Vào mùa thu hoạch măng núi Cấm
Hiện nay, nhà vườn trên núi Cấm ( Tịnh Biên) đang bước vào mùa thu hoạch măng tre mạnh tông.
Vựa thu mua măng dưới chân núi Cấm
Theo kinh nghiệm của nhà vườn, Thời gian trồng tre mạnh tông đến khi thu hoạch măng kéo dài 3 năm. Thường tre vào mùa lấy măng khoảng giữa tháng 5 đến hết tháng 7 (âm lịch). Trồng măng ít tốn công chăm sóc, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu lấy công làm lời. Ông Phạm Việt Tân (ngụ ấp Thiên Tuế) trồng trên 800 gốc tre mạnh tông lấy măng cho biết, hiện tại vườn măng của ông đang thu hoạch, trung bình từ 400-500kg, bán với giá 10.000 đồng/kg, kiếm thu nhập từ 300.000 – 400.000 đồng/ngày, sau khi trừ chi phí.
Tre mạnh tông là loại cây đặc hữu ở núi Cấm. Nhiều năm qua, bà con nơi đây áp dụng mô hình trồng tre mạnh tông xen canh dưới tán rừng cho thu nhập ổn định.
Video đang HOT
Theo Angiang
Bắt hổ mang chúa "khổng lồ" nhốt cho du khách xem: Có vi phạm luật?
Theo pháp luật hiện hành, cần phải ưu tiên bảo tồn cặp rắn hổ chúa quý hiếm được cho là bắt dưới chân núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.
Theo ông Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy - Giám đốc dự án Điện năng lượng mặt trời tại xã An Hảo (huyện Tịnh Biên, An Giang) - khi thi công công trình dưới chân núi Cấm, nhóm công nhân người Ấn Độ đã bắt được cặp rắn hổ chúa "khổng lồ". Sau đó, cặp rắn này được đưa về nuôi nhốt tại Khu du lịch đồi Tức Dụp (Tri Tôn - An Giang).
Cặp rắn đang được nuôi nhốt tại khu du lịch đồi Tức Dụp. Ảnh: Trà Sư
Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp luật, hành vi bắt giữ, vận chuyển, nuôi nhốt này là trái luật, vì theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ rắn hổ chúa thuộc nhóm động vật ưu tiên bảo vệ.
Thậm chí, Nghị định 160 còn quy định rõ: "Các dự án, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn của loài ưu tiên được bảo vệ phải có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên".
Trong trường hợp loài này đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của nhân dân, thì phải xin ý kiến và được Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phương án mới tiến hành thực hiện việc bắt giữ, nhưng phải hạn chế thấp nhất khả năng tổn hại đến chúng.
Ngoài ra, theo Điều 12 của Nghị định, cặp rắn này chỉ được "lưu giữ, vận chuyển" hợp pháp khi phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trên thực tế, đến nay, việc nuôi nhốt, vận chuyển cặp rắn này chưa chứng minh được nguồn gốc, giấy tờ...
Theo đề xuất của Chi cục Kiểm lâm An Giang, do đây là rắn nằm trong "Sách đỏ Việt Nam" nên không thể để doanh nghiệp nuôi nhốt. Cơ quan này cũng đề nghị "tịch thu", đưa cặp rắn về Trung tâm Nuôi trồng - Nghiên cứu - Chế biến dược liệu (QK 9) còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang). Lý do được đưa ra là sợ ảnh hưởng đến an toàn người dân.
Trong khi đó, nhiều luật gia cho rằng, theo Bộ luật Hình sự 2017, hành vi bắt giữ, vận chuyển, nuôi nhốt cặp rắn có thể bị phạt đến 2 tỉ đồng.
Rắn hổ chúa, hay còn gọi là hổ mang chúa, hổ mang đen, thuộc họ rắn hổ, thường sinh sống ở vùng trung du, miền núi, trong rừng. Rắn có khả năng săn mồi cả ban ngày lẫn ban đêm, mồi chủ yếu là những loài rắn khác. Đây là loài rắn độc, phân bố chủ yếu tại các quốc gia Châu Á, như: Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Lào,...
Tại Việt Nam, rắn hổ chúa sống tự nhiên tại các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Hiện rắn hổ chúa đang suy giảm ở mức "rất nguy cấp" (Critically Endangered) nên cấm triệt để việc săn bắt, buôn bán... (Sách đỏ Việt Nam)
TRÀ SƯ
Theo LĐO
Phát triển du lịch mùa nước nổi Khi con nước ngoài sông Hậu, sông Tiền chuyển dần sang màu đỏ của phù sa cũng là lúc các hoạt động du lịch (DL) mùa nước nổi tại An Giang sôi động hẳn lên. Đến với An Giang vào thời điểm con nước tràn đồng, du khách sẽ được tận hưởng loại hình DL sinh thái rất đặc thù, mang đậm chất...