cáp điện, phát hiện cây da to lớn trên vỉa hè, sat nơi thi công, tư tư nghiêng. Sau tiếng "răc, rắc", cổ thụ đổ vê phía nha dân nên nhom công nhân hoang hôt la lơn, bao đông cho hơn chuc ngươi trong các căn nhà bo chay ra ngoai.
Một lúc sau, cô thu bật gốc đổ xuống quán cà phê và quán cơm khiên mai tôn hư hong. Cây da cao 20m; đường kính chừng một mét; rễ thòng, bao trùm thân; được cắt tỉa thường xuyên nên ít cành.
"Tôi đang chuân bi cơm ban buôi sang thi nghe nhiêu tiêng la thât thanh, bảo cây đổ nên hoảng hồn tháo chạy. Tôi vưa ra đến đường thi cây da đô âp xuông, đe quan", chủ hàng cơm cho biết.
Nhiêu nhân viên cây xanh sau đo đên giai toa hiên trương. Anh: Sơn Hoa
Đên 10h30, hiên trương vân chưa đươc khăc phuc. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
Sơn Hoa
Theo VNE
Tài xế cố thủ trong ôtô khi cảnh sát đo nồng độ cồn Cảnh sát yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, nhưng tài xế có hành vi chống đối, khi bị tạm giữ phương tiện thì đóng cửa cố thủ bên trong. Cảnh sát giải thích nhưng lái xe Ngọc cố thủ trong xe không chịu hợp tác. Ảnh: Công an cung cấp. Khoảng 20h50 ngày 27/10, Đội trưởng Cảnh sát giao thông số 1...