Vào mùa, hàng trăm người dân Hà Tĩnh thích thú đổ lên đồi hái sim
Trung bình một ngày, người dân Hà Tĩnh hái được khoảng 30 kg sim, cho thu nhập 500.000 đồng.
Từ đầu tháng 8 đến nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân đổ xô lên các ngọn đồi ở xã Thạch Tiến, Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hái sim đem về bán ở chợ, hoặc nhập cho thương lái.
Quả sim nhỏ bằng đầu ngón tay, khi chín có màu hồng tím rồi chuyển sậm đen. Bên ngoài có lớp lông tráng mịn như tơ, bên trong nhiều hạt.
Vùng đồi núi ở khu vực này có hàng trăm hecta sim, mọc tự nhiên ở khu vực đồi trống hoặc dưới tán rừng bạch đàn và cây tràm.
Người dân mang theo rổ nhựa để hái, bì tải được cột chặt bên người để đựng sim.
Người dân lên đồi hái sim ở nhiều khung giờ, trong đó chủ yếu là lúc sáng sớm và đầu giờ chiều.
Video đang HOT
Ngoài hái sim chín, một số người còn hái cả những quả sim mơ đem về nhà ủ cho chín.
Khi sim đầy rổ, họ đổ vào bì tải rồi tiếp tục công việc. Có gia đình huy động nhiều thành viên đi hái sim.
“Sim được hái bán với giá phổ biến 15.000-20.000 đồng một kg. Mỗi ngày tôi hái được khoảng 30 kg, ngày may mắn thì được nhiều hơn, thu về hơn 500.000 đồng”, bà Nguyễn Thị Tâm (trú xã Thạch Ngọc) nói.
Cây sim cao từ 0,5-2 m, với đồi sim ở xã Thạch Tiến cây luôn cao vượt đầu người. Hoa sim có 5 cánh màu tím, nở vào khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 5; quả chín vào cuối tháng 6 cho đến hết tháng 8.
Việc hái sim cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bị ong đất đốt. “Hôm trước, tôi dẫm phải tổ ong đất dưới bụi sim, bị chúng đốt khiến sốt mấy ngày”, bà Nguyễn Thị Lưu (trú xã Thạch Tiến) cho hay.
Trong buổi chiều, cô gái vui mừng khi hái được hai bì sim đầy ắp, ước tính khoảng 10 kg.
Cây sim có tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa, thuộc họ Myrtaceae. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác là hồng sim, đào kim nương, cương nhẫm, dương lê…
Quả sim ngoài để ăn còn có thể dùng để ngâm rượu. Theo Đông y, các bộ phận của cây sim từ lá, thân, rễ, hoa đều có thể dùng làm thuốc.
Theo Hùng Lê (Ngôi Sao)
Quảng Ngãi: No con mắt ở "chợ" sim rừng vùng cao
Sau khi hái về ngoài một số ít bày bán rải rác ven Quốc lộ 24, đoạn đi qua huyện Ba Tơ; tại khu vực trung tâm thị trấn Ba Tơ của huyện miền núi này còn có chợ' sim rừng, với số lượng tham gia bán lúc cao điểm lên trên 20 người.
Vài năm gần đây cứ vào mùa thu hoạch sim rừng hàng năm (từ tháng 6-9), tại khu vực đất trống nằm gần chân cầu ở thị trấn Ba Tơ trở thành chợ sim rừng. Theo đó cứ tầm khoảng 15 giờ hàng ngày, sau khi đi hái về người dân từ các bản làng trong vùng cõng, gùi sim rừng ra đây bày bán, đến khoảng 17 giờ thì chợ giải tán.
Một góc chợ sim rừng ở thị trấn Ba Tơ
Bà Phạm Thị Vê (40 tuổi), ở xã Ba Trang, một trong những người đầu tiên mang sim hái được ra đây bán kể: Ban đầu thấy vị trí nơi đây đất trống, gần đường và chợ chính khá thuận vì vậy cùng một số người mang ra để bán thử. Dần dần về sau người đến mua đông nên người dân đi hái đều mang ra đây và tạo thành chợ sim rừng như bây giờ. Đông người bán nhất là thời gian sim chín rộ, với số lượng trên 20 người.
Việc mua bán sim hàng ngày tại đây diễn ra vào buổi chiều, bắt đầu khoảng 15 giờ, kéo dài đến 17 giờ thì chấm dứt
Giải thích vì sao có thương lái đến tận nơi mua mà không bán, phải gùi mang đi hàng cây số ra đây bán, người dân giải thích: Nếu bán tại rừng chỉ được 13-15.000 đồng/kg. Còn mang ra đây giá cao hơn, từ 20-25.000 đồng/kg. Sau khi bán xong nếu cần mua thức ăn, đồ dùng gì thì mua luôn rất tiện.
Cân sim bán cho khách
Được biết vùng thu hái sim rừng của người dân Ba Tơ chủ yếu là thảo nguyên Bùi Hui, xã Ba Trang và khu vực giáp tranh với tỉnh Kon Tum. Tùy theo thời điểm và việc thu hoạch của người dân mà số lượng sim mang bán tại chợ dao động từ 300-600 kg/buổi. Ngoài thương lái mua để đưa về đồng bằng bán, qua quan sát thấy rất đông người dân trong vùng và khách đi đường đến mua về ăn, làm quà cho người thân, hoặc ngâm rượu để uống. Một số hình ảnh PV Dân Việt đã ghi lại tại chợ bán sim rừng ở thị trấn Ba Tơ,huyện Ba Tơ
Sau khi đi hái về, nhiều người dân lại gùi cõng ra chợ để bán
Tùy theo thời điểm và việc thu hoạch của người dân mà số lượng sim mang bán tại chợ dao động từ 300-600 kg/buổi.
Cùng với thương lái, rất đông người dân trong vùng và khách đồng bằng đi ngang ghé mua
Theo Danviet
Chủ tịch Thanh Hóa phê bình huyện mải họp khi bão số 3 vào Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã phê bình Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương vì không chấp hành yêu cầu của UBND tỉnh về hoãn tất cả các cuộc họp để chỉ đạo công tác phòng chống bão mà vẫn họp HĐND. Ngày 18.7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã đi kiểm tra công tác...