Vào mùa ’sắm’ Mercedes, iPhone cho ‘người âm’
Những “con xe” Audi, Mercedes lên ngôi. iPad, iPhone đời mới cũng ra thị trường hàng loạt. Hàng mã đa dạng như chính thị trường tiêu dùng cho người sống.
Người bán nhập hàng về khiến con phố ách tắc
Đáp lại câu hỏi “con xe” này giá bao nhiêu, một người bán hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) mau mắn trả lời 400.000 đồng. “Xe Audi hàng hiệu đấy. Bây giờ người ta chuộng ô tô lắm”, bà chủ hàng nói. Bà chủ chỉ từng bộ phận trên chiếc xe rồi giải thích: “ Xe toàn bằng giấy bìa xịn. Cứng cáp vì có đủ cả khung sườn dựng cẩn thận. Giấy dán in màu, nổi rõ nhãn mác Audi”. Nhưng cuối cùng, người bán chốt giá với khách là 250.000 đồng.
Xe đạp 3 bánh cho trẻ em và xe máy Honda DD kiểu cũ
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian, việc đốt hàng mã là một tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, việc đốt hàng mã phải có ý thức, không ảnh hưởng tới công tác phòng cháy chữa cháy, không lãng phí…
Trong cuốn biên khảo Việt Nam và phong tục của Phan Kế Bính, rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Sách Phật thường cho ngày này là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên. Các nhà có người mới mất cũng hay đốt mã làm chay vào ngày ấy. Cũng theo giải thích của học giả Phan Kế Bính, tục cúng vàng mã của ta bắt nguồn từ Trung Quốc. Thoạt đầu tục đốt vàng mã ở Trung Quốc dùng đồ ngọc bạch rồi đến tiền để cúng. Đến đời vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy lãng phí mới truyền làm tiền giấy thay tiền thật.
Video đang HOT
Những cuộc mua bán xe cộ “hàng hiệu” và cả “nhà cửa” diễn ra tấp nập như thế đã diễn ra chục ngày nay trên phố Hàng Mã. Con phố này không hổ danh với tên gọi “thủ phủ hàng mã”. Ở đây có đủ: tiền âm phủ, quần áo, nhà cao tầng, ô tô, điện thoại, ti vi, tủ lạnh… và tất nhiên đều là hàng mã.
“Mặt hàng” nhà cao tầng, ô tô, đồ điện tử… đã xuất hiện vài năm nay nhưng vào vụ tháng bảy âm lịch này, các mặt hàng đã được “nâng cấp” sao cho mới nhất, mốt nhất y như hàng hóa trên “cõi dương”.
Chủ một cửa hàng cho biết “trần sao âm vậy”. Trần gian có gì thì âm phủ cũng phải có nấy. Giá các mặt hàng cũng phong phú, có thứ chỉ vài chục nhưng cũng có thứ hàng trăm nghìn đồng tùy theo mức độ cầu kỳ của sản phẩm. Ô tô có cả Audi, Mercedes, “con bọ” Volkswagen; hàng công nghệ cũng không kém cạnh: iPhone 5, iPad, Galaxy, tai nghe nhạc… như thật.
Anh Lâm, một người bán hàng mã, cho biết: “Năm nay kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu nên những loại hàng mã đắt tiền có khách đặt chúng tôi mới nhập về. Bởi những thứ này có giá vài triệu đến chục triệu, nếu nhập về mà không ai mua thì lỗ nặng”.
Cũng theo anh Lâm, do người mua đông hơn những tháng trước nên những ngày cuối tuần, cả nhà anh phải cùng trông cửa hàng để giảm tải.
Theo nữ nhân viên bán hàng tên Phương, ô tô và nhà bán cũng khá đắt hàng nhưng iPhone, iPad kèm tai nghe còn đắt hàng hơn, giá trung bình 150.000 đồng/bộ. Nhiều người sẵn sàng mua vài ba bộ cho họ hàng nội ngoại. Ai không thích mua hàng đắt có thể sắm điện thoại, kính, đồng hồ, thắt lưng, ví tiền… với giá 15.000 – 20.000 đồng.
Giá một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người “cõi âm” loại thường có giá từ 35.000 – 80.000 đồng/bộ; loại cao cấp hơn có giá từ 80.000 – 130.000 đồng/bộ.
Một bộ đồ dùng gồm điện thoại, thắt lưng, ví da, đồng hồ
Theo Xahoi
Khó khăn sếp vẫn 'đốt' trăm triệu cúng Rằm tháng bảy
Khó khăn trăm bề song không ít sếp vẫn sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để mua lễ lạt, vàng mã, mời thầy về cúng Rằm tháng bảy cầu cho công việc suôn sẻ.
Không ít sếp vẫn sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để cúng rằm tháng bảy
Anh Nguyễn Thành Long, chủ một doanh nghiệp vận tải hành khách nhỏ ở Hà Nội, vừa hoàn tất việc cúng rằm tháng bảy, thở phào cho biết: " Biết là khó khăn, tháng lỗ nhiều hơn tháng lãi nhưng tôi vẫn phải cố cúng Rằm tháng bảy thật chu đáo, biết đâu người &'cõi âm' biết được lòng thành phù hộ cho chuyện làm ăn tốt lên".
Anh Long kể, đầu tháng bảy vợ anh đi coi bói được thầy phán rằng "v iệc làm ăn của chồng không được như ý", và bày cách để thoát được tình cảnh hiện giờ. Theo lời thầy, trước ngày Rằm tháng bảy, gia đình phải làm một cái lễ thật to cúng Rằm báo hiếu với những người đã khuất trong gia đình, với thổ công, thần thánh để được phù hộ.
"Thầy liệt kê dài hai trang A4 những thứ cần mua. Vợ tôi mất nguyên một tháng trời đi đặt làm vàng mã gồm nhà cửa, ngựa xe, hình nhân, thậm chí có cả ô sin để gửi cho người cõi âm... số lượng nhiều vô kể. Tôi phải thuê cả 3 chiếc xe tải để chở vàng mã về, đó là chưa kể những đồ lễ khác. Thứ 7 tuần vừa rồi còn phải mời thầy cúng về làm lễ nữa. Tổng số tiền bỏ ra gần 130 triệu đồng", anh Long cho hay.
Không riêng anh Long mà nhiều "sếp" khác cũng không ngại "đốt" hàng trăm triệu đồng để cúng Rằm tháng bảy bất chấp tình hình kinh doanh thực tế chồng chất khó khăn, một đồng cũng quý.
Chị Trần Thị Tuyết Hằng, kế toán một công ty xây dựng ở Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết, công ty đang nợ lương nhân viên, công trình dừng hoạt động do thiếu vốn, thế nhưng giám đốc vẫn bạo tay bỏ hàng trăm triệu ra để làm lễ cúng Rằm tháng bảy.
Cả nửa tháng nay chị tất bật với việc chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng bảy theo chỉ đạo của sếp, còn công việc chính ở công ty tạm thời chuyển người khác làm. Chị cho hay đồ vàng mã, đồ lễ phải sắm nhiều vô kể nhưng nhiều nhật vẫn là vàng mã với toàn những món đồ thời thượng.
"Rằm tháng bảy nào công ty cũng cúng nhưng năm nay rất cầu kỳ. Các năm trước sếp chỉ chi khoảng chục triệu đồng, song, năm nay thì phải mua đủ thứ. Nhiều món vàng mã cầu kỳ phải về tận Song Hồ (Bắc Ninh) đặt trước. Sếp dặn ngoài siêu xe, đồ công nghệ... rằm này còn sắm thêm vài "khu đô thị" hiện đại với đầy đủ mọi thứ từ siêu thị, trường học đến nhà hàng, rạp chiếu phim bên trong để gửi cho người cõi âm mong họ phù hộ".
Theo chị Hằng, chưa tính hàng tá đồ vàng mã, đồ lễ, tiền mời thầy về cúng, tiền đi lại... chỉ tiếng riêng mấy "khu đô thị" hiện đại cũng tốn gần trăm triệu đồng.
Một số nhân viên ở công ty bàn tán, chỉ cúng Rằm tháng bảy thôi mà đồ lễ, tiền nong tiêu tốn gấp ba lần người dân quê mở phủ. Chị Hằng chia sẻ: "Nhiều khi đi đặt lễ, phải bỏ một đống tiền ra thấy sót của bởi anh em công nhân vẫn đang phải tằn tiện từng đồng để sống, còn công ty nợ lương nửa năm rồi. Ấy thế mà, trên sếp chỉ đạo xuống thì mình vẫn phải làm theo".
Theo Xahoi
Đốt vàng mã: Đừng xúc phạm cõi âm GS Trần Lâm Biền cho rằng, con người thường mang những ý nghĩ tiêu cực, xấu xa của mình để áp đặt cho người cõi âm. Tục đốt mã không phải của người Việt Trong ngày ông Công, ông Táo, đốt vàng mã được coi như một phong tục, người người đua nhau sắm mã to để đốt lấy lộc to. Theo nhà...