Vào làm 2 tháng, lương 6 triệu, chàng công sở khóc ròng vì “mặc định” là người trả tiền khi ra ngoài cùng sếp
“Đã thế, có hôm khách bảo để khách trả mà sếp cứ tỏ vẻ, bảo để sếp trả nhưng cuối cùng khi chào khách đi thì sếp cũng tự nhiên đi ra luôn và em là người phải móc hầu bao”.
“Đồng tiền đi liền khúc ruột”, tiền bạc vốn là câu chuyện nhạy cảm nhất cuộc đời. Người nhập nhằng, cư xử không khéo léo trong chuyện tiền bạc thường dễ khiến những người xung quanh mất lòng, bạn bè xa lánh.
Trong cuộc sống thường nhật, tiền bạc nhạy cảm một thì trong môi trường công sở, câu chuyện tiền nong còn rắc rối hơn gấp bội. Vấn đề tiền bạc nơi công sở thường gắn liền với hai chữ thị phi. Đồng nghiệp dù thân cách mấy mà không rõ ràng, sòng phẳng chuyện tiền nong thì cũng rất sứt mẻ tình cảm.
Mặc dù vậy, đối với đồng nghiệp, chúng ta còn có thể dễ dàng mở lời góp ý hay ba mặt một lời làm rõ vấn đề mỗi khi có sự nhập nhằng. Tuy nhiên, đối với sếp, câu chuyện nhạy cảm này lại được nâng lên một tầm cao mới, mang một ý nghĩa trọng đại mà nếu xử lý không khéo, công việc hiện tại của chúng ta có thể bị mất trong chớp mắt.
Vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo dân văn phòng, một thành viên đã có dịp chia sẻ câu chuyện nhập nhằng tiền bạc với sếp mà bản thân mình đang gặp phải cũng như không biết giải quyết như thế nào cho thỏa đáng. Cụ thể, thành viên này kể:
“Em chào cả nhà. Hôm nay em muốn kể cho mọi người nghe cái trường hợp đi làm của em. Em không biết người giàu, thành công thì bằng cách gì, chứ riêng sếp em thì nhờ vào keo kiệt. Mới vào làm công ty được 2 tháng, cuối cùng cũng trở thành nhân viên chính thức, nhưng bài học xương máu đầu tiên mà sếp dạy em là khi được đi với sếp thì phải hiểu sếp không phải là người trả tiền.
Cứ mỗi lần em đi ăn với sếp hay đi gặp khách thì xác định người trả tiền phải là em. Chưa kể có khi gặp 2 3 đợt một ngày, em cứ xác định phải lấy tiền ra đưa trong khi sếp có đủ lý do để né, nào là đang bận gọi điện thoại, đang bận đi vệ sinh và chỉ xong khi em đã móc tiền ra khỏi ví.
Em tức lắm vì dù đã vào làm chính thức nhưng lương cũng chỉ có 6 triệu thôi. Chưa gì mà tháng này em đã thấy phải ăn uống tằn tiện rồi. Đã thế, có hôm khách bảo để khách trả mà sếp cứ tỏ vẻ, bảo để sếp trả nhưng cuối cùng khi chào khách đi thì sếp cũng tự nhiên đi ra luôn và em là người phải móc hầu bao.
Video đang HOT
Nói thật, em chả biết sao chứ cứ vầy em cũng bỏ công ty mà chạy. Sếp thì không giỏi làm mà chỉ thấy giỏi ăn trên đầu người ta. Mà em thì lại chả biết từ chối như thế nào cho hay nữa, lại sợ sếp đì, nhưng nếu không làm gì thì sếp cứ thế mà lấn tới, lại ăn lương của mình”.
Ngay khi vừa được đăng tải cách đây chưa lâu, những dòng tâm sự của “khổ chủ” trong câu chuyện trên nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Động đến nỗi đau không của riêng ai, thành viên này nhận về vô vàn bình luận bày tỏ sự đồng cảm cũng như tư vấn đường hướng giải quyết vấn đề:
“Phải mặt dày, bảo em hết tiền. Hơn nữa, em có thể hỏi công ty về vấn đề đi gặp khách thì có được phụ cấp không. Còn sếp kêu dẫn đi ăn thì cứ tìm cách từ chối, kiểu như em hết tiền, em ăn ở nhà rồi. Sếp kiểu này thì đúng ăn cướp ban ngày thật!”.
“Mình đi ăn với sếp nhiều lắm. Nếu không tranh thủ chạy ra trả tiền trước khi sếp đến, thì còn lâu mới giành trả được với sếp. Đến tận bây giờ, dù không còn làm chung, mình vẫn gọi người đó là sếp”.
“Cái này là do sếp lầy rồi chứ thường sẽ nói về công ty thanh toán lại. Bạn nên nói thẳng đi chứ lương nhiêu đó thì đi 2 3 lần là xác định mì gói những ngày còn lại”.
Một người sếp tốt là một người biết lắng nghe và thấu hiểu cũng như đồng cảm với nhân viên cấp dưới của mình. Mọi hành vi nhập nhằng, lấp liếm, nhất là về phạm trù tiền bạc đều không thể dùng bất cứ lý do nào để có thể bào chữa.
Ở vào trường hợp nhạy cảm như “khổ chủ” trong câu chuyện trên, anh chị em công sở đừng ngại mở lời, trao đổi và nói chuyện thẳng thắn với sếp, bởi đó là quyền lợi của chúng ta đang bị ảnh hưởng. Nếu không mở lời, mọi chuyện sẽ cứ như thế mà tiếp diễn rồi dẫn đến những cái kết không mấy hay ho.
Theo Helino
Đơn độc giữa chốn "hướng ngoại", nàng công sở "hướng nội" gặp phải cái kết đắng
"Em là thuộc tuýp người thích quan sát, lắng nghe, ít nói, nói chung là hướng nội ấy ạ. Trái ngược với em thì có một bạn hướng ngoại cực vui tính, luôn là chỗ pha trò của mọi người. Xui thế nào em và bạn đó vào cùng lúc, thế là bị đem ra so sánh".
Môi trường công sở giống như cuộc đời thứ 2 của mỗi người mà đã là cuộc đời thì nó luôn được vận hành bằng mối quan hệ giữa người với người, chính xác là giữa những đồng nghiệp với nhau, để cùng phấn đấu và hỗ trợ nhau trong công việc.
Tiếc thay, bản thân các cá nhân công sở "hướng nội" dường như không được ưu ái bằng những người "hướng ngoại". Hướng ngoại vui vẻ, hòa đồng và rất có tài ăn nói, dễ thu phục nhân tâm trong công ty; trái lại hướng nội thì thâm trầm, thích tĩnh lặng nên hay bị hiểu lầm là... chảnh.
Nói có sách mách có chứng, mới đây một nàng công sở trẻ tuổi thuộc tuýp người hướng nội đã đăng đàn than khóc về câu chuyện trái ngang của mình trong mối quan hệ với hội đồng nghiệp như sau:
"Chuyện "một mình" chốn công sở: Ánh hào quang dành cho những kẻ biết tỏa sáng
Cô độc nơi công sở, chuyện chẳng của riêng ai, nhất là đối với sinh viên mới ra trường hoặc đơn giản chỉ là một người thích yên tĩnh, thích một mình, không thích giao du, gặp gỡ, và em cũng không phải ngoại lệ. Em là thuộc tuýp người thích quan sát, lắng nghe, ít nói, nói chung là hướng nội ấy ạ. Trái ngược với em thì có một bạn hướng ngoại cực vui tính, luôn là spotlight của đám đông, là chỗ pha trò của mọi người.
Xui cái là em và bạn đó vào cùng lúc, thế là bị đem ra so sánh. Mọi người nói em chảnh, ko thèm nói chuyện với ai. Em mới vào làm được một thời gian thôi, chưa thích nghi được với văn hóa tại đó, nên cũng không biết nói gì, với lại cũng phải là người hài hước.
Em thực sự bế tắc, không biết "đối phó" sao? Mọi người cho em ý kiến với ạ!".
Câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Và tất nhiên, với một chủ đề muôn thuở không của riêng ai này, hàng loạt dân văn phòng đã nhanh chóng chia sẻ lời an ủi động viên đến cô nàng nhân vật chính thông qua các bình luận như sau:
"Đừng ép bản thân chứ không bạn sẽ rất mệt mỏi, những người có kinh nghiệm hoặc sếp tâm lý sẽ hiểu cho bạn. Còn không ai thông cảm hoặc cứ phán xét thì bạn nên out sớm để tìm được nơi phù hợp hơn".
"Nếu không thích giao du thì cần gì quan tâm mấy chuyện đó. Trách nhiệm của mình trong công ty là dành cho công việc, không phải dành cho việc làm hài lòng ai khác".
"Mới vào thì chưa quen được với mọi người là chuyện bình thường. Nếu bạn tốt tính thì dần dần mọi người sẽ hiểu tính cách của bạn thôi".
Tuy nhiên, bên cạnh các bình luận như trên, nhiều dân văn phòng thuộc diện "lão làng" vẫn có lời khuyên với hàm ý nhắc nhở cô nàng rằng, hướng nội không đồng nghĩa với việc phải khép mình lại và sống một cuộc đời riêng không cần giao tiếp với ai.
Đã là dân công sở thì phải chấp nhận sống chung trong một tập thể mỗi ngày 8 tiếng, mà đã là một nhân tố trong một tập thể thì đôi khi chúng ta phải tự bóc tách chính mình để hòa nhập. Chỉ có hòa nhập dân công sở mới có thể được yêu quý, được giúp đỡ và theo đó phát triển hơn trên con đường sự nghiệp.
"Bạn ít nói, trầm tính không có nghĩa là bạn phải khép mình với mọi người, càng không nên trong môi trường công sở đòi hỏi chúng ta tạo càng nhiều mối quan hệ càng tốt".
"Em có thể ít nói, thích một mình nhưng môi trường làm việc không thể một mình được. Ít nhất là phải có 1-2 người làm việc trực tiếp với em. Nhất là em vào cùng với 1 bạn sôi nổi, thì nên từ bạn đó mà dễ quen người khác hơn. Ít nhất cũng nên đùa vài câu, cười nhiều hơn, mặt mũi nên tươi hơn đừng lầm lì quá người ta cũng ngại làm quen".
Theo Helino
Cô gái kể chuyện cãi nhau tay đôi với "sếp bà" rồi tuyên bố nghỉ việc, hội công sở nghe xong tranh cãi gay gắt Đối với dân công sở mới ra trường, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân để trở nên chuyên nghiệp trong mọi hoàn cảnh dường như không mấy dễ dàng. Người trẻ vừa mới bước chân vào môi trường công sở thường thiếu rất nhiều yếu tố: kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, ít va chạm, kiến thức cũng như kỹ năng...