Vào lò sản xuất mỡ bẩn cho các quán phở Hà Nội
Mùi mỡ tanh đến phát ngấy của thịt tươi quá buổi, cộng thêm mùi khăm khẳm nguồn nước cống cạnh lò, cậu thanh niên vừa lọc mỡ vừa nhổ nước bọt tung tóe và lẩm bẩm tỏ vẻ khó chịu.
Trong cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè, chúng tôi có mặt tại cụm 11, xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội, nơi này được cánh tiểu thương ngầm gọi là lò mỡ bẩn cung cấp hầu hết cho thị trường nội thành Hà Nội. Trung bình 20 hộ dân thì có tới quá nửa sống bằng nghề chế biến mỡ bẩn.
Vận trên mình bộ quần áo có phần nhàu nát, tôi và anh bạn đóng vai hai con buôn cần mua mỡ với số lượng lớn. May mắn, một người đàn bà tên H. chủ cơ sở chế biến mỡ tại cụm 11, xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) tới chào giá: “Mỡ nước giá 18.000 đồng/kg, còn mỡ tóp 55.000 đồng/kg, mua nhiều chị giảm giá cho. Số lượng bao nhiêu cũng có”. Với lý do muốn xem qua quy trình chế biến, tôi được chị H. dẫn vào xưởng thăm quan.
Khu sản xuất mỡ của một hộ dân.
Xưởng chế biến mỡ của gia đình chị H. là một ngôi nhà ẩm thấp nằm kế bên cống thoát nước của làng, xung quanh tường ám một màu đen kịt của khói bếp. Bên trong xưởng là những đống bì lợn, mỡ vụn, thịt quá buổi để lâu bốc mùi nồng nặc được đặt ngay tại nền nhà, nước từ các đống thịt chảy thành dòng đen, ruồi muỗi bay vi vu khắp nhà.
Cạnh đó là vài người thanh niên đang cần mẫn phân loại thịt và cắt thành nhiều miếng nhỏ. Trong đó có cả con trai của chị H. cũng tham gia công việc chế biến với gia đình. Tay dao, tay liếc, cậu thanh niên dáng người mảnh khảnh, mặt lấm lem mồ hôi ngước nhìn tôi cười nhạt và bảo: “Nào thì “chiết” mỡ phục vụ bà con…”.
Một người dân đang chế biến mỡ từ bì lợn
Mùi mỡ tanh đến phát ngấy của thịt tươi quá buổi, cộng thêm mùi khăm khẳm nguồn nước cống cạnh lò, cậu thanh niên vừa lọc mỡ vừa nhổ nước bọt tung tóe và lẩm bẩm tỏ vẻ khó chịu. Thấy vậy chị H. nhiếc mắt quát,”làm cho xong đi”.
Theo tiết lộ của nhân viên ở cơ sở này, nguyên liệu để chế biến mỡ “bẩn” được vận chuyển về bằng bao tải, bên trong lại được chia nhỏ ra bằng một túi nylon con, sau đó mới đổ ra sàn nhà để phân loại.
Công việc chế biến mỡ bẩn ở đây thường được bắt đầu vào đầu giờ chiều từ 13h trở đi, cho nên đa phần nguyên liệu sau khi đổ ra sàn nhà thì hầu như đều đã bốc mùi. PV không khỏi rợn người khi được biết nguyên liệu trước và sau khi phân loại, đều không thông qua bất kỳ một công tác sơ chế, vệ sinh nào, mà được cắt nhỏ và cho luôn vào chảo rán. Sau khi ép bì, mỡ vụn, thịt ôi thành dạng nước, loại mỡ này được chia đều vào các can nhựa còn mỡ tóp lại được chia vào nhiều túi nylon nhỏ.
Video đang HOT
Bì lợn và thịt vụn không đảm bảo vệ sinh được chế biến thành mỡ
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, chị H.giải thích: “Bì lợn chị mua với giá 3.000 đồng/1kg, mỡ vụn thịt thì 10.000 đồng/1kg đấy em ạ, không rẻ tý nào đâu. Ngửi mùi thế thôi, còn thịt thì mới được mổ từ sáng. Cho vào chảo rán là hết mùi ngay, các chú cứ yên tâm. Ở làng này, mỡ nhà chị là đảm bảo nhất, nhập thịt về là chế biến ngay, không như mấy nhà khác, do không có người làm nên họ toàn bỏ vào thùng đá hôm sau mới chế biến. Chú còn ái ngại thì để chị dắt chú ra đại lý lớn nhất ở đây kiểm chứng, họ vừa chế biến vừa đi thu gom tại các hộ gia đình như nhà chị“.
Theo chân chị H., chúng tôi tới một cơ sở sản xuất khác nằm sát cánh đồng. Chị H. giới thiệu đây là cơ sở Lý Nam, một trong những cơ sở lớn nhất ở Tân Hội từ ngày xưa tới nay, đầu mối của các hộ gia đình sản xuất trong xã. Tại cơ sở Lý Nam, cả chục người cũng đang hì hụi trong quy trình chế biến. Một phụ nữ to béo bước ra hỏi gặng: “Có việc gì thế chị?”. Chị H. nhanh nhẩu đáp lại “Có khách”.
Sau một lúc trao đổi với chị H., bà chủ lại gần tôi hỏi : “Chú lấy được bao nhiêu? Nhà chị thì thường cung cấp cho các mối chứ ít khi đổ trực tiếp, mỗi ngày ít nhất từ 30 can trở lên chị mới nhận”. Tỏ vẻ lấp lửng, tôi trả lời nước đôi “Vậy thì để em xem lại đã, có gì em sẽ báo chị sớm” và ngỏ ý muốn xin số liên lạc. Bà chủ cơ sở gạt đi và nói: “Số thì chị không cho được, chú có muốn lấy thì quay lại đây làm hợp đồng, dạo này cơ quan chức năng làm ngặt lắm, khó sống”.
Theo quan sát của PV, ngoài những quy trình tương tự như các cơ sở sản xuất tại hộ gia đình trong thôn Thượng Hội thì cơ sở Lý Nam còn có những bể chứa lớn ở phía bên trong, ngoài mỡ nước đã bán thì còn dùng chứa bì lợn ướp mà khi PV hỏi thì bà chủ tảng lờ đi cười xòa.
Được biết, bình quân một ngày các xưởng chế biến tại nơi đây chế biến khoảng 100 đến 150kg bì lợn, mỡ vụn, thịt ôi thành mỡ nước, mà 1kg bì lợn, mỡ vụn, thịt ôi sẽ cho 6 đến 7 lạng mỡ nước.
Sản phẩm làm ra được đóng thành can và nhập cho dân buôn tại các chợ đầu mối như: Đồng Xa, Đồng Xuân, Phùng Hưng… mỡ nước có giá 18.000 đến 23.000 đồng/1kg; mỡ tóp từ 50.000 đến 60.000 đồng/1kg.
Ngoài ra, một vài quán cơm, phở trên địa bàn huyện Đan Phượng còn đến tận nơi mua hàng. Tuy là mỡ được chế biến từ các loại thịt ôi thiu, ngả màu… nhưng do giá thành thấp hơn 5,6 lần so với các loại dầu ăn đảm bảo, tiết kiệm được kinh phí nên mặt hàng này luôn được dân buôn săn đón và các xưởng chế biến mỡ bẩn này chẳng bao giờ rơi vào tình trạng ế hàng.
(Còn nữa…)
Theo vietbao
Nắng nóng vắt kiệt mồ hôi người trồng lúa
Mặt trời như đổ lửa xuống những cánh đồng lúa, người nông dân miền Bắc bước vào vụ thu hoạch lúa xuân trong sự khắc nghiệt của thời tiết.
Họ không thể hoãn lại công việc của mình, cũng không thể chờ cho trời mát để đi gặt, nhiệt độ cao đang vắt kiệt sức của người nông dân.
Năm nay giống lúa BC 15 mất mùa, các hộ gia đình trồng lúa ngoại thành Hà Nội vì thế cũng điêu đứng. Hình bóng những người nông dân trong chiếc áo lá cọ tả tơi, chống chọi thời tiết trên đồng lúa như khoét thêm nghịch lý thu nhập nghề nông, như chẳng có chút liên hệ nào với vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Các hộ nông dân huyện Thạch Thất trồng khá nhiều giống lúa BC 15, giống này năm nay mất mùa, có nhiều cánh đồng bỏ trắng.
Dưới nắng gay gắt, nông dân dùng áo tơi làm bằng lá cọ để chống nóng đi gặt.
Khoảng 50% các hộ gia đình ở Thạch Thất trồng giống BC 15.
Cũng giống lúa này các năm trước năng suất đạt khoảng 200 kg/sào nhưng năm nay nông dân Thạch Thất chỉ thu được khoảng 30 kg/sào.
Chắt chiu quét từng hạt thóc thấm đẫm mồ hôi. Họ nói rằng, ngoài để ăn, số thóc còn lại sẽ để dành đem bán mỗi khi có công việc cần đến tiền.
Những người nông dân tỏ ra buồn bã vì bị mất mùa, công sức trong nửa năm của họ giờ đây đã không được đền đáp.
Bộ cánh chống mưa nắng và ca nước lọc là những công cụ chống nóng trong thời tiết khắc nghiệt.
Những giọt mồ hôi lăn trên trán người nông dân.
Trang phục chống nóng cổ truyền của người nông dân khác xa với những phụ kiện của chị em thành phố.
Một nông dân đang kéo lúa đi tuốt khi chiều về.
Theo Dantri
Khát khô giữa ngày nắng nóng kinh người Trong khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 độ C, thì hàng trăm hộ dân ở tổ 2 - thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội phải vật lộn với cảnh thiếu nước hơn 10 ngày qua, khiến không ít gia đình phải đóng cửa đi ở nhờ... Mệt mỏi vì thiếu nước Việc thiếu nước dài ngày đã làm...